Cây tỷ đô: bàn chuyện với ông Nguyễn Lân Hùng

Sau khi bài Cây mắc ca – Huyền thoại hay ngộ nhận của GS. Nguyễn Tử Siêm đăng trên các báo và Giacaphe.com cũng đã đăng lại toàn văn theo email do chính Giáo sư gởi, thì trên báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng đã đăng bài phản biện của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với tiêu đề “Trồng ‘cây tỷ đô’: Xin hầu chuyện GS Nguyễn Tử Siêm…

Hôm nay Ban Quản Trị Giacaphe.com nhận được bài của GS Nguyễn Tử Siêm phản hồi về ý kiến đã đăng trên báo Nông Nghiệp VN, để rộng đường dư luận cũng như được nghe tiếng nói từ hai phía của hai vị Giáo sư, chúng tôi xin đăng toàn văn bài của GS. Nguyễn Tử Siêm như sau:

Sau bài viết của tôi “ Cây mắc ca – Huyền thoại hay ngộ nhận”, ông Nguyễn Lân Hùng có bác bỏ một số điều, tôi xin bàn thêm mấy điểm sau:

1) Tôi viết:” mắc ca nhân giống bằng chiết ghép…”. Dùng cụm từ này tôi muốn nói gọn thuật ngữ ”nhân vô tính” tức là: chiết, ghép, hoặc cấy mô cũng được. Ông Hùng đề nghị: “ta nên bỏ bớt chữ “chiết” đi”. Tôi đồng ý, và cũng nhắc rằng không dưới 1 lần ông đã hướng dẫn cho bà con nông dân chiết. Ví dụ: “mắc ca có rất nhiều giống và nhiều cách nhân giống: nhân bằng hạt, nhân bằng cành giâm, nhân bằng cách chiết, ghép…” (xin xem: http://wap.vietteltelecom.vn/vi/tin-nhanh/chi-tiet/30037/trang-tay-vi-o-at-trong-mac-ca…-diec.htm, và http://danviet.vn/nong-thon-moi/tim-giong-mac-ca-o-dau-133887.html). Vậy ông nên có lời tự đính chính lại với bà con.

Cây Mắc ca 4 tuổi - ảnh do bạn Trần Đức cung cấp
Cây Mắc ca 4 tuổi – ảnh do bạn Trần Đức cung cấp cho Giacaphe.com, theo bạn Trần Đức hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp

2) Tôi viết: ”… sau ít nhất 7 – 10 năm mới cho thu hoạch kinh tế, điểm hòa vốn khá chậm và nếu trồng bằng cây thực sinh sẽ không cho quả”. Ông cho rằng “không chính xác”, vì “nhiều bà con mới trồng 5 – 6 năm đã có được thu hoạch rất khá, gia đình vươn lên trông thấy”. Lưu ý ông là “thu hoạch khá” không luôn luôn đồng nhất với thu hoach kinh tế (tức có hiệu quả) và năng suất vụ bói trên diện hẹp mà ông nói chưa thể coi là “vươn lên” chắc chắn. Bây giờ đang là lúc bán hạt giống, cây giống, bán thành phẩm mắc ca với giá cả “loạn xạ”, chưa có cơ sở để khuyên người trồng yên tâm hưởng lâu dài.

3) Về trồng xen với cà phê, ông viết “Dân đánh giá rất tốt”. Có thể có vài hộ, không nên nhân danh dân. Nên nhớ đã có những cây bơ, quế, sầu riêng,…nhằm thay thế muồng đen, muồng lá khế, keo dậu (những cây che bóng đã lọc lựa mấy chục năm nay) đều làm cho cả 2 cây (cà phê và cây bóng) không ra gì; khẳng định này không thiếu trên truyền thông. Còn trồng xen để mắc-ca diệt cà phê thì câu chuyện lại khác, nhiều hộ vẫn không dám phiêu lưu như vậy và không nên hối thúc họ thay thế.

Cây Mắc ca 4 tuổi trồng xen trong cà phê - Ảnh do Trần Đức cung cấp
Cây Mắc ca 4 tuổi trồng xen trong cà phê – Ảnh do Trần Đức cung cấp

4) Ông viết: “mắc ca sẽ góp phần cân đối lại nguồn nước”. Hãy lắng nghe các ý kiến khác: “Mắc-ca cần nước quanh năm, mùa nắng phải đủ nước tưới; nếu không nắng hạn làm rụng hoa nghiêm trọng. Khi  thiếu nước năng suất rất thấp, hạt nhỏ không đạt chuẩn tăng vọt. Mây và mưa dầm làm vỏ hạt dầy lên, nhân nhỏ lại. Nếu khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả.…” (Phan Văn Danh, PCT Hội doanh nhân Việt kiều tại Úc).

