Cây cà phê bị bệnh trắng lá!

Hơn một nửa ngọn lá bị mất dần diệp lục, chuyển sang màu bạc trắng rồi loang dần vào tận cuốn lá…

Bạn Mai Văn Hiệp, ở huyện Di Linh, Lâm Đồng gửi đến cộng đồng nhờ hỗ trợ chăm sóc cây cà phê.

Bạn cho biết gần đây cây cà phê của bạn có biểu hiện lạ. Cây vẫn phát triển, nhưng lá cây mất dần diệp lục, chuyển sang màu bạc trắng, loang dần vào cả cành non. Những lá bị nặng còn bị cháy, chuyển sang màu nâu đen…

Bạn gửi hình để cộng đồng dễ quan sát và góp ý giúp.

bac la1

bac la2

bac la3

bac la5

bac la6

Người gửi : Mai Văn Hiệp, Di Linh, Lâm Đồng

Email: hoangminhquoc05062010@gmail.com

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phan Thảo

    Những hình ảnh bạn đưa lên , mình cho rằng đây không phải là nấm bệnh mà là hiện tượng thiếu sun phát kẽm bạn ạ !

  2. Văn Tiến

    Theo như hình của bạn thì mình cho rằng cà phê nhà bạn thiếu các vi lượng khác, bạn cứ đi đến cửa hàng BVTV mua các loại nguyên tố như: Kẽm, Đồng, Magie, về bón vào gốc và xịt trên lá. Đồng thời bổ xung phân hữu cơ . Chúc bạn sớm đạt ddc toại nguyện và tham khảo đc nhiều ý kiến hay

  3. duy đình

    Cấu tạo nên thành phần diệp lục lá có 2 nguyên tố trong phân bón là manhe và lưu huỳnh. Còn kẽm thì ko có sao lại nói thiếu sunfat kẽm. Vàng lá gân xanh là thiếu manhe còn vàng lá gân trắng, thịt lá chuyển sang trắng là thiếu lưu huỳnh.

  4. Ngọc

    Cây cà phê của anh bị bệnh trắng lá, đây là hiện tượng lá bị mất diệp lục. Nguyên dân chủ yếu là do sử dụng một số loại thuốc trị bệnh thường xuyên như thuốc Anvil hay Saizol có tên hoạt chất là Hexaconazol liên tục nhiều kỳ mà không thay bằng thuốc khác hoặc phun nồng độ cao hơn mức cho phép. Quan sát thấy, vườn của anh lá non bị xoăn nên có thể đây là nguyên nhân chính. Hoặc anh sử dụng một số hoạt chất Tăng trưởng với liều lượng quá cao cũng gây nên hiện tượng này (như Atonik). Để khắc phục anh ngừng sử dụng các loại thuốc nêu trên, có thể bón thêm phân hữu cơ. Bệnh sẽ tự khỏi sau 3 đến 6 tháng, bệnh nặng cần thời gian 2 năm.

  5. trần thái mỹ

    Nói như bạn Ngọc rất đúng có khả năng bạn sử dụng đạm cao hay có thể là không cân đối quan sát ta thấy lá rất xanh màu lá mơn mởn song gân lá không hằn sâu, màu xanh không được thẩm và những cành biến dạng mặt đốt rất thưa với bệnh này theo tôi thì không phải lo lắng. Song lo lắng là chế độ sinh dưỡng sắp tới của bạn chớ không phải vì một vài cành biến dạng mà lo lắng tốn tiền
    Chào bạn đó là những cái biết nho nhỏ, có gì sai mong bạn bỏ qua. Chúc bạn thành công.

  6. ĐUC KON TUM

    Nhìn vào hình ảnh thứ 2 thì có khả năng cà phê của bạn bị thừa đạm, tuy nhiên các hình còn lại thì thấy vườn cà của bạn lá bị xoăn, cành lá khẳng khiu đốt dài không bình thường. Các bệnh trên thì vườn cà phê ai cũng có nhưng mà ít.Nếu vườn nhà bạn bị nhiều thì bạn nên xem lại chế độ bón phân của mình có quá nhiều so với hướng dẫn hay không ? Vài lời chia sẻ có gì sai sót mong mọi người bỏ qua nhé.

