Giá trên hai sàn kỳ hạn cà phê Arabica tại Mỹ và Robusta tại châu Âu hôm qua 19-5 không trụ nổi trước sức tăng mạnh của đồng USD trên thị trường hối đoái.
Chỉ số đồng USD (USDX) lên mạnh trở lại, giao dịch hôm qua dương 1,094 điểm đạt 95,363 điểm. Đây là phiên chỉnh tăng thứ hai liên tiếp từ mức đáy lập đầu năm nay. Vì sợ USDX còn tăng tiếp theo kỹ thuật, giá các sàn hàng hóa hầu như đua nhau đổ đèo, trong đó nhiều nhất là dầu thô âm 2,17 USD để chốt tại 57,26 USD/thùng các kim loại như vàng âm 20,9 USD/oz để còn 1206,7 USD/oz.
Giá giảm cũng còn do Brazil, Colombia và Indonesia chốt giá những hợp đồng giao sau (forwards) mới bán cho vụ mới khi giá tăng qua 143 cts/lb làm “đứt ngọn” đà tăng bấy lâu.
Đóng cửa ngày giao dịch 19-5-2015, giá kỳ hạn robusta giảm 19 USD chốt mức 1750 USD/tấn và arabica giảm 3.30 cts còn 139.85 cts/lb.
Hôm qua, báo cáo nông nghiệp cấp tùy viên thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết nhờ thời tiết vừa qua thuận lợi, sản lượng niên vụ 2015/16 đang thu hoạch ước đạt 10,9 triệu bao, tăng 2,1 triệu bao so với năm trước, trong đó tăng mạnh là robusta, có thể đạt 9,3%, cao hơn năm ngoái 27%, là mức tăng cao nhất tính từ 19 năm nay.
USDA còn ước rằng xuất khẩu cà phê của Indonesia cũng sẽ tăng lên 9,05 triệu bao, là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư thế giới sau Brazil, Việt Nam và Colombia. Tuy nhiên, trong xuất khẩu cà phê hòa tan, dự kiến Indonesia sẽ xuất khẩu lượng cà phê hòa tan tương đương với 2,5 triệu bao, chỉ đứng sau Brazil.
Trên hai sàn cà phê, người ta vẫn có cảm giác giá bấp bênh trụ không vững do các quỹ đầu cơ vẫn muốn bán ra hơn mua vào.
Hai bản quyết toán vị thế kinh doanh tổng hợp gồm cả thị trường kỳ hạn và quyền chọn của các quỹ đầu cơ khóa sổ vào ngày thứ ba tuần trước 12-5 cho rằng trên sàn Ice Mỹ khối lượng bán ròng đạt 10.077 hợp đồng (17 tấn x lô). Tại sàn robusta, các quỹ đầu cơ cũng mua để thoát vị thế bán và đến đấy chỉ còn mua ròng 15.945 hợp đồng (10 tấn x lô), giảm 10,65%.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng khuynh hướng chung của các quỹ đầu cơ vẫn ở vị thế bán ra. Lượng mua khống trên hai sàn trong thời gian sau đó chủ yếu từ các nhà kinh doanh và đầu cơ nhỏ lẻ. Giá hai sàn kỳ hạn ngày hôm qua thứ ba xuống mạnh, là ngày khóa sổ bảng quyết toán hàng tuần, chắc cũng sẽ nghiêng về bán khống cho báo cáo quyết toán vị thế phát hành cuối tuần nay cho arabica và đầu tuần sau cho robusta.
Về kỹ thuật, các nhà kinh doanh dựa trên biểu đồ cho rằng sàn cà phê Arabica không đạt 146 và về nằm dưới mức 140 cts/lb là biểu hiện không tốt, làm giảm sức bung, sàn Arabica đã mất đi ít nhiều tính tích cực. Cũng vậy, giá robusta không chịu tìm chỗ trên 1780 để đóng cửa, khả năng tìm về 1726 USD/tấn là có thể.
Dự kiến sàn cà phê kỳ hạn Robusta ICE mở cửa chiều thứ Tư 20-5 từ giảm nhẹ đến không đổi.
Khuynh hướng chung
- Arabica: Trung tính
- Robusta: Trung tính
Nguyễn Quang Bình
Giá nội địa lại bị ép giá rồi.
Chán thật !
** Ngoài dồn , Trong ép**
Thật là bó tay chấm com cho cà phê luôn chưa lên đã xuống.Các nước ngoài mất mùa hay khô hạn thì ảnh hưởng lớn đến giá cà phê,còn Viêt Nam ta mang tiếng là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới vậy mà không có một động tỉnh gì khi cà phê mất mùa thưc sự.Không biết vị thế Việt Nam mình đang đứng ở đâu. Thật đáng buồn cho người làm cà phê.