5) Ông cho rằng tôi thiếu thông tin khi viết: “… đến nay vẫn chưa có một bộ giống chuẩn về cây mắc ca”.  Vậy ông hãy đọc ông Cao Chí Công (Tổng cục Lâm nghiệp); Phạm Đồng Quảng (Cục Trồng trọt); Trần Vinh (Viện NCNLN Tây Nguyên); và “tại khu vực Tây Nguyên, nông dân đã trồng rất nhiều giống mới có hiệu quả thực tế cao, nhưng không hiểu sao lại chưa được công nhận chính thức” (Nguyễn Đình Hưởng, LienVietPostBank) để biết và khuyến cáo chính xác cho bà con.

6) Tôi không tham vọng đưa ra ý kiến lớn bổ ích cho bà con, chỉ mong giảm bớt thiệt hại nhỡ vướng cái vòng “chặt-trồng-chặt”. Mắc-ca  có triển vọng, nhưng cũng không miễn nhiễm với triệu chứng này. Khi khuyếch trương phân khúc sản xuất, nên nhớ rằng các công ty đa quốc gia đang nắm đằng chuôi là giống và sản phẩm cuối cùng.  Vì thế, mắc-ca Việt Nam phải làm chủ cả chuỗi giá trị mới chắc ăn được, sinh kế của hàng triệu người, không thể đem ra làm phép thử.

7) Sau bài viết của mình, tôi tìm thấy sự đồng điệu trong các ý kiến sau: “về mặt khoa học cây mắc ca cũng chưa rõ ràng” (Phạm Đồng Quảng”; “phải có nghiên cứu đầy đủ về cây mắc ca trước khi có những thông tin quảng cáo rầm rộ” (Đào Thế Anh); “phải trồng khảo nghiệm rộng khắp để có một bộ giống chuẩn” (Trần Vinh); “chưa có cơ sở để khẳng định quĩ đất trồng mắc ca ở Tây Nguyên là 200.000 ha và tính hiệu quả của mắc ca thì hiện tại chưa có thể khẳng định được điều gì” (Cao Chí Công); v.v.  Quảng cáo nên dựa trên cơ sở khoa học và đi sau khoa học.

Đưa thêm 1 cây vào hệ thống nông nghiệp là hay, tăng tính đa dạng và tính cạnh tranh của nông sản Việt, nhưng tính hiệu quả và bền vững của nó đòi hỏi phải thận trọng.

>> Cây mắc ca: Huyền thoại hay ngộ nhận?

GS. Nguyễn Tử Siêm

Bài tham khảo: Cây mắc ca: Chỉ trồng 10.000 héc ta chứ không phải 200.000 héc ta (Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Kinh Vu

    Hiện nay BQT Giacaphe.com sau khi kêu gọi bà con gởi hình giới thiệu cây măc ca có hiệu quả mà bà con biết để chúng tôi đăng, tuy nhiên do hình chất lượng kém hoặc do chụp không đúng đối tượng là cây macca mà chụp chân dung cho nên chúng tôi đang biên tập lại và sẽ đăng kèm lên đây cho bà con tham khảo.

  2. Thanh Còi

    Nhà cháu ở Lâm Hà – Lâm Đồng có trồng thử nghiệm khoảng 100cây macca ghép (giống do một cty bên Đắk Lắk mang qua từ năm 2009, năm đầu họ có qua thăm vài lần nhưng sau thì mất tăm). Khoảng từ tháng 8 âm năm ngoái thì bắt đầu ra hoa, hoa ra từng đợt đến giờ vẫn còn khá nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả không cao. Bên dưới cháu trồng màu ngày tưới nước hai lần nên mùa khô cũng như mùa mưa đất luôn ẩm, hàng ngoài cùng ít nước thì tỉ lệ đậu quả cũng như kích thước không bằng. Rất tiếc là diễn đàn chưa cho phép đính kèm hình ảnh vào phản hồi.

    1. Kinh Vu

      Ở trên góc phải màn hình của Giacaphe.com, có mục tham gia viết bài đó cháu Thanh Còi, vào đó cháu có thể gởi kèm file, hay gởi bài đều được cả

  3. Nông Cà

    Cách đây 5 năm tôi đã thử tìm hiểu về cây mắc ca trồng thử xen vào vườn cà phê để vừa che bóng cho cà phê vừa có thêm thu nhập, nhưng đến đoạn tài liệu cho rằng…:” … thu hoạch quả mắc ca vào lúc sáng sớm khi trái rụng xuống gốc khi đó hạt mới đạt chất lượng (trại rụng vào ban đêm) và phải nhặt ngay để khỏi sóc chuột ăn..” tôi thấy không phù hợp với công việc mình nên không trồng thử. Nay bắt đầu trồng xen tiêu trong cà phê..!

    1. Kinh Vu

      Trong mục tham gia viết bài có mục đính kèm, bạn chỉ cần nhấp vào đó là chọn tập tin hình để gởi đi. Cảm ơn bạn Tran Duc đã gởi hình trên facebook.

