Những ước báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ mới 2015-16 đang ra hàng của các hãng cà phê có truyền thống làm ăn uy tín vài chục, có hãng đến cả trăm năm, thực sự có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý thị trường. Điều đó phản ánh giá trên sàn kỳ hạn khuya hôm qua.
Xem thêm: Giá cà phê tăng theo “phong trào”?
Giá tháng 7-2015 sàn kỳ hạn Robusta ICE EU sụp xuống sâu chỉ còn 1736 USD/tấn, sàn arabica ICE rớt thêm 3.70 cts/lb để còn 129.95 cts/lb. Theo một số người chuyên kinh doanh kỹ thuật, chỉ dựa trên biểu đồ, giá hai sàn vừa bước chân vào “vùng xấu”, có thể xuống tiếp.
Riêng trên sàn Robusta ICE EU, nếu theo dõi kỹ, giá khuya hôm qua chừng 11 giờ vẫn còn neo trên mức 1760 USD/tấn và chỉ thực sự sụp nhanh ngay sau đó cho đến khi đóng cửa.
Đúng là giá cà phê đã tách khỏi ảnh hưởng thị trường hối đoái khi chỉ số USD (USDX) hôm qua giảm mạnh, để có tiếng nói riêng của mình. Chốt đóng cửa giá kỳ hạn tại New York, thủ phủ của đồng USD, USDX giảm 1,027 điểm chỉ còn 94,175 điểm so với hôm trước.
Một số bản tin nước ngoài cho rằng giá rớt tại sàn arabica là do tin đồn sản lượng Brazil và Colombia tăng. Ngoài ra, thông tin xuất khẩu tháng 4-2015 của Colombia, nước cung cấp nhiều nhất arabica chế biến ướt và hàng đạt chuẩn trên sàn ICE US lấy lại phong độ chứ không hề suy suyển như thị trường nghĩ.
Thế còn sàn robusta cớ sao rớt? Trước hết, hai sàn IU và IE nay cùng một chủ, nhiều khách hàng trên 2 sàn là 1 người…nên chuyện chuyển khi thì robusta khi thì arabica miễn sao có lợi là được. Có nghĩa là vốn cũng trong cùng hệ “bình thông nhau” và thông tin cũng thế. Điều thứ haio quan trọng hơn: miếng mồi ngon là hàng gởi trong kho người mua chưa chốt giá và đã xin chuyển tháng qua chốt tháng 7-2015 đang quá rẻ, nay phải xuống mức trừ 150-200 USD/tấn. Lượng gởi kho không phải ít, người gởi hàng muốn chốt giá không thể chốt được vì chốt bán xong không thể lấy tiền mua lại số lượng bằng khi gởi. Nay, theo thông tin thị trường, giá loại 2,5% đang chào bán FOB với mức “cộng tới” 50-70 USD/tấn cao hơn sàn ICE EU.
Thử hỏi nếu bạn là người kinh doanh, bạn ra chợ mua hàng cùng loại, cùng thứ giá đắt nhưng chưa chắc có hàng hay chưa chắc hàng được giao, hay là bạn làm mọi cách để lấy lượng hàng khủng đang nằm trong tay bạn. Nên nhớ giá cách biệt giữa hai giá xuất khẩu cũ và mới 200-250 USD/tấn? Đó là một câu hỏi thực tế mà người viết mong bạn đọc để vài phút suy nghĩ khi rảnh rỗi.
Cứ lấy 200.000 tấn đang gởi kho như con số ước nhân với 200-250 USD/tấn, bạn sẽ thấy họ kiếm được bao nhiêu mà lại được khoá sổ nhiều hợp đồng treo trong sổ mua hàng của họ đã quá lâu, bất tiện cho phòng kế toán?
Người viết không hề phản bác kinh doanh theo hợp đồng trừ lùi và cộng tới, nó là một cách kinh doanh hiện đại, giúp tránh rủi ro rất tốt nếu biết cách. Chỉ tiếc rằng nhiều người dùng hợp đồng trừ lùi tưởng để trữ hàng đợi giá thì nay mới nhận ra mình “đưa trứng cho ác”.
