Lâm Đồng: Nông dân Bảo Lâm lo “đầu ra” cây mắc ca

So với các địa phương khác trong tỉnh, nông dân huyện Bảo Lâm tiếp cận với cây mắc ca khá muộn. Mặc dù việc triển khai trồng mắc ca theo hợp đồng và được nhà đầu tư hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật, nhưng sau hơn 4 năm trồng, nhiều bà con vẫn lo ngại về “đầu ra” của loại cây này.

Vườn mắc ca đang cho trái bói của gia đình anh Bình (thôn 5, Lộc Nam)
Vườn mắc ca đang cho trái bói của gia đình anh Bình (thôn 5, Lộc Nam)
Liệu có phải “đem con bỏ chợ”?

Năm 2009 và 2010, thông qua Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đức Anh, nông dân 2 xã Lộc Nam và Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) lần đầu tiên được tiếp cận với cây mắc ca và bắt đầu trồng xen loại cây này trong vườn cà phê. Diện tích mắc ca được xen canh hiện đã lên đến hơn 120ha. Trong đó, Lộc Thành trồng 80ha và Lộc Nam 42,7ha. Ông Đào Thế Vịnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, cho hay: “Địa phương có 60 hộ tham gia mô hình. Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, bước đầu cho thấy rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng. Hiện tại, nhiều vườn cho trái bói”. Theo ông Vịnh, nông dân ở Lộc Thành rất hào hứng với loại cây này, do được phía Công ty Đức Anh cam kết bao tiêu sản phẩm, nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư. Thời điểm 2009, Công ty cung cấp 45.000 cây giống mắc ca, với giá thành 65.000 đồng/cây giống, Công ty trợ giống dưới hình thức bán thiếu cho nông dân 50%. Khoản nợ này, nông dân sẽ thanh toán cho Công ty vào mùa thu hoạch. Sự ràng buộc như thế khiến nông dân yên tâm phần nào khi tiến hành canh tác.

Tuy nhiên, ông Đào Duy Phi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Nam, cho biết: “Sau khi Công ty tổ chức tập huấn và đưa giống về cho bà con nông dân, thì gần 2 năm sau chẳng thấy “bóng” của Công ty quay trở lại hỗ trợ kỹ thuật như đã hứa. Bà con chỉ dựa vào tập tài liệu hướng dẫn về cách trồng loại cây này được phía Công ty cung cấp, rồi cứ thế trồng và tự mày mò chăm sóc. Mãi đến gần giữa năm 2014, Công ty mới quay trở lại tổ chức hội thảo, đi thăm vườn của bà con và đặt vấn đề tiếp tục đầu tư!”. Trước thời điểm Công ty quay trở lại, nhiều bà con phân vân, lo ngại về “số phận” của loại cây này, nên đã có nhiều hộ dân không dám “mặn mà” với mắc ca, chỉ chăm cà phê mà gần như lãng quên sự hiện diện của cây này. Mặc dù không được chăm bón, tưới tắm, nhưng mắc ca (vốn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc) vẫn sống và vẫn phát triển, tăng chiều cao đến “chóng mặt”. Ông Lưu Văn Tạng – Trưởng Chi hội Nông dân thôn 5 (Lộc Nam), cho biết: “Chỉ sau 3 năm trồng, cây đã cao hơn mái nhà. Nếu không kịp thời “hãm” chiều cao bằng cách tỉa ngọn để cây phân nhánh, thì cây sẽ che ánh sáng và hạn chế khả năng quang hợp của cà phê”. Anh Võ Văn Thiên (thôn 5, Lộc Thành), đã phải đốn gốc những cây mắc ca cao đến 5 mét để chăm lại từ đầu. Anh Thiên kể: “Bản thân tôi chỉ biết trồng, khi xem báo chí đưa tin về cách chăm mắc ca, mới biết phải đốn ngọn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nếu không cây sẽ quá cao!”.

