Giá đóng cửa ngày giao dịch 14-4 trên sàn cà phê robusta châu Âu dương 5 đạt mức 1820 USD/tấn và sàn arabica ICE tăng 0.45 cts/lb chốt tại 136.65.
Hôm qua, trên sàn cà phê robusta châu Âu (IE) thời gian đầu giá giảm mạnh, do phải cân đối giá giữa 2 sàn cà phê. Thêm vào đó, giao dịch chỉ số USD khi các nước châu Á còn hoạt động đang ở thế mạnh. Càng về sau, khi các thị trường tài chính và hối đoái Mỹ mở cửa, chỉ số USD giảm ngược lại, giúp các thị trường kỳ hạn hàng hóa nông sản tăng lên lại.
Thông tin từ sàn cho biết rằng một ít người mua được hàng robusta của Việt Nam đưa lên bán nhưng lượng không nhiều. Chính vì vậy mà giá sàn này có vẻ mạnh hơn arabica chăng?
Giá kỳ hạn arabica IUS khá mù mờ khó hiểu, hay nói cho đúng thị trường chưa tỏ thái độ rõ ràng. Tin thu hoạch và các con số sản lượng vụ mùa mới Brazil chưa có gì mới. Con số bình quân chung của nhiều dự báo sản lượng nước này chừng 45 triệu bao.
Thực sự đồng USD yếu bất ngờ hôm qua chính là tác nhân kéo giá arabica ICE lên. Đóng cửa chỉ số USD hôm qua chốt mức 98,94 điểm, giảm 0,83 điểm (mức cao nhất là 99,99 và thấp nhất 98,58 điểm).
Người trên sàn cũng cho rằng giới rang xay chưa mua trên sàn arabica và đang đợi giá thấp nữa mới ra tay (xem biểu đồ: lượng mua màu xanh dương càng tăng cao khi giá càng thấp). Trên sàn robusta, hôm qua giá giao dịch tháng 5-2015 mấp máy 1750 vài lần nhưng đều bật lên trở lại. Thị trường cho rằng có lẽ ai đó đang hăm he săn các nút chặn lỗ của hàng cà phê Việt Nam gởi kho nhưng chưa chốt giá.
Còn 5 ngày nữa là đến ngày thông báo giao hàng tháng 5-2015 của sàn arabica. Lượng hợp đồng mở còn treo nhiều đến 37.666 hợp đồng. Thường nếu nhiều thế này, giá sẽ dao động mạnh ở những ngày cuối vì ai không muốn thoát ra cũng phải thoát dù lỗ.
Dự kiến sàn robusta Ice Europe mở cửa chiều nay 15-4 từ tăng nhẹ đến không đổi.
Nguyễn Quang Bình
Mặc dù giá trên sàn giảm nhiều nhưng giá hàng thực trong nước vẫn vững vàng cho nên có bão to đến đâu thì cũng không làm cho những người cầm hàng hiện nay run sợ mà xả hàng ra (nếu bão giá lên thì tốt rồi). Chỉ khổ cho các nhà xuất khẩu thôi đầu mùa ký giá thấp (bình quân hiện nay cả chuyển thảng cũng trừ khoảng 140-200 usd/tấn) fix thì lỗ, chuyển tiếp thì không biết tương lai thế nào, những hợp đồng ký sau thì có giá tốt hơn nhưng lại không có hàng để giao, thiệt cả đôi đường. Nếu không thay đổi phương thức kinh doanh có lẽ nay mai phải nhường hết thị phần cho các doanh nghiệp FDI thôi !
Tôi thích nhận xét của anhdung.
Nếu nhận định của bạn là đúng, ai còn hàng đã giao kho bán dưới dạng trừ lùi hay cộng tới nhưng chưa kịp chốt, nên lưu ý trên tháng 5-2015, tuy nay cả thế giới đang hoạt động giao dịch cơ sở tháng 7-2015 rồi.
Riêng trên sàn arabica IUS, người theo dõi nhiều thị trường kỳ hạn sẽ hiểu như sau: lượng hợp đồng mở báo hiệu giá tăng/giảm mạnh vì sẽ giao dịch mua bán nhiều. Nhưng ở những phút cuối, ai đã có lời thì không dại để đến nay mới ăn, họ đã thoát mua/bán ba đời tám hoánh rồi. Chỉ còn lại những hợp đồng “bị kẹt” hay trước đây có người gọi “bị lùa vào rọ”.
Dĩ nhiên đó là cái nhìn hoàn toàn ở bên ngoài. Còn bên trong, giả dụ như một nhà kinh doanh lớn còn nhiều hợp đồng, chỉ cần một cái bắt tay với quỹ tài chính, họ hoán đổi từ “hàng giấy” sang tiền mặt là xong…và thị trường đóng lại vị thế một cách yên thấm.
Nói thế để hiểu rằng thị trường kỳ hạn chỉ rối bời và bất lợi cho bên bán hàng thực khi trước ngày thông báo giao hàng đầu tiên nhiều nhà đầu cơ nhỏ lẻ còn treo quá nhiều hợp đồng “khó chịu” trên sàn để đợi một “phép mầu” cuối cùng nào đó.