  7. Phan Thảo

    Bạn cứ nghe tôi : Cà phê của bạn bị xoắn lá và mất diệp lục thì đích thực là thiếu sun phát kẽm .

  8. Chùa bộc

    Cái này không phải thừa thiếu phân gì đâu. Triệu chứng trên là bị bệnh khảm, nguyên nhân là do thể Phytoplasma gây ra, một loài sinh vật tiền đơn bào có cấu tạo bất định, gần giống vi khuẩn mà cũng gần giống vi rút.
    Cách chữa trị: Chỉ cần cắt bỏ lá, cành hoặc cây (nếu bị nặng) là xong. Tránh lấy nhiễm cơ học qua dụng cụ: kéo, giao ghép,… và hạn chế môi giới truyền bệnh như rầy, rệp.
    Gọi là khảm vì vết bệnh bị mất diệp lục, loang lỗ trên lá; là đặc điểm phân biệt với bệnh thiếu/thừa dinh dưỡng.
    Thân chào!

    1. caphenghot

      Tôi cũng đồng ý với bình luận của Chùa bộc , vì nhìn cây cà phê không có biểu hiện thiếu dinh dưỡng vì thiếu kẽm lá xoăn đốt ngắn lại , thiếu manhe thì có hiện tượng vàng lá gân xanh thiêu S thì lá có màu vàng nhạt , những bệnh sinh lý trên khi bị , thì gần như toàn bộ cây chứ không rãi rác như hình trên
      Cách chữa trị như bạn Chùa bộc là ổn

  9. Trần Ninh

    Các nhà khoa học ở Viện EAKMAT đâu rồi. Những lúc này người Nông dân cần Nhà khoa học đó, giúp họ đi chứ.
    Ý kiến tôi cho rằng cà phê của bạn bị như thế là do thiếu vi lượng ZnS04, Mg chứ không phải bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy bạn nên bổ sung loại phân vi lương này bằng cách, bỏ trực tiếp vào gốc liều lượng 0,1kg/gốc (vì cà phê bạn đang thời kỳ kinh doanh), hoặc phun trực tiếp lên cây.

  10. Nguyễn Vịnh

    Ý kiến của @Chùa bộc rất chính xác.
    Bạn chỉ cần vặt bỏ những lá bị khảm, mất diệp lục, đem đi tiêu hũy, đừng để lây lan là xong.

    Nếu thiếu trung-vi lượng lá sẽ biểu hiện đồng loạt chứ không rải rác vài lá như cây cà phê trên.

    1. nhat

      hiện tượng này tôi từng gặp,hỏi giáo su Đ.T ở Bảo Lộc nói là chặt bỏ,nhưng tôi bón thêm lưu huỳnh bằng cách bón SA sau 2 tháng thì hết.Tôi nghĩ do bạn bón phân không cân đối thôi.cũng may tôi không nghe mấy ông giáo sư mà tự tìm tòi học hỏi qua nông dân.cám ơn các bạn nông dân.

  11. caphenghot

    Các bạn nên quan sát và phân biệt rỏ các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn, virus và bệnh sinh lý do thiếu vi chất dinh dưỡng từ đó mới có hướng phòng trị thích hợp. Theo tôi ý kiến của @Chùa bộc rất chính xác, mô tả :
    Bệnh xuất hiện rãi rác trên tàn lá, bệnh thể hiện một dạng khảm đặc biệt có màu vàng trắng cho đến trắng, đôi khi mất màu ở vùng mô giữa các gân lá. Các triệu chứng này thường được xem như là bệnh khảm calcico. Các dạng sọc vàng và chết hại gân cũng có thể xảy ra. Thông thường, lá không bị biến dạng. Virus này được lan truyền bởi rệp.
    Phần trên là mô tả bệnh khảm do virus trên lá, không chỉ trên cà phê mà rất nhiều loại cây trồng bị bệnh nầy. Bệnh nầy do virus nên không có thuốc chữa trị.