Hiện tại, nhiều vườn mắc ca của nông dân Lộc Thành và Lộc Nam đã cho trái bói, nhà nhiều thì chục kg, ít thì 3 – 4 kg. Anh Ngô Văn Bình (thôn 5, Lộc Nam) trồng 165 cây mắc ca xen trong 3 mẫu cà phê, hiện đã thu hoạch trái bói, cho biết: “Vườn đã ra trái bói, nhưng chưa thấy Công ty đặt vấn đề thu mua như cam kết”. Tuy nhiên, do lượng trái bói còn ít, nên bà con chỉ dùng để ăn, vẫn chưa “sốt sắng” với việc tìm đầu ra. Qua câu chuyện, ông Lưu Văn Tạng và anh Ngô Văn Bình bày tỏ lo ngại về giá thành của sản phẩm. Theo ông Tạng, giá một kg mắc ca tươi hiện được nông dân nhiều vùng lân cận bán ra với mức giá dao động từ 180 – 220 ngàn đồng/kg. Phía Công ty Đức Anh, trong hợp đồng, cam kết thu mua theo giá thị trường, nhưng mức giá thị trường thế giới hiện tại chỉ từ 2,5 – 3 USD/kg, nên nhiều nông dân chưa biết sẽ được Công ty thu mua theo giá nào!

Cam kết thu mua theo giá thị trường

Đem vấn đề này trao đổi với bà Phan Thị Lâm – Giám đốc Dự án mắc ca các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Công ty TNHH Đức Anh), bà cho biết: “Công ty hiện đã tiến hành thu mua trên 3 tấn trái bói mắc ca cho nông dân Di Linh với mức giá 100.000 đồng/kg thô”. Đây là mức giá, theo bà Lâm, đang giao dịch trên thị trường thế giới. Nếu chỉ bán ra với mức giá từ 20 – 25.000 đồng/kg thô thì nông dân cũng đã đạt doanh thu trên 380 triệu đồng/ha.

Lý giải về mức giá 180 – 220 ngàn đồng/kg mắc ca hiện đang được nông dân bán ra trên thị trường, bà Lâm cho rằng: “Đó là giá bán giống, không phải giá thu mua sản phẩm. Hiện tại, do mắc ca đang là cây trồng được bà con nông dân vùng Tây Nguyên ưa chuộng, nên nhiều nhà vườn thu hoạch mắc ca rồi nhân chồi giống hoặc bán hạt mắc ca giống với mức giá này!”. Trao đổi về tiến trình thu mua sản phẩm, bà Lâm cho biết: “Ở mỗi xã, Công ty sẽ bố trí 1 cộng tác viên. Đó là hộ dân có điều kiện xây dựng vườn nhân chồi, được Công ty chọn để chuyển giao kỹ thuật ghép giống mắc ca. Cộng tác viên này sẽ là trung gian giao dịch nguồn giống và thu mua sản phẩm giữa Công ty và bà con nông dân”.

Bà Lâm cam kết: “Chúng tôi làm ăn lâu dài với nông dân, vì thế chúng tôi rất trọng chữ tín”. Hiện tại, Công ty Đức Anh đã ký hợp đồng với nông dân trồng hơn 500ha (kế hoạch là 1.000ha). Trong số này, Di Linh (300ha) và Bảo Lâm (120ha) là những địa phương có diện tích mắc ca khá nhiều. Trong năm 2015, được sự hỗ trợ của Nhà nước, Công ty sẽ nhân rộng thêm 200ha tại Bảo Lâm (Lộc Thành: 100ha, Lộc Nam: 100ha) và cũng sẽ triển khai nhân rộng ở các huyện khác. “Để chuẩn bị cho quá trình đầu tư khép kín, từ đầu tư vùng nguyên liệu đến chế biến, hiện Công ty đang xin chủ trương xây dựng Nhà máy Chế biến hạt mắc ca, đặt tại KCN Tân Châu (Di Linh). Sản phẩm sau chế biến, theo hợp đồng với Công ty, sẽ được xuất sang Úc, Mỹ và các nước châu Âu” – bà Lâm cho biết.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tân BL

    Theo bài viết: nhưng mức giá thị trường thế giới hiện tại chỉ từ 2,5 – 3 USD/kg, … Vậy thì sao công ty Đức Anh lại mua với giá 100.000 đ/kg và nói đây là giá đang giao dịch trên thị trường thế giới? còn giá 180-220k là giá bán giống chứ không phải giá thu mua sản phẩm…
    Ai biết cho bà con xin thông tin về giá măc ca mạch lạc hơn. Mình thấy bài viết này có vẻ loanh quanh hơi bị khó hiểu.