Chán quá bác Bình ạ. Giá tăng lên được một phiên đên hôm sau lại lập tức giảm, không biết giá này sẽ đến bao giò chúng em mới xử lý đuơc 2 lot Luân Đon mua từ lúc giá 2000 giá xuống cứ phải đóng thêm tiền ko sợ nó stoploss hết đúng là đi đánh bạc với thế giới bác ạ
Việt Nam mình trồng cây gì nuôi con gì hoàn toàn là do dân tự phát, không theo quy hoạch của nhà nước thì làm sao mà bao tiêu hết được, tự làm tự chịu thôi biết sao được. chỉ cần vài năm sau nữa là cao su lại lên ngôi cà phê lại đắp mền giống như cao su bây giờ thôi bà con ạ. ở vùng tôi màu xanh của cao su và điều đã thay thế cho cà phê hết rồi, còn hạn hạn về mùa khô nữa chứ cà phê cần nhiều nước cây giữ nước thì chặt hết rồi, ở đâu có điện thì ở đó khoan giếng khai thác nước ngầm để tưới, có những hồ người dân địa phương ở đây người ta nói chưa bao giờ cạn thì năm nay bò xuống ăn cỏ từ lâu rồi. có những rẫy cà phê phải hút từ suối cách rẫy mấy cây số cứ hút từ suối này đổ xuống hồ kia xong lại bơm luân chuyển đi vẫn phải tưới cứu cây. Chẳng biết những năm nữa thế nào đây.
Xin chào bạn Meo Beo, bạn vui lòng cho biết bạn đang ở vùng nào không? cảm ơn bạn
Thân gửi: Các Huynh, Đệ, Tỷ,Muội… cùng cảnh ngộ.
Ai dè nước lại chảy tràn
A…RÔ… ngã chúi hai sàn đều âm
Nông cà vẻ mặt trầm ngâm
Nước trôi, bèo nổi, âm thầm nhìn theo…
A…cùng RÔ…đổ xuống đèo
Vài hôm sau liệu có trèo núi cao?
Ngoài trời mưa trút ào ào
Hết nưa nắng ấm tràn vào đó thôi
Giá lên lên xuống mấy hồi
Thử lòng kiên nhẫn ta ngồi chờ mong…
Thời gian còn bốn tháng ròng
Giá chưa hợp lí quyết không xuất cà
Sản phẩm mình tự làm ra
Cà đang cận đáy dại mà bán đi
Đang còn cơ hội bởi vì
Thời gian ủng hộ vội chi bạn hiền?
Không phải chuot “khéo” động viên
Mà ta nhìn lại mấy niên vụ gần
Tháng bảy và tám nhiều lần
Ít khi bắt đáy giao gần. giao xa
Không còn giá đỉnh cũng là
Ở lưng chừng núi thì ta giao hàng
Năm niên về trước leo thang
Cà lên hai tám cả làng bán đi
Tháng chín RÔ…nhảy tức thì
Ba hai, ba bốn nằm lì ba lăm
Thế rồi RÔ…chẳng chịu nằm
Leo kỉ lục mới ấm “dằm” bốn hai.
Phất lên cắm cúi leo dài
Vinh quang năm mốt năm hai ấy mà
Năm sau xuống bậc cũng là
Bốn ba…bốn sáu tự ta quyết hàng
Năm ngoái tụt một nấc thang
Bốn hai bốn mốt cả làng xôn xao
Đầu mùa này giá lại cao
Giưã niên cà rớt lọt vào đáy “soong”
Này bạn…ta cứ “thoong doong”
Theo thân con tạo quay moòng làm chi
Bốn mươi trên hãy cho đi
Không sau thì trước kiểu gì cũng lên
Gan có vững, chí mới bền
“Bảng vàng danh dự” ghi tên có ngày
Năm sau ta sẽ “ăn dày”
Hai năm “một lứa” túi đầy tiền hi…
hi hi rồi lại hi hi…
Cà fê xuống dốc không phanh
Bán thì xót của để thì khổ thân
Cây thì đang đói đòi phân
Con thì tiền học biết mần răng đây
Bắt tay lên trán bần thần
Thôi thi bán bơt số cần chi tiêu
Quyết tâm đánh một quả liều
Chờ thêm cơ hội đành liều mà thôi
Chào anh Kinh Vu, tôi ở Ia Grai – Gia Lai.
hôm qua lên 38200d đã xuống mất rồi.hy vọng tuần sau lên được 39k.