  12. Đoàn Hùng

    Cà phê bị trắng lá như hình nguyên nhân : lá bị mất diệp lục. Bạn nên bổ xung các nguyên tố trung vi lượng gốc Sulphat kẽm, Kali hoặc đạm phun với nồng độ 0,2% hoặc 0,4% phun lên bộ tán của cây.

  13. Ngô Tiến Phát

    Cafe bị trắng lá được gọi là bệnh khảm do 1 số vi rút đơn bào cấu tạo tiền bất định gây ra làm mất chất diệp lục thường do 1 số côn trùng chích hút như rầy rệp hay do dụng cụ cắt tỉa làm lây lan. Hiện tại chưa có thước điều trị. Biện pháp tốt nhất là vặt bỏ lá bệnh và đem đi tiêu huỷ.
    Thân bạn!

  14. hoangngocanh

    Có 2nguyên nhân.
    1. Bạn sử dụng thuốc cỏ quá nhiều bị ngộ độc nhũ dầu làm cây k hấp thu đc vi lượng trong đất.
    2. Sử dụng phân đơn hoăc NPK loại thường vi lượng k đầy đủ k cân đối
    Khắc phục : Xáo đất quanh gốc sâu 15~20 cm. Bón phân vi sinh+humic sẽ hết thôi

  15. ks. nguyễn Văn Chủ

    Chào diễn đàn.
    Theo như hình ảnh trên thì cây cà phê nói đúng hơn là “lá” bị nấm bệnh chứ không phải là thiếu vi lượng như lầm tưởng.
    -Thiếu S thì sẽ không thể sảy ra với cà phê kinh doanh được vì bà con hay dùng SA hoặc NPK để bón nên chỉ sợ thừa chứ không thiếu. hơn nữa biểu hiện này không phải thiếu S
    – Thiếu Mg cũng không phải vì Diệp lục tố được hình thành và phân bổ ở tất cả diện tích lá chứ không thiên vị.
    – Thiếu vi lượng là thực tế phổ biến ở hầu hết các vườn cà phê. nhưng đây không phải là biểu hiện thiếu vi lượng. vì các nguyên tố vi lượng là nguyên tố ” không Linh động” có thể dùng lại từ lá già nên biểu hiện thiếu sẽ thể hiện ở lá non.
    vậy hày làm như bạn Chùa bộc là đúng.

  16. dilinh.caphe

    hiện tại vườn nhà mình năm nay bi muội đen tấn công nhiều quá, đã dùng thuốc sâu có hoạt chất cabosunfan phun hai lần nhưng không hiệu quả lăm. kinh mong cộng đồng có kinh nghiệm hay chia sẻ với . thank!

    1. Nguyễn Vịnh

      Vườn bị bệnh mà lại dùng thuốc sâu. Hết được bệnh mới là chuyện lạ !
      Phun thuốc trị nấm gốc đồng hay gốc nhôm sẽ rất hiệu quả.

    1. Nguyễn Vịnh

      Chào cháu @HPL
      -Nấm muội đen hay còn gọi là nấm bồ hóng, thường phát sinh cùng lúc cây bị rệp sáp, rệp muội tấn công. Loại nấm này phát sinh mạnh khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra vào mùa mưa ẩm. Vào mùa nắng, ánh sáng và thuốc sâu diệt hết rầy rệp thì nấm muội đen cũng giảm hẳn.
      -Hiện nay đang mùa mưa, do độ ẩm cao nên các loại nấm bệnh phát triển mạnh. Cho dù bạn @dilinh đã phun carbosulfan 2 lần có thể diệt được rệp sáp, rệp muội nhưng không thể hết nấm muội đen được. Chú khuyên dùng thuốc trị nấm là vì vậy.
      Hy vọng cháu hiểu rõ…
      Thân

      1. dilinh.caphe

        Cháu cám ơn nhưng chia sẻ của cộng đồng, để cháu xử lý lại xem sao

  17. HPL

    Theo cháu thì trị tuyến trùng dùng hoạt chất carbosulfan. còn bị Rệp sáp thì dùng hoạt chất: Methidathion, sẽ có kết quả tốt hơn mong đợi. cháu thì hay sử lý 1 loại và mồ hóng củng tróc luôn.

