Ở thời điểm cuối niên vụ, lượng xuất khẩu cà phê của cả nước ba tháng gần đây giảm đáng kể. Vì vậy, thị trường cà phê nội địa tại các tỉnh Tây nguyên không mấy nhộn nhịp như thời gian đầu và giữa vụ.
Tổng Cục Hải Quan ước xuất khẩu cà phê trong tháng 7-2014 của nước ta chỉ đạt 88,6 ngàn tấn, giảm so với tháng 6-2014 là 108 ngàn tấn và so với tháng 4-2014 trên 210 ngàn tấn.
Một chuyên gia ngành hàng dự kiến hai tháng cuối vụ còn lại, tức tháng 8 và 9 năm nay, lượng xuất khẩu vẫn tiếp tục yếu nếu như giá kỳ hạn không tăng mạnh để kích hàng ra. Trong trường hợp giá kỳ hạn giảm, giá cà phê nội địa vẫn vững, sẽ xảy ra tình trạng giá hai bên mua và bán khó gặp nhau. Giá nội địa sẽ mắc hơn nên có thể làm chậm mạch xuất khẩu nếu như khách ngoại không chấp nhận trả cao.
Giá xuất khẩu cà phê robusta loại 2, 5% đen bể hiện nay đang được các nhà xuất khẩu chào bán ở mức trừ 20-30 đô la/tấn dưới giá niêm yết của sàn kỳ hạn Ice Liffe tại London, trong khi đó người mua chỉ trả mức trừ 50-60 đô la/tấn FOB (giao hàng qua lan can tàu). Mức cách biệt 30-40 đô la/tấn khá xa khiến hợp đồng mua bán xuất khẩu khó thành hiện thực. Điều đáng nói là khi giá kỳ hạn tăng mạnh, người mua thường kéo giãn giá xuất khẩu dưới dạng trừ lùi này càng xa như hiện nay người ta đang trả robusta của Brazil chừng trừ 65-85 đô la/tấn FOB.
Trên sàn kỳ hạn London, giá tiếp tục xuống. Đến hết phiên giao dịch ngày thứ Tư 20-8, giá niêm yết sàn này chốt mức 1969 đô la/tấn, giảm 7 đô la/tấn so với cách đấy một tuần và mất 124 đô la/tấn so với ngày đầu tháng, là ngày có giá đóng cửa cao nhất trong tháng tính đến hôm nay.
“Hàng để chuẩn bị giao hầu như đã sẵn nhờ mua từ trước. Nếu đợi giá rẻ để mua ở mức hiện tại, vẫn phải sợ rủi ro vì hàng ra thị trường rất ít khi giá dưới 40 triệu đồng/tấn,” lãnh đạo một đơn vị xuất khẩu cà phê lớn tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết. Sáng hôm qua thứ Năm 21-8, giá cà phê nội địa ở quanh mức 39 triệu đồng/tấn.
Tuy đã lường trước như thế, kinh doanh xuất khẩu cà phê vẫn không bớt khó khăn. Không chỉ rủi ro từ bản thân ngành hàng, vốn bị đầu cơ tài chính thế giới khống chế, giá lên xuống hết sức thất thường. “Cước chuyên chở nội địa tăng gấp ba lần do chính sách siết chặt xe chở quá tải, cước vận tải đường biển tuần qua được báo tăng lên mức cao nhất tính từ ba tháng nay đã làm chúng tôi không chỉ mất ăn mà có khi còn phải bù lỗ một khoản tiền khá lớn cho khoản tăng ngoài dự kiến này,” ông than vãn.
Giá cà phê kỳ hạn đã ì ạch lại gặp thêm các khoản chi phí tăng, cà phê chỉ còn cách đợi một đợt giá tăng đột biến mới mong lượng cà phê còn tồn trong dân ra được thị trường trước khi vụ mới bắt đầu.
Bốn tháng cuối năm (tháng 9-12/2014) nguồn cà phê để xuất khẩu từ Việt Nam sẽ quá ít ỏi, đặc biêt là cận kề cuối năm 2014. Trong số ít ỏi ấy lại chủ yếu là hàng hoá đã có trong hợp đồng để tất toán. Nguồn cung mới ở Việt Nam hầu như không có nếu các “:đầu nậu quốc tế” tiếp tục găm giá như kiện nay. Chúng tôi đang bình thản xem cuộc cờ.
Nhìn số lượng người lên diễn đàn thì cũng đoán ra được lượng cà trong dân còn nhiều hay ít. Các doanh nghiệp nắm lượng hàng lớn còn lại, nên giá có lên hay xuống bây giờ cũng không ảnh hưởng nhiều đến nông dân.
Theo tôi nghĩ nông dân hiện nay không còn cà phê nữa, nếu còn thì những hộ khá giả giá không được như mong đợi thì họ sẽ không bán họ để luôn vì năm nay cũng mất mùa, hội đủ yếu tố để mất mùa
cà phê năm nay ở các tỉnh tây nguyên vì lý do thời tiết nên thu hoạch muộn hơn mọi năm khoảng 2 tuần. như vậy đến giữa tháng 11, Việt Nam mới có hàng xuất khẩu thời gian đến đó còn trên hai tháng rưỡi. Trong khi nguồn hàng trong dân không còn là bao vả lại Brazil đang kiểm soát chặt nguồn cung Arabica. Vì thế giá cà phê trong thời gian tới sẽ còn biến động, những ai còn cà hãy bình tĩnh và chờ thời cơ sẽ được giá như mong đợi.
Tôi cũng đang còn một lượng kha khá nhưng với giá này tôi quyết không bán, để sang năm bán luôn. Tôi dự đoán không những niên vụ ’14-’15 mất mùa mà niên vụ ’15-’16 cũng sẽ mất mùa bởi lí do: Đầu niên vụ ’13- ’14 do rét đậm, rét hại (dưới ngưỡng tích ôn hữu hiệu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, mà cụ thể là cây cà phê phân hóa mầm hoa rất kém) nên khi tưới hoa không bung được, tình trạng nở hoa chanh rất phổ biến (túi phấn bị thui đen lại). Các nơi bà con nông dân đều kêu mất mùa. Đã thế, tháng 8 mưa quá nên quả bị rụng rất nhiều. Vì trái ít nên cây cà phê sung sức hơn – cành lá sum suê và xanh ngắt. Ở chỗ tôi từ 08/8 – 22/8 nắng to, găy gắt, thời gian có nắng trong ngày dài (khoảng từ 7h30′ đến 17h30′) nên cây phân hóa mầm hoa mạnh. Những mầm hoa này sẽ nở vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi có nắng trở lại, điều này đồng nghĩa với việc “vất đi” số cho quả vào thời điểm này. Từ thực tế đó thì niên vụ ’15 -’16 lại cũng sẽ mất mùa. Ai sẽ là người đồng ý với nhận định và phân tích của tôi?
Tại Gia lai , giá thu mua của các đại lý như Hoa Trang, Nguyên Vũ.. thu mua 40.200 rồi mà giá niêm yết tại đây chỉ có 39.200 (Gialai). Bà con nên tham khảo thêm nhé.
Lưu ý: Sàn robusta London nghỉ ngày thứ hai 25-8. Vì vậy, sàn arabica New York mở cửa trễ hơn thường lệ.
lecam bạn có biết hôm nay tại Gia Lai mua giá bao nhiêu ko vậy?
họ mua 40.500, có chỗ 40.600 hoangnhuong…
các bác dự đoán xem giá cà phê sắp tới còn tăng nữa ko vậy nhỉ…?