Nhiều chủ nông hộ cà phê (coffee plantation owners) đang dành đất trồng cà phê qua trồng hồ tiêu (pepper cultivation) do giá loại gia vị này (spice) tăng nhanh hơn gấp tám lần so với giá cà phê, Báo Tuổi trẻ ngày 29-5-2015 bản tiếng Anh dẫn tin của Reuters như thế.
Việt Nam nay là nước sản xuất (producer) và xuất khẩu (exporter) hồ tiêu lớn nhất thế giới. Giá hồ tiêu từ đầu năm 2014 đến nay tăng (climb) 16% lên 184.000 đồng mỗi kg.
Diện tích trồng tiêu (pepper cultivation) tại tỉnh Đắc Lắc đã tăng lên 16.000 héc-ta, gấp đôi (double) so với năm 2012.
Điều này làm vượt (exceed) kế hoạch (plan) trồng tiêu của tỉnh này là phải đến năm 2020 mới đạt 15.000 héc-ta và chiếm tới 20% tổng diện tích trồng tiêu năm ngoái của cả nước
Bây giờ xin đọc bản toàn văn bằng tiếng Anh
Coffee plantation owners in Vietnam are devoting more land to pepper cultivation with prices of the spice rising eight times faster than those of coffee.
Pepper prices in Vietnam, already the world’s largest producer and exporter of black pepper, have climbed 16 percent to 184,000 dong ($8.45) per kilogram since the start of 2014.
Pepper cultivation in Daklak, the country’s largest coffee-growing province, has doubled to 16,000 hectares since 2012.
That exceeded the province’s plan to plant 15,000 hectares of pepper vines by 2020, and accounted for 20 percent of the country’s total pepper cultivation area last year.
Quan Di Sơn, theo Tuổi trẻ
Trong sản xuất và kinh doanh thì yếu tố lợi nhuận không thể bỏ qua! Khi có mặt hàng nào đó đem lại lợi nhuận cao thì người ta sẽ đầu tư vào đó nhiều hơn. So sánh mức lợi nhuận thu được trên cùng một đơn vị diện tích trồng cà phê và hồ tiêu hiện nay thì việc nông dân phá bỏ cà phê mà trồng tiêu là điều bình thường! Vấn đề này cũng nằm trong quy luật thích ứng cung – cầu của thị trường. Khi lượng tiêu sản xuất ra tăng và lượng cà phê giảm so với hiện nay thì giá hai mặt hàng này sẽ có sự điều chỉnh lại của thị trường và kéo theo sự thay đổi diện tích hai loại cây trồng này.
nhà tôi chuyển hết sang trồng tiêu rồi. Không biết sau này ra sao, nhưng với giá cả như thế này bà con ta cứ chuyển sang trông tiêu một nửa để cây nọ hỗ trợ cây kia cho mình có nhièu nguồn thu=>chủ động với thành quả của mình không bị ép giá. đa dạng hóa cây trồng…
Gửi các nhà nông, tôi xin có một số ý kiến đóng góp
Giá cả là do cung cầu quyết định, thiếu cung thì giá lên, dư cung thì giá xuống (Lượng cầu sẽ tương đối ổn định và cầu thay đổi là có thể dự đoán tương đối được). Giá cả luôn tìm về vị trí cân bằng của nó đó là giá thành, nếu giá cao có lợi nhuận mọi người tăng sản xuất, nếu giá thấp thu lỗ thì mọi người giảm sản xuất (giảm cung).
Tiêu cũng là mặt hàng nông nghiệp đơn thuần, không cần nhiều kiến thức, nói chung thì nhiều người trồng được.
Nếu đổ xô vào trồng tiêu bây giờ tạo thành phong trào thì cũng giống như 4-5 năm trước Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia,…. đi trồng cao su, các bạn xem giá cao su bây giờ ra sao??? Mặt khác, nếu ai mạnh dạn trồng bây giờ nhưng mọi người đều sợ không dám trồng thì đến lúc thu hoạch vẫn là tốt. Nói như vậy để thấy rủi ro cao, xác xuất thắng thua là 50/50
Từ phân tích như trên, theo tôi thì làm nông nghiệp thì lên đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro. PHI THƯƠNG BẤT PHÚ, muốn làm giàu nhanh thì tìm nghành nghề khác. Làm nông nghiệp muốn giàu nhau thì rủi ro lớn lắm, có đại gia còn sa chân vào nông nghiệp chưa có lối thoát mà, nói gì đến những người nông dân chân chính.
Cà đang lên vậy sao các chuyên gia không bình luận gì nhỉ