    1. Nguyễn Vịnh

      Tốt nhất là cháu nên tránh xa Methidathion. Mỹ và EU cấm lâu rồi…!
      Việc nhập khẩu và sử dụng loại này ở nhiều quốc gia bị cho là bất hợp pháp.

      1. HPL

        Dạ, Supracide thì cấm rồi, còn Suprathion… Rệp sáp khó trị thật, biết cực độc mà vẫn cứ sài vậy chú…

  18. Trịnh Văn Ba

    2,4D mùi kinh lắm, tôi dùng duy nhất 1 lần rồi bỏ. Nhưng lần đó – do xịt buổi sáng đang còn sương nên thuốc bị loãng – cỏ ra nhiều rễ và phát triển nhanh hơn. Trường hợp bị nhầm kiểu này – quá hiếm ! Dùng bép tưới thật nhiều xem sao !

    1. Kinh Vu

      Chào Bạn Trịnh Văn Ba
      2,4D là thành phần trong thuốc diệt cỏ, nó cũng có mặt trong hợp chất thường gọi là chất độc màu da cam. Tuy nói là diệt cỏ, nhưng nó lại hoạt động theo nguyên tắt khiến cho cây bị kích thích phát triển nhanh đột biến, nó cần lưu dẫn từ lá xuống rễ phát triển theo cấp số nhân vì vậy mà cây cỏ bị chết.
      Nếu bạn xịt với liều lượng cao, thì lá chết nhanh mà chưa kịp lưu dẫn thuốc xuống rễ, nên rễ vẫn còn để phát triển tiếp, nếu xịt với liều lượng thấp thì cây cỏ mới có cơ hội chết từ từ.
      Lợi dụng nguyên lý kích thích phát triển đó, trước đây tôi thấy người ta thường ngâm cây hom khi giâm giống với 2,4D liều lượng thấp để kích thích (như tiêu chẳng hạn).

  19. NGUYỄN ĐẮC NHÀN

    Xin chào các bác trên giá cà phê qua các hình ảnh gưởi, trên tôi thấy bệnh này thì cũng gây hại nhẹ giờ cách khắc phục như mọi người chia sẻ .Anh nên thu nhặt những phần lá bị bệnh thiêu hủy, theo tôi thấy cành cây hơi bị teo top giờ cây không cân đối dinh dưỡng.d0 Anh dùng phân đơn bón nhiều nên phát triển không khỏe cây .cách khắc phục anh bổ sung thêm trung vi lượng vào đầu mùa khô anh tưới đợt đầu anh nên bón đồng xanh thì câv sẻ phát triển tốt và anh nên phun booc đô phòng trị nấm bệnh giúp cây tái tạo diệp lục anh phun khoang 2 đợt và bổ sung phân vi sinh ủ từ vỏ cà phê mỗi cây khoảng 12/15 kg ,cây và bón phân NPK chuyên dùng cho cà phê .thì cây sẻ thôi bệnh và xanh tốt cách này tôi đang áp dụng …

  20. Trịnh Văn Ba

    Cách đây nhiều năm- 1 số cây cà phê 1 đến 2 năm tuổi Vườn nhà tôi bị như vậy ! Úng nước , thối rễ là nguyên nhân chính – Cách sử lý thì quá đơn giản !

  21. Tung

    Chào bác, lúc trước vườn nhà em cũng có 1 số cây biểu hiện tương tự . Em cải tạo ph đất dựa vào bón vôi, lân Văn điển. Tình trạng cây đã cải thiện và hết bệnh.

Tin đã đăng