Trong tuần 45, giá cà phê Robusta tăng 55 USD/tấn, tương đương tăng 2,72 % , giá cà phê nhân xô tăng 1.100 đồng/kg, tương đương tăng 2,76 % và giá cà phê Arabica tăng 9,6 cent/lb, tức tăng 5,26 %, mức tăng nhiều nhất.
Chốt phiên cuối tuần, giá cà phê thế giới trở lại xu hướng trái chiều.
Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 1 USD, tương đương giảm 0,05 %, xuống 2.074 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2015 cũng giảm 1 USD, tương đương giảm 0,05 %, còn 2.074 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2015 cũng giảm 1 USD, tương đương giảm 0,05 %, còn 2.077 USD/tấn, các mức giảm rất nhẹ. Biên độ giao dịch khá hẹp. Khối lượng giao dịch dưới trung bình.
Trái lại, trên sàn kỳ hạn ICE US – New York, giá cà phê Arabica tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 3,25 cent, tức tăng 1,72 %, lên 192 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 3/2015 tăng thêm 3,2 cent, tức tăng 1,66 %, lên 196,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2015 tăng thêm 3,25 cent, tức tăng 1,66 %, lên 198,8 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức rất cao.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên không thay đổi, vẫn dao động ở 40.400 – 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ, được chào 2.047 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 30 USD theo giá kỳ hạn tháng 3/2015 tại London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn tăng 55 USD/tấn, tương đương tăng 2,72 % , giá cà phê nhân xô trong nước tăng 1.100 đồng/kg, tương đương tăng 2,76 % và giá cà phê Arabica kỳ hạn tăng 9,6 cent/lb, tức tăng 5,26 %, mức tăng nhiều nhất.
USD tiếp tục mạnh lên trong khi đồng Reais Braxil giảm xuống mức thấp 9 năm đã khiến thị trường cà phê thế giới tỏ ra e ngại vì sẽ kích thích người Brazil đẩy mạnh bán ra.
Công ty Safras & Mercado, nhà tư vấn, nghiên cứu và phân tích rất có uy tín ở Sao Paulo Brazil, ước tính đến tuần đầu tháng này có 61% cà phê vụ mùa mới Brazil đã được bán ra, cao hơn đáng kể so với chỉ 49% cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 29,75 triệu bao. Tuy nhiên, ước tính doanh số bán hàng này là Safras & Mercado đã dựa trên dự báo sản lượng 48,9 triệu bao, trong khi các nhà quan sát cho rằng khối lượng Brazil đã bán là ít hơn so với con số phần trăm đã chỉ ra.
Thị trường cà phê cũng đang chú ý tới hội nghị Sintercafe ở Costa Rica với rất nhiều nhà thương mại và công nghiệp của khu vực và của quốc tế về San Jose tham dự. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tin tức gì nổi bật được đưa ra từ hội nghị này, nên có thể gán cho một câu ngạn ngữ phương Tây“không có tin tức là tin tốt”.
Báo cáo hàng quý sơ bộ từ JM Smucker, nhà rang xay cà phê nổi tiếng ở Bắc Mỹ, cho thấy tiêu thụ cà phê ở thị trường tiêu dùng lớn thứ hai này có xu hướng tiêu cực làm dấy lên một số vấn đề cần quan tâm cho nhà đầu cơ giá lên trong thị trường.
Báo cáo sơ bộ xuất khẩu tháng 10/2014 của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê đạt 95.814 tấn với giá trị kim ngạch 211,86 triệu USD, giảm 1,6 % về lượng và giảm 1,0 % về giá so với tháng trước. Lũy kế xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt tổng cộng 1,48 triệu tấn với trị giá 3,09 tỷ USD, tăng 36,5 % về lượng và tăng 33,1 % về giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt tổng cộng 574.481 tấn, chiếm 38,74 % khối lượng xuất khẩu của cả nước.
Anh Văn (giacaphe.com)
Sao giá trừ lùi tăng từ 30 đôla lên 60 vậy bà con? ai biết giải thích dùm
Vụ mùa các phê năm nay các tỉnh Tây nguyên, nơi tập trung phần lớn diện tích cà phê của Việt Nam đang đứng trước nổi lo mất mùa là cầm chắc. Nếu giá cả cà phê không tăng lên bà con nông dân có khả năng sẻ quay lưng lại với cây cà phê.
Các công ty và đại lí của Việt Nam ko dám bán khống nữa zồi và đẩy giá trừ lùi lên 60usd kiểu này chỉ chết bà con nông dân mà thôi. Đã mất mùa nay còn bị ép giá kiểu này ko chết thì cũng hết sống thôi…! Các ban ngành sớm vào cuộc chỉnh đốn và có biện pháp trợ giúp người nông dân sản xuất cà phê…
Tôi thấy nhiều nhà đã thu hoạch năm năm nay tăng sản lượng hơn năm ngoái mà
Thời gian khối lượng giao dịch rất khủng nhưng phần lớn là bị bán khống chứng tỏ 1 điều rất dễ hiểu các công ty bắt tay nhau ép giá nông dân và bán khống 50% sản lượng mà họ dự kiến sẽ thu mua được ,như thế các công ty ăn đc 1 khoản kha khá từ chênh lệch giá giữa nội địa và xuất khẩu mặt khác lại xoay vòng đc dòng vốn để tích góp chuyển sang mua 50% sản lượng còn lại để đầu cơ.thị trường mới vào vụ mà khối lượng giao dịch cà A luôn ở mức cao chứng tỏ 1 bên thì bán khống 1 bên thì tăng mua vì sợ sản lượng thiếu hụt trong tương lai sẽ đẩy giá lên cao.
gia nay vao mua lieu co kha quan khong?Giá này liệu vào mùa có khả quan không?