Hãy cùng học tiếng Anh qua các bản tin thị trường trong loạt bài “English For Coffee Commodity Trading. It’ s So Easy!”
Đề tài hôm nay nói về tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO – International Coffee Organization) trong báo cáo định kỳ mới nhất cho biết toàn cầu (globe/global) tiêu thụ (consumption/consumer/consuming) cà phê đạt (touch – chạm, đụng) 149,3 triệu bao trong năm 2014. Năm 2011, global consumption stood (đứng: stand/stood) at 139.4 million bags.
Tiếng Anh được viết như sau:
“The global consumption of coffee in the calendar year 2014 has touched 149.3 million bags. In 2011, global consumption stood at 139.4 million bags.”
Sở dĩ trong câu trên người ta dùng calendar year (niên lịch) vì năm kinh doanh cà phê thường được qui ước bắt đầu từ 1-10 năm trước đến 30-9 năm sau. Còn calendar year để chỉ một năm tròn được tính từ 1-1 đến 31-12 hàng năm.
Trong thời gian từ 2011 đến 2014, mức tăng trưởng (growth/grow/growing) mạnh nhất (strong/strongest) là tại các thị trường (markets) mới nổi (emerging) như Nga (Russia), Hàn Quốc (South Korea), Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) bình quân 4,6% từ 2011 đến nay.
“The strongest growth over this time (between 2011 and 2014) has been found in emerging markets, averaging 4.6 per cent since 2011, with particularly strong demand in Russia, South Korea, Algeria and Turkey.”
Nhu cầu (demand) tại tác nước xuất khẩu (exporting countries) cũng tăng bình quân 2,6% mỗi năm.
“Exporting countries have also been recording increased demand, at an average of 2.6 per cent, according to a report by International Coffee Organisation (ICO).”
Brazil là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất trong các nước xuất khẩu cà phê với mức 20,8 triệu bao. Trong năm 2014, tiếp theo sau là Indonesia (4,2 triệu), Ethiopia (3,7 triệu) và Mexico (2,4 triệu) bao.
“Brazil is by far the largest coffee consumer among the exporting countries, at 20.8 million bags for 2014, followed by Indonesia (4.2 million), Ethiopia, (3.7 million) and Mexico (2.4 million).”
Còn các thị trường tiêu thụ truyền thống (traditional) như EU, Mỹ và Nhật chiếm trên 50% của lượng cà phê tiêu thụ toàn thế giới, nhưng chỉ tăng trưởng khiêm nhường (modest) hơn với mức 1,5% trong kỳ.
Traditional consuming markets, such as the EU, USA and Japan, account for over 50 per cent of the world total, but have been growing at a more modest rate of 1.5 per cent in the time period.
Hãy đọc nguyên bản tiếng Anh như sau:
The global consumption of coffee in the calendar year 2014 has touched 149.3 million bags. In 2011, global consumption stood at 139.4 million bags.
The strongest growth over this time (between 2011 and 2014) has been found in emerging markets, averaging 4.6 per cent since 2011, with particularly strong demand in Russia, South Korea, Algeria and Turkey.
Exporting countries have also been recording increased demand, at an average of 2.6 per cent, according to a report by International Coffee Organisation (ICO).
Brazil is by far the largest coffee consumer among the exporting countries, at 20.8 million bags for 2014, followed by Indonesia (4.2 million), Ethiopia, (3.7 million) and Mexico (2.4 million).
Traditional consuming markets, such as the EU, USA and Japan, account for over 50 per cent of the world total, but have been growing at a more modest rate of 1.5 per cent in the time period.
Nguyễn Quang Bình (Theo ICO)
Theo tôi thì BQT Y5 nên tách riêng 2 bản tiếng Anh và Việt ra cho những ai ko biết tiếng anh dễ đọc và dễ hiểu hơn, chứ như vậy chắp chắp vá vá khó đọc lắm
Cám ơn bạn đã góp ý. Bạn nói đúng. Nhưng đáng tiếc loạt bài này dành cho người học tiếng Anh trong kinh doanh cà phê. Tác giả phải chọn cách này để giúp đối tượng ấy. Nếu bạn ở trong nhóm đối tượng khác, xin bạn đọc thông tin này ở các bản tin hoàn toàn bằng tiếng Việt khi chúng được đăng. Dù sao, xin cám ơn bạn một lần nữa.
Thì bạn làm thế này: mở Word ra, copy nguyên bài viết, sau đó xóa những chỗ “chắp chắp vá vá” tiếng Anh đi để được nguyên văn bằng tiếng Việt. Riêng nguyên văn của bản tiếng Anh thì đã có rồi. Làm cách này có cái hay là bạn có thể lưu lại thành tư liệu cho riêng mình vì biết đâu một ngày nào đó bạn lại cần đến nó.