Tác giả không muốn đưa ra trường hợp này để giục người còn hàng bán ở thời điểm “gió lặng” này mà muốn trưng dẫn một thí dụ để lấy đó làm thí dụ mở rộng thên vấn đề của bài viết. Còn nói tác giả giục bán vì mục đích gì là hoàn toàn sai ý nghĩa của bài viết.
tôi vẫn có niềm tin sẽ có phép mầu cho giá ca phê trong tương lai ,còn gần hay xa thì chưa biết .?
Có lẽ giá cà phê sắp bùng nổ chăng ? Có lẽ ước mơ của bà con ta sắp thành hiện thực chăng ? Chuyện đó chắc chắn sẽ thành hiện thực trong thời gian không xa .
” CÀ PHÊ SẼ TRỞ VỀ GIÁ TRỊ THẬT CỦA NÓ TRONG THỜI GIAN CUNG THIẾU CẦU ”
Mong bà con cân nhắc !
Theo quan điểm của e, Đối với người chơi ở Việt Nam, e nghĩ họ sẽ tất toán trạng thái chậm nhất là đến ngày 24/4 (vì bận nghĩ lễ, đối với sàn IE). Lượng HĐ mở hôm nay khoảng 41.196 lots, đây là con số lớn hơn rất nhiều so với cùng thời điểm trong tháng 2 (khoảng 29.000lots). Tuy nhiên mức độ giảm số HĐ mở trong những phiên vừa qua là khá thấp. Vì vậy em nghĩ trong những phiên sắp tới sẽ giao dịch với biên độ rộng.
Hơn nữa, nhiều HĐ chỉ được chuyển tháng 2 lần (đã chuyển cho T1 và T3 do kỳ vọng giá lên cao) nên sẽ fix luôn giá T5.
E muốn hỏi Bác Bình, liệu có cách nào để biết trong số HĐ mở đó có bao nhiêu HĐ ở trạng thái Long và bao nhiêu ở trạng thái Short không Bác?
Vô phương, bạn Tuấn Mập ạ!
Chỉ có chủ sàn mới biết còn bao nhiêu hợp đồng MUA bao nhiêu hợp đồng BÁN. Họ không thể công bố vì tiết lộ bí mật là bị kiện ngay.
Thị trường chỉ có thể đoán mò dựa trên các thông số họ cho trước, các con số hiện có.
Tuy nhiên, như bình luận của tôi với anhdung, lượng hợp đồng mở lớn ở giai đoạn cuối thường là ở thế “khó chịu” chưa thoát ra được vì lỗ do ở vị thế nghịch với khuynh hướng thị trường.
Riêng về hàng thực trên sàn IE, nếu như anhdung báo đúng, giá trừ 140/200 USD dưới giá kỳ hạn, tôi xin hỏi nếu bạn là nhà kinh doanh, thấy lời to rồi, bạn thả cho họ sống và có lời hay gí một cái, mua chặn toàn bộ hàng rẻ, sau đó họ sẽ mua hàng giấy giá thấp tiếp tục, để đợi lên cao bán.
Bạn chớ nhìn chăm chăm vào giá kỳ hạn, còn những thứ khác để bạn biết như…trước đây bên bán chưa chốt giá, họ chưa bắt được chặn lỗ, hàng chở qua sàn để lấy giấy chất lượng đấu giá rất hiếm. Nhưng khi xong chuyện giá rồi, bạn sẽ thấy hàng mua rẻ đi ùn ùn cho mà xem.
Mấy vụ này, tôi thường gọi vui là “xào bài làm lại”.
Những ngày cuối mà hợp đồng mở còn nhiều thì kiểu gì cũng chết. Nếu long nhiều thì bị đạp xuống để ăn Stop loss, nếu short nhiều thì bị siết hàng bắt mua giá cao.
Phải không Bác Bình?
trên sàn Arabica IE , lượng hợp đồng bán khống đang được cắt giảm mạnh như vậy đối tượng nắm giữ những hợp đồng là các nhà xuất khẩu brazil, họ bán hợp đồng để phòng vệ , như bạn vothang nói ” nếu Short nhiều” thì bị siết hàng bắt mua giá cao , dù vậy việc giá A tăng cũng cải thiện tâm lý chung thị trường ( kéo R lên theo)
trên sàn Robusta IE, lượng hợp đồng mua khống chiếm lượng lớn và đang được cắt giảm , như vậy ai đang nắm giữ phần lớn hợp đồng? nếu đó là các quỹ đầu cơ lớn, họ sẽ có cách để thoát vị thế hay chuyển tháng mà ko gây biến động bất lợi ( giảm giá mạnh) ; nhưng nếu là những nhà đầu cơ nhỏ lẻ, những nhà xuất khẩu VN đang đầu cơ háng giấy nắm lượng lớn hợp đồng này thì kịch bản tệ nhất là ” Long nhiều thì giá bị đạp xuống để ăn Stop loss”.