Theo FNC, sự thành công của những tháng gần đây phần lớn là kết quả của việc tái canh, chuyển đổi giống mới có sức kháng bệnh và thích nghi tốt hơn với khí hậu.
Tin từ Bogota, Liên đoàn nông dân trồng cà phê Colombia (FNC) cho biết sản lượng của nhà sản xuất cà phê Arabica dịu sạch lớn nhất thế giới đạt 924.000 bao ( bao = 60 kg) trong tháng Tư, tăng hơn 11 % so với sản lượng đạt được trong tháng trước.
Trong khi đó, tính từ đầu năm tới nay (tháng Giêng – tháng Tư) sản lượng cà phê đạt 3,8 triệu bao, tăng hơn 8% so với chỉ 3,5 triệu bao thu hoạch trong 4 tháng đầu năm 2014.
Trong vòng 12 tháng qua, từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015, sản lượng cà phê Colombia đạt tổng cộng 12,4 triệu bao, tăng 10% so với 11,3 triệu thu hoạch trong 12 tháng trước đó.
Sản lượng cà phê Colombia hồi phục và trở lại mức lịch sử là kết quả của các chương trình tái canh, chuyển đổi giống mới có sức kháng bệnh và thích nghi tốt hơn với khí hậu. Trong thời gian gần 5 năm (2009 – 2014), tổng số 3,25 triệu cây cà phê trên cả nước đã được thay thế.
Cùng với sản xuất, FNC báo cáo xuất khẩu cà phê cũng gia tăng. Trong tháng Tư vừa qua đã bán ra nước ngoài đạt doanh số là 927.000 bao cà phê, tăng 13 % so với 822.000 bao xuất khẩu trong tháng thứ Tư năm trước đó.
Theo FNC, khối lượng xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ thấp hơn sản lượng do phải dành nguồn cung nhiều hơn cho ngành công nghiệp trong nước. Trong 4 tháng đầu năm, Colombia chỉ xuất khẩu 3,8 triệu bao cà phê, tăng 3% so với mức 3,7 triệu bao xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2014.
Trong vòng 12 tháng qua, Colombia đã xuất khẩu đạt 11,1 triệu bao, tăng khoảng 5% so với 10,6 triệu bao xuất khẩu trong 12 tháng cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn cái bao cà phê của Colombia và Brazin thì họ có thể dự trữ được trong nhiều năm. chứ Việt Nam mình thì ….trừ các nhà xuất khẩu, thì dân tự đóng bao chưa quá 2 tháng đã hõng nếu đễ phơi nắng,thì làm sao đấu lại với họ được. Đáng suy ngẫm……
Nếu bạn thích thì bạn cũng có thể sử dụng bao đay (bao gai, bao bố) để chứa cà phê. Nhưng giá là 12-17 ngàn cho loại 80kg mới và 5-7 ngàn cho loại bao cũ nhé. Loại này có bán ở các đại lý bao bì và các đại lý cà phê (nếu bạn đặt vấn đề với họ).
Không phải là Việt Nam không có loại bao này mà là chi phí quá cao so với bao cước (2,5-4 ngàn) nên nông dân tiếc tiền.
Cám ơn bạn. Ai nói là Việt Nam không có loại bao này, mà người dân còn khó khăn nên không thể trữ cà phê trong cái bao này đươc. Trữ cà phê trong cái bao 2000đ khi bán còn bị trừ 150g và bị mất luôn cái bao đã chịu chưa nổi huống chi… Bao bố.
Mọi ngươi chưa hiểu nhiều về vấn đề này rồi, không phải vì sợ tốn tiền và càng không phải không có năng lực mà làm điều đó là lãng phí vì người dân khi bán hàng toàn bộ bao bì khi về kho các công ty và các đại lý đều phải sử lý lại độ ẩm tạp phân loại chất lượng rồi mới xuất khẩu hoặc tạm trữ vì thế người dân không cần sử dụng bao quá tốt để đóng cà phê bạn ạ.
Điều đó thì ai cũng biết nếu bán trong thời gian ngắn, vấn đề đang nói ở đây là: nếu giá xuống quá thấp thì không thể trữ cà lâu trong cái bao tạm thời được. Cám ơn bạn.
Sau phiên xuống giá rồi không giao dịch có phải để mua hàng giá rẻ không vậy
Giá cà phê rẻ thế này chắc ko ai bán thì chắc chắn giá sẽ lên.
Cà phê xuống 34 nhìn mà hoa cả mắt … Hi vọng tuần này nó lên chút ít, ko ngờ lao “vực” thảm thương như vậy. Xem như năm ni là 1 năm thất bát của cà phê.