  2. Mắc...cổ

    Đầu ra sản phẩm này chưa có gì là chắc chắn, nếu không nói là bấp bênh, thì điều chắc chắn nhất là cơ sở cung cấp cây giống cho nông dân đang tha hồ hốt bạc!

  3. anonymous

    Hiện tại giá thị trường Việt Nam bán tận tay người dùng là 300k/cân quả tươi chưa chín, và 900k/ cân nhân tách vỏ. Vậy thì giá quốc tế sao lại rẻ đến như vậy, trong khi macca không phải nơi nào cũng trồng để ra quả được (trong bài nói macca dễ trồng là chưa thấu đáo, trồng đc cây là 1 chuyện còn ra quả không lại là chuyện khác). Macca được coi như thứ hạt xa xỉ bởi giá trị dinh dưỡng cực cao, cùng với mùi vị đăc biệt và sự khan hiếm của nó. Thực tế nếu trồng thành công macca với quy mô như trông cà phê bây giờ thì hạt macca đem lại giá trị kinh tế gấp đôi cà phê.

  4. Dân Lâm Hà

    Tôi đọc nhiều bài báo thấy tiềm năng cũng như giá trị cây Macca này là khá cao! Hiện tại thì tôi cũng định trồng cây Macca xen canh với cà phê như nhiều người đã làm. Điều tôi băn khoăn là điều đang diễn ra trên thực tế có giống như những gì những bài báo này viết không! Ai có kinh nghiệm trồng Macca rồi có thể cho tôi 1 vài lời khuyên hữu ích được không ạ! Cảm ơn

  5. Kinh Vu

    Hiện nay tôi đang có nhu cầu cần khoảng 10-20kg hạt macca tươi để thí nghiệm cho máy bóc vỏ hạt macca.
    Bà con nào có thể cung cấp xin vui lòng email cho tôi theo địa chỉ: kinhvu@giacaphe.com
    Xin cảm ơn, mong nhận được sự phản hồi và báo giá của bà con.
    Kinh Vu

  6. Hoàng Phúc

    Xin thông báo bà con là hiện nay ở khu vực Bảo Lộc, bảo Lâm có hiện tượng bán cây giống macca giả thương hiệu của cty Vinamacca. Cây giống của họ viết là vinamaccaducanh và số điện thoại của cty chúng tôi là 0989089685, 0904042639. Để phân biệt cây giống thật giả bà con để ý cây giống chúng tôi bầu lớn, cây cao to >1m, gắn bảng từng giống, có chứng chỉ của Úc chuyển giao.

  7. nguyen thi tuyet

    Đọc xong mà thấy lo quá ! nhà em ở Ninh Loan – cũng trồng 2 héc ta mắc ca, chẳng có kĩ thuật viên nào hướng dẫn cả. Tất cả là tự tìm hiểu, tự chăm sóc… cây cũng đang trong thời kì bói quả. Em cũng đang rất lo lắng đầu ra cho sản phẩm này, biết đầu ra tốt cho em biết với nhé.
    Chân thành cám ơn !

    1. Đoàn Quân Trường

      Có phải cô Tuyết Khao không vậy ạh ? Hôm bữa cháu đi qua thấy mấy ông bên hội đồng giáo xứ Ninh Loan với cha Quý vào vườn của cô chú tham quan mô hình trồng mắc ca mà . Cháu thấy cây mới cao cỡ 2m5 mà đã bói rồi hả cô ?
      Cháu mới mua 2ha đất hoang tính trồng cafe ươm 2 năm xen mắc ca mà tình hình kiểu này phẩi suy nghĩ lại.