  4. Hoàng Phúc

    Hình ảnh bạn Trần Đức là cây từ hạt bị phân ly gien có nguồn gốc từ vườn thực sinh của viện Eakmat. Xung quanh nhà bạn Đức có nhiều hộ trồng cây ghép chuẩn quả rất sai tuổi 5 có thể cho 10-15kg/ cây

    1. tranduc

      Tôi mua giống ghép, ở đại lý gần cầu Ea Tiêu, lúc đó tôi chưa có kinh nghiệm về giống, …., nếu không ra gì thì cua ghép lại được không anh Hoàng Phúc?

  5. Hiên25

    Chào bạn Yen le nhà bạn trồng mắc ca ở vùng nào ? có thể cho mình địa chỉ và số đt mình liên lạc, hoặc đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm được không ? Mình cũng đã trồng thử nghiệm mấy cây (24 cây). Anh em mình định trồng nắm 2011 nhưng ko có giống và còn e ngại, mong bạn phản hồi .

  6. Trần Bắc

    Chúng tôi muốn các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý phải thận trọng trong việc đưa ra các thông tin, khuyến cáo về hiệu quả của các loại cây trồng. Người nông dân thường chạy theo lợi nhuận trước mắt nên dễ bị chịu thiệt thòi khi đua nhau trồng các loại cây không mang tính bền vững. Hiện nay giá mắc ca tại vườn từ 100.000 đến 120.000 đồng, trong khi giá bán giống khoảng 220.000 đồng. Mong các quí vị hãy đứng về phía người trổng chứ đừng theo mấy ông bán giống.

  7. Hoàng Phúc

    tôi là người làm macca thực tế với chủ tịch hội Macca Úc, thực sự con số của ông Siêm chưa chính xác. Hiện ở tây nguyên có khoảng 1000ha cây chuẩn thì năm thứ 4 đã thu 7-15kg hat/ cây và đã thừa vốn đầu tư rồi (chỉ tính giá theo giá các nông trại Úc đang bán) còn các nhà quản lý thường không chuyên sâu nên nhận xét của họ chỉ mang tính cảnh báo cũng không thể mang ra để dẫn chứng được. Có một cái yếu về lâm nghiệp của ông Siêm là ông nghĩ trồng xen là không ra gì, tốn thêm nước mà hoàn toàn ngược lại vì tạo cho vườn nhiều tầng, nhiều tán giảm sự bốc hơi và xói mòn đất (có trong nhiều báo cáo khoa học)

  8. Lê Dần

    Theo quan điểm của tôi, khi khuyến cáo đến bà con nông dân, trồng cây gì, hay nuôi con gì. Trước hết nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp phải bàn bạc cụ thể. Đối với nhà nước thì phải nghiên cứu các chinh vay vốn, quy hoạch ở vùng nào, nhà khoa học thì hãy chứng minh, được các sinh lý, thời tiết, khí hậu, thủy văn .. của cây ra sao, trông vùng nào hợp, vùng nào không hợp. Nhà Doanh nghiệp thì nên nghiên cứu thị trường tiêu thu ra sao, bán cho ai, bán như thế nào hiểu quả mang lại là bao nhiêu.
    Chứ các bác cư tranh luận nhau như vậy, thì ắt rắng nếu người dân trồng cấy mắc ca, không khéo lại thành cây mắc nợ. Chỉ lợi cho anh bán giống như cây sach, cây si, cây gió bầu, cây sưa… Hẫy làm việc một cách nghiêm túc và có trách nhiệm hơn trước 90 triều đồng bào chứ đừng vì góp vốn vào công ty bán giống mà hại nhân dân

  9. Trần Đình Quý

    Nói chung tất tần tật mọi thiệt hại đều đổ lên đầu bà con nông dân…. còn nhà khoa học, doanh nghiệp thu lợi ngay từ lúc đầu khi bán giống!
    Hoan hô GS Siêm

  10. trung hiếu

    thay vì tranh luận các GS hãy tìm đầu ra ổn định cho cây mắc ca. Mọi người muốn trồng nên tìm hiểu thông tin kỹ về nguồn giống. Nhà mình có trồng rồi, hiện cho thu hoạch khá tốt!

  11. ngo the hoan

    Việc ông hùng phản đối bài viết này chẳng qua là do ông này bị mất quyền lợi về kinh tế và công sức ca cây mắc ca lên tận mây xanh. Ông hùng là cổ đông lớn trong công ty vinamacca tại số 9 nguyễn lương bằng, bmt, daklak và có người cháu gọi bằng cạu tên tùng là giám đốc cty trên. Tội với dân quá Vấn đề bạn phản hồi có thể đúng, tuy nhiên chúng ta chưa có cơ sở để xác nhận nội dung phản hồi nên không thể hiển thị – BQT

Tin đã đăng