Dự kiến sàn robusta Ice Europe mở cửa chiều 7-5 từ tăng nhẹ đến không đổi.
Nguyễn Quang Bình
Cảm ơn anh Bình đã có bài phân tích rất hay để mọi người tham khảo.
Theo ý kiến cá nhân em: Em sợ giá nói đẩy xuống dưới 1700usd để hốt hết hàng trừ lùi đang treo trên sàn đã qua nhiều lần chuyển tháng.
Năm nay các DN FBI họ mua ít hàng nhưng thắng lớn do đầu vụ mua trừ lùi nay bán cộng họ chỉ rát hợp đồng anh bán thì tôi bán họ hưởng chênh lệch giá.
thực ra nhân dân phần lớn gửi cà tại công ty, đại lý vì kho nhà nhỏ chật , cộng thêm dễ bị mất cắp khi không có nhà, và mưa xuống cà phê ẩm ướt thiệt… nên gửi đi cho chắc, nên cà phê cũng bị các công ty nước ngoài không chế khi cà đã gửi. Đương nhiên ng dân là ng thiệt thòi , và nếu còn gửi thế thì chúng ta còn bị thiệt thòi.
Trong tất cả các nước sản xuất cà phê hiện nay có lẽ chỉ có Việt nam mình là bị thiệt thòi nhất thôi ( lý do chính là tỉ giá VND trượt có 1% , trong khi các nước sản xuất cà phê khác từ 10-30 % họ thiệt về giá rất ít ) cho nên các nhà XK không dám chốt giá từ lúc trên sàn London đứng rất lâu ở mức trên 2.000 usd/tấn ( vì giá nội địa cao hơn xuất khẩu ) , bây giờ hàng trong tay người ta rồi có lẽ kịch bản của ngành cà phê lại giống như con tàu Titanic !thật buồn quá .
Tôi lại cho yếu tố tỉ giá chỉ có một phần mà không nên đổ hết cho nó. Chuyện mua bán lòng vòng, tay này qua tay khác trong thị trường nội địa làm giá đầu vào ngày càng cao, lại hàng bị ứ đọng trong kho nhà xuất nhập khẩu, tạm ứng được bao nhiêu tiền, ra mua hàng trút vào kho tiếp…đã làm cụt và mất vốn nhiều người gởi hàng. Đường xuất khẩu không thông, tạo nên một thị trường rủi ro chưa từng thấy. Thực ra không nên trách công ty nước ngoài vì chính mình dọn mâm mời người ta ăn, đến khi người ta ăn rồi, ngon dở đều ăn, mình lại trách! Cách này không phải năm này mới có mà đã lập lại nhiều lần từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm càng lúc càng dày và càng…nhức đầu.
Một bài học xương máu cho những ai gửi cà ,người gửi thiệt thòi rồi không nói mà người để cà tại nhà cũng khổ lây. Đúng là một năm thất bát cho những người trữ cà. Cố lên bà con….Hy vọng…
Tuy là 1 sự việc đã diễn ra , nhưng thị trường diễn biến như thế này thì ko nói về nó cũng chả biết nói về cái gì nữa . Cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết hi vọng sẽ không xảy ra dù mong manh .
Tài sản của mình đưa gửi cho người ta nắm giữ đã chết rồi nhưng trong buôn bán cà phê lại còn vay của người ta đi mua rồi đưa cho người ta quyết định giá thì lỗ là phần chắc. Đây là bài học cho những người buôn bán kiểu này đồng thời qua đây nhà nước cũng cần có chỉ đạo ngân hàng cho vay trong thời gian thích hợp đối với người kinh doanh cũng như người làm cà phê nhằm giúp đỡ duy trì phát triển bền vững lâu dài cho sản phẩm xuất khẩu chủ đạo này và tránh thiệt hại nặng do bị phụ thuộc vốn , bị khống chế giá của doanh nghiệp nước ngoài như thời gian qua.