      1. Nguyen Kim Quang

        Chào Trường, tôi ở Saigon, muốn mua đất để làm vườn nghĩ dưỡng nhưng hoàn toàn không biết gì về trồng càphê hay chè cả. tôi có thể thuê người để làm hay cho người khác thuê lại. Chi phí để thuê người ? và nếu cho thuê lại thì mình có quyền ra vào vườn của mình khogn? v.v… Thông tin nào Trường thấy hữu ích để tìm hiểu về cuộc sống ở trên đó, vui lòng cho biết thêm. Cám ơn nhiều. Quang

      2. Đoàn Quân Trường

        Chào bạn : Nguyen Kim Quang
        Xin được trả lời bạn .
        Bạn không biết gì về Cà Phê bạn có thể thuê người làm từ A – Z. ( trên này sẵn công trừ lúc hái thì hơi mệt tí thôi ).
        Chi phí thì tùy vào công việc mà bạn thuê làm :
        Ví dụ : + Cào bồn ,tưới nước, tỉa cành, vặt chồi , bỏ phân, hái cà,.v..v 150k – 180k / ngày. tùy vào người Kinh hay Đồng Bào mà giá cả khác nhau , phụ thuộc vào kĩ thuật với tốc độ làm, kinh nghiệm nữa.
        + Xịt thuốc cỏ or nấm bệnh ( những thứ độc hại ): 200 – 250k / ngày ..v.v rất nhiều việc khác nữa, làm thử đi mới biết được bạn ạ chứ giờ ngồi nói bạn ko hình dung được đâu .
        Trên này chả ai dại mà đi cho thuê vườn của mình cho người khác làm cả, vì làm vườn nếu biết cách thì chắc chắn là lời quan trọng là ít hay nhiều thôi .
        Mình tính thử cho bạn trên diện tích 1.000 cây cà phê sản lượng trung bình 3,5 tấn nhân nhé .
        + Chi phí phân bón : 3 lần mùa mưa + 1 lần mùa khô : 14tr – 18tr. ( tùy loại phân bạn chọn , mua phân đơn về trộn or loại tổng hợp .NPK )
        + Chi phí 2 – 3 đợt tưới mùa khô : 1 đợt tưới hết 1,5 – 2 ngày , bao gồm ( tiền dầu + nhân công )
        + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật : 1 -2 lần / năm, 1 lần 800 – 1tr5 tùy bạn mua loại thuốc gì ( đa số là : nấm hồng, rỉ sắt , muội đen , rệp ,sâu đục thân, mọt cành , khô quả ,v,v, , dưới rễ thì tuyến trùng, rệp sáp, v.v. )
        Thôi viết tới đây thôi rảnh trả lời bạn tiếp

      3. tr cuong

        minh ơ cách dalat 15km huong đi saigon và có vườn >1ha hoạc 2ha ở mặt đường caot dalat-saigon neu ai có nhu cầu mua vườn thì chỉ giúp xin cảm ơn

      4. tr cuong

        mình cũng rất mê trồng macca nhưng loại cây này chưa ổn định giá mong nhà nước ổn định giá loại này cho bà con yên tâm chăm sóc cây trồng được hiệu quả

    2. HaoNguyen

      Chào chị Tuyết, bên mình cũgn muốn tìm nguồn cung cấp quả macca tươi, ko biết có thể kết hợp được với bên chị ko ? Nếu được thì chị dt liên lạc mình với nhé. 0972 281182 – gặp Hào

  8. kang nam

    Ở chợ Đà Lạt ngta bán cho khách du lịch 40k/100g, loại chỉ việc bỏ vào mồm ăn. Thế giá 900k ma nó mua à. Vớ vẩn

  9. Nguyễn DUY

    Em là giám đốc công ty Thế Giới Hạt, có thị trường phân phối các loại hạt dinh dưỡng tại Việt Nam và Châu Úc, bà con anh chị em nhà vườn có nhu cầu bán sản phẩm này thì liên hệ với em, em không bao tiêu như công ty Đức Anh ở trên nhưng ít ra em cũng mua sản phẩm theo giá thị trường, tết vừa rồi giá mắc ca cao qua , em không dám đăng bài … Cám ơn mọi người . DUY 0909.288.568 Các bạn cần đăng thông tin giao thương, xin vui lòng liên lạc với BQT để xác minh nguồn đăng – xin đừng gởi vào phản hồi – BQT

Tin đã đăng