Trong tuần 34, giá cà phê Robusta tăng 58 USD/tấn, tương đương tăng 2,9 % và giá cà phê nhân xô trong nước tăng 1.400 đồng/kg, tương đương tăng 3,58 %, trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn tăng tới 13,85 cent/lb, tức tăng 7,39 %, mức tăng mạnh nhất.
Chốt phiên cuối tuần, giá cà phê kỳ hạn thế giới nối tiếp xu hướng tăng.
Trên sàn LIFFE – London, giá cà phê Robusta gia tăng trở lại. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 16 USD, tương đương tăng 0,78 %, lên 2.055 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2015 tăng 18 USD, tương đương tăng 0,87 %, lên 2.062 USD/tấn, các mức tăng đáng kể.
Tương tự, trên sàn ICE – New York, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng trưởng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 1,2 cent, tức tăng 0,6 %, lên 201,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2015 cũng tăng thêm 1,2 cent, tức tăng 0,59 %, lên 205,1 cent/lb, các mức tăng khá nhẹ.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 300 đồng, lên ở mức 39.900 – 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ, được chào 2.015 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi không đổi ở 40 USD theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn tăng 58 USD/tấn, tương đương tăng 2,9 % và giá cà phê nhân xô trong nước tăng 1.400 đồng/kg, tương đương tăng 3,58 %, trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn tăng tới 13,85 cent/lb, tức tăng 7,39 %, mức tăng mạnh nhất.
Giá cà phê thế giới tăng trưởng trở lại do nổi lo về nguồn cung.
Vấn đề sản lượng vụ mùa đang thu hoạch ở Brazil tiếp tục làm nóng thị trường. Trong khi phần lớn thương nhân quốc tế đồng tình với mức dự đoán 48 triệu bao và ước tính nhu cầu toàn cầu niên vụ 2014/25015 sẽ thiếu hụt vào khoảng 8 – 10 triệu bao.
Các nhà quan sát cho rằng trong vòng 6 tháng tới, các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu sẽ thu hoạch và đưa hàng vụ mới ra thị trường, và do đó thị trường có lẽ sẽ chỉ cảm nhận được sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu bắt đầu kể từ quý II năm sau.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng Bảy đạt 9,73 triệu bao, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu trong 10 tháng đầu niên vụ 2013/2014 chỉ đạt tổng cộng 92,26 triệu bao, giảm 2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Tuy nhiên những con số này chưa đủ để khẳng định sự suy giảm tồn kho của thị trường tiêu dùng hay sự tăng trưởng tích cực của dự báo tiêu thụ trong ngắn hạn.
Cơ quan chức năng của Việt Nam thông báo xuất khẩu cà phê tháng Tám ước đạt 89.000 tấn, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu niên vụ lên ước đạt 1,51 triệu tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ niên vụ trước. Tuy con số này tạm thời chưa làm dấy lên nổi lo nguồn cung ngắn hạn, nhưng thực tế hàng vụ mới của Việt Nam chỉ có thể đưa ra thị trường sớm nhất khoảng giữa tháng 11.
*Thứ Hai, ngày 01/09/2014, thị trường New York đóng cửa, nghỉ Lễ Lao Động Mỹ. Thị trường London giao dịch bình thường.
Anh Văn (giacaphe.com)
Theo các bác dự đoán giá còn tăng nữa hay không vậy? Theo em nghĩ giá còn khả quan cho những ai còn cà đó.
Ai còn cà thì chú ý nghe, cuối tuần sau là giá đỉnh rồi đó !
Không muốn bán thì để qua tháng 4 sang năm bán cũng được.
Bạn Tân BL có thể cho biết thêm thông tin hoặc cơ sở cụ thể để đưa ra ý kiến trên được không?
Vấn đề cốt lõi là trong bốn tháng tới từ tháng 9-12, Việt Nam sẽ xuất khẩu được bao nhiêu cà phê. Chúng tôi nhận định; sẽ rất thấp so với đầu năm, có thể là không đáng kể. Nhưng những con số này đều là bí ẩn, bí mật. Các nhà đầu cơ cũng chỉ trông chờ vét được số lượng hàng hoá này để làm chủ tình hình quay lại ép giá cà phê vụ mới mà thôi. Chúng tôi vẫn nhắc lại tuy đã khuyến cáo nhiều lần: bà con trồng cà phê luôn giữ nguyên tắc; bán chậm, bán có chừng mực và đừng bán ký gửi cho các đại lý, công ty. Họ không bao giờ chia lợi nhuận cho chúng ta đâu, khi họ đã nắm được cái cán ta chỉ còn cái lưỡi thì nguy hại không lường.