Sao các nhà kinh doanh cà phê thế giới họ ko nghĩ và xem người dân làm thế nào mới ra được quả cà phê, bao nhiêu là mồ hôi và nước mắt cộng thêm một đống tiền đầu tư cho cây cà phê. Thế mà họ lỡ chèn ép giá ko cho người dân được hưởng công lao bỏ ra đối với cây cà phê, họ lỡ uổng mồ hôi và xương máu người trồng cà phê… Tôi kêu gọi nếu ai còn cà phê quyết tâm đoàn kết ko bán vào lúc này kể cả để sang vụ mới bán cũng ko sao. Ko để bọn chúng thích ép thế nào thì ép.. Hiện giờ huyện chư sê tôi vẫn chưa có mưa báo hiệu vụ mùa mới lại thất bát nữa rồi..! Thân chào mọi người..!
Kinh doanh để có lợi nhuận cao họ không từ một thủ đoạn nào cho dù biết rắng thật vô cùng phũ phàng. Đối với bà con ta vất vả quá nhiều rồi , muốn cà phê có giá phù hợp với công sức bỏ ra nhưng vẫn bị ép tới cùng.Đến lúc này chúng ta quyết tâm không bán để xem họ ép được tới khi nào.
Tôi vẫn tin rằng cà phê năm nay sẽ phải có giá > 45K . Bà con ta cứ giữ lại rồi nó sẽ đến nếu vì sợ giá tụt mà bán đi thì khi giá cao sẽ nuối tiếc không kịp.
Phan Thảo tôi xin chào mọi người !
Với cách nhìn của tôi , của người lấy nguồn sống bằng thu nhập từ việc trữ cà phê , tôi cho những lý do về tỷ giá ,về ký gửi ,…..không mang tính quyết định , Nó chỉ là yếu tố có tính hộ trợ mà thôi ! Vì sao vậy, tôi xin thưa như vầy :
1- Các cụ xưa có câu : Buôn có bạn ,bán có phường xem ra rất đúng . Giới đầu cơ qt cũng có hội , các nhà chế biến tuy có sự cạnh tranh nhưng cũng có hội để thống nhất những điều cần đồng thuận mong tạo lên sự lợi thế cho họ ! Bởi thế giới cá mập đổ tiền vào đầu họ trúng đấy.
2- Tình hình chính trị trên thế giới căng thẳng ,Mỹ bao vây phá hoại Nga làm giá dầu giảm dưới giá thành . Nhưng dầu là mặt hàng thiết yếu và tiểu thụ nhiều llen nó là sự quan tâm và là nơi giới cá mập chờ chực bắt đáy để đâu cơ giá lên .Như những phân tích của tôi đã đăng tải nhiều lần trước là : Đồng tiền đầu tư vào caphe năm nay của giới đầ cơ là đồng tiền tạm !
3- Lúc giáp hạt giới đầu cơ có sự hỗ trợ của NH Lien bang Mỹ , lãi xuất bằng không ,nhưng khả năn năm 2015 tăng lãi đã được báo trước ,,vậy thì giới dầu cơ sẽ rút vốn dịp đầu năm là hợp lý ..Đấy chính là lý do tại sao đầu năm họ tất toán hết !
4– Cả thế giới này đều biết chính phủ có chương trình hộ trợ ngành caphe .Để thao túng lâu dài hiệp hội đâu cơ của giới dầu cơ đã có phương cách đối phó mong thống trị dài lâu .
5- Giới đầu cơ trong nước kháng giả mạnh làm các doanh nghiệp xuất khẩu không mua dược hàng thậm chí mua cao hơn giá xk , nền họ dứng ngoài thị trường .Mặt khác cứ găm hàng ,,lượng hàng ra ít sẽ có lúc phải bán tháo đây cũng là chỗ canh chừng của giới cá mập
Còn rất nhiều lý do để xem và khẳng định giá ca phê nguy ngập lâm rồi !
