Thị trường chứng khoán toàn cầu dao động thất thường vẫn vì tình hình khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, Hy Lạp hôm qua đã đề nghị với các chủ nợ được sử dụng vốn vay của Hệ thống Ổn định Châu Âu trong vòng 2 năm nữa. Các nhà lãnh đạo eurozone lại muốn nhóm họp nhưng Thủ tướng Đức Merkel từ chối và không muốn thương thảo gì trước ngày trưng cầu dân ý.
Xem ra thị trường tài chính vẫn còn lộn xộn, đồng euro vẫn chịu sức ép giảm so với đồng USD. Khi giá đồng USD tăng, khả năng giá hàng hóa nói chung và giá cà phê thường giảm. Đóng cửa phiên 30-6, chỉ số đồng USD trên sàn New York lên 95,661 điểm, tăng 0,711 điểm.
Giá kỳ hạn robusta tháng 9-2015 đóng cửa giảm 8 còn 1784 USD/tấn trong khi giá arabica New York không đổi so với hôm qua. Cấu trúc vắt giá vẫn cao: 101 USD/tấn (tháng 7-2015 đóng cửa -7 USD ở mức 1885 USD/tấn)
Trên sàn kỳ hạn robusta London, cấu trúc vắt giá vẫn còn tốt tuy nhiên mức dao động không mạnh do hôm nay tháng 7-2015 bắt đầu vào tháng giao ngay (spot month). Sàn được sử dụng cho các giao dịch của đầu cơ, mua bán mới trên thị trường hàng thực không phản ánh mấy trên sàn.
Trong tháng 6-2015 đến hết ngày 30-6, theo thống kê của sàn robusta London, đến nay có 9.100 tấn được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng có thể được đấu giá trên sàn này, trong đó hết 8.990 có xuất xứ Brazil và chỉ 110 tấn từ Việt Nam.
Hàng thực tại thị trường trong nước Brazil mua bán khá trầm, nay chủ yếu với loại hàng arabica chế biến khô cấp thấp. Hàng vụ mới ra lác đác và người bán chưa sẵn sàng giao dịch vì chê giá thấp. Hàng vụ cũ chủ yếu nằm trong tay người vững tài chính trong khi cà phê vụ mới chưa nhiều nên chưa mặn mà bán ra. Mặt khác các nhà xuất khẩu có nhu cầu chăng chỉ săn cà phê có kích cỡ hạt to.
Xuất khẩu cà phê tháng 6-2015 nghe rằng có nhỉnh hơn so với tháng trước cùng kỳ. Tổng số chừng 1,5 triệu bao arabica và 310.000 bao robusta đã xuất khẩu tính đến hết 26-06-2015. Trong khi đó nhu cầu mua vẫn tốt đều nhưng giá chào xuất khẩu tính trên trừ lùi cộng tới khá cao. Đồng bản tệ real Brazil yếu 1 USD ăn 3,12 BRL.
Trái với Brazil hàng arabica cấp thấp, tại Colombia, nguồn cà phê chế biến ướt, sạch dồi dào và ổn định do thành quả sau tái canh, nhưng chủ yếu ở các vùng phía nam. Có hơn 8.000 nông dân từ khắp- mọi miền đất nước tập trung biểu tình đòi lập lại chương trình hỗ trợ ngành cà phê do giá thế giới giảm. Giá bán xuất khẩu khá mềm nên lôi cuốn được nhiều khách mua. Mưa tại các tỉnh miền trung nhưng khá khô hạn tại các tỉnh phía nam. Tuy nhiên, mưa được chào đón vì hết sức cần cho cây cà phê vụ mới.
Giao dịch hàng thực tại Việt Nam không nhiều, chỉ lác đác vài người sợ giá xuống, chốt hàng đã bán vào kho trước chưa chốt giá. Tuy nhiên, lượng bán không mấy.
Thời tiết Brazil thuận lợi cho thu hoạch, khô ráo và khá lạnh nhưng chưa đến mức có sương giá hại cây cà phê ít nhất trong vòng từ 7-10 ngày.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London mở cửa chiều 1-7 tăng nhẹ.
Khuynh hướng chung:
-ICE London: Trung tính
-ICE New York: Trung tính
Nguyễn Quang Bình
Giá tiêu thì cao nhưng thử hỏi dân mình ai còn để bán được giá này chẳng qua họ nâng giá lên để kích thích người trồng rồi vài 3 năm sau khi có nguồn cung mạnh giá lại thấp. Cũng như cà phê họ biết dân ta còn hàng dù giá thấp rồi cũng phải bán vì tài chính. Mình nghĩ bây giờ lượng hàng còn thì chủ yếu nằm trong kho các đại lý thôi chứ các nông hộ thì đếm trên đầu ngón tay mà giá này thì chắc không bán. Đợt vừa rồi giá lên ở chổ tôi dân bán gần hết.
giá cà cứ như thế này thì người dân chặt hết cà để trồng tiêu mất thôi, chỉ béo những người bán giống tiêu, tình hình này thì vài 3 năm nữa cà không còn mà tiêu cũng hạ giá, khổ cho người dân 1 nắng 2 sương cứ chạy theo thị trường rồi trắng tay. Nhà nước phải có giải pháp gì chứ cứ để dân tự bơi thế này sao?
Nhà nước cũng không thể bắt buộc người dân trồng cây gì , nuôi con gì được.
Biện pháp duy nhất là tuyên truyền vận động… còn người dân tự quyết định, nhà nước chỉ có các biện pháp hỗ trợ mà thôi.
nhà. nhà chặt cà trồng tiêu người chặt cà trồng tiêu như vũ bảo thế mà họ bảo sản lượng cà phê được mùa cộng với diện tích tăng bó tay chấm com
Nói đến nhà nước chỉ riêng ngành cà phê mà bao nhiêu năm nay vẫn vậy chẳng có biện pháp gì giúp nông dân, chỉ có được cái báo cáo hay.
Xem các bạn lên diễn đàn nói đến từ nhà nước nghe chừng buồn rầu cả ruột. Từ xưa đến nay có ai chỉ đạo người dân nuôi con gì trồng cây gì đâu. Chủ yếu người dân tự phát là chính mạnh ai nấy lo. Đến khi dân làm ồ ạt thì báo cáo thành tích. Nếu thua lỗ thì báo là dân tự phát, quy luật muôn thủa rồi. Dâu đc giá phá cà phê trồng Dâu. Đến khi kén hạ giá chặt dâu trồng chè. Cái vòng luẩn quẩn đó là muôn thủa rồi. Giờ Cà phê rẻ chặt Cà phê trồng Tiêu, Mác ca. Cứ vậy thôi.