Tôi có rất nhiều điều để không nhất trí với bạn Phan Thảo, ở phần đầu theo tôi không có gì sai, tuy nhiên ở phần sau bạn đang đi hơi xa quá những điều mà chúng tất cả chúng ta có thể lường đến được. Tôi sẽ dành thời gian để nói về chuyện này với bạn khi có dịp
Chào bạn ! Thật ra không phải ai trong d đ này cũng có thời gian và …để suy ngẫm những điều mà theo bạn là ai cũng biết ,bạn đã bị lẩm rồi đấy ! Tôi nghĩ có chuyện gì chúng ta lên trao đổi ở đây để mọi người biết và định hướng bạn a !
Không đồng tình với nhận xét của Pham Thảo.
Bác Bình nhận xét đúng . Vấn đề hiện nay là hàng có trong kho của các đại lý và công ty nhưng vì họ đã lấy ngắn cán dài nên giờ không thể chốt được vì ..người gửi hàng không chịu chốt !
Hãy nghĩ về..1 tháng trước đây : lúc đó chưa phải cộng chênh lệch, giá còn..yên vui và giá India + Indo đã manh nha cho thấy rẻ hơn VN, tuy nhiên do bà con ta năm nay ..không cần tiền chăng? nên việc chốt hàng đợi và đơi .
Rõ ràng việc gửi kho năm nay quá nhiều vấn đề bất cập .
Tôi ước mong sẽ có thêm ít nhất 1 cái nghị định mới ngoài cái nghị định 158/2006 ND-CP ban hành từ…2006 để giải quyết cái lỗ hổng pháp lý này .có vậy người nông dân mới khỏe được .
Các bạn cứ nghĩ thế này : nếu có 1 bank nào đó đứng sau tạo dụng 1 hệ thống warehouse mà khi gửi vào đó sẽ được cấp 1 cái giấy ” có giá trị” và xa hơn là có thể ” ứng” tiền /trên data vụ trước cho nông dân để Nông Dân không còn phải sồng chết theo 1 đại lý nào đó .
Các doanh nghiệp FDI họ thấy chỗ này và đây chính là ” cuộc chiến” mà họ đẩy các nhà XNK của mình cũng phải chạy theo họ dù các cty XNK là người cầm hàng .
Xa hơn nữa, khi hệ thống gửi hàng ( có Bank bảo trợ) đã hình thành thì việc bà con Nông Dân mình lúc đó mới có cơ hội ” giao dịch kỳ hạn” để bảo vệ thành quả lao động của mình, phải không ?
Cái chúng ta cần là 1 hành lang pháp lý đủ rộng để ít nhất Bank có thể gặp được người Nông Dân, chứ không phải là đi gặp..đại lý :D
Vài lời chia sẻ
Bằng những tính toán của mình ,xưa nay đã được kiểm định là chưa sai .Một vì du gần đây nhất : Hôm 2-5 vừa qua ,mình bl trên d đ này thực tiễn đã cm mình không sai ! Còn những lý lẽ của bạn không thể xác định trong kd được ! Những bài bl của mình thường được các cg đồng thuận , theo dõi hoặc bố xung chứ không như bạn ! Nếu bạn có cơ sở vậy bạn có thể cho biết cuối tuần , tháng này caphe đứng ở giá nào không ? Kd cà phê đòi hỏi nhiều thứ lắm nhưng nhãn quan phân tích tống hợp ,linh cảm kinh doanh là điều quan trọng lắm và chắc chắn bạn chưa có những điều này !
Thật sự đã rơi vào tầm rất nguy hiểm rồi thưa bà con ! Chỉ cần giá nay mai xuống dưới 1700 thì một là cược thêm tiền, hai là mất trắng hàng. Vì giá sát lắm rồi. Giới đầu cơ như chúng tôi cũng sắp ra đường mà ở luôn ! Họ – người đang ôm hàng với danh nghĩa chúng ta là chủ – đang muốn giết chúng ta. Thấy đó, biết đó nhưng không thể làm gì ! Tài sản của mình đưa hết cho họ thì chẳng còn gì để giữ. Ngu thì chịu ! Giờ kêu trời cũng không cứu được chúng tôi
Đọc các nhận định của Phan Thảo ,mình thấy cậu ấy là người có chính kiến và chắc chắn là người nắm khá vững về phân tích kỹ thuật.