Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương phê duyệt quy hoạch diện tích, lộ trình thực hiện tái canh cà phê.
>> Tái canh cây cà phê: những vấn đề cần quan tâm
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương xem xét xử lý theo thẩm quyền những kiến nghị của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, hướng dẫn kịp thời các giải pháp tái canh cà phê bảo đảm tiến độ, hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ kiến nghị của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, có giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng, tiếp cận vốn vay của người dân để thực hiện tái canh cà phê.
Phó Thủ tướng giao UBDN các tỉnh khu vực Tây Nguyên căn cứ chắc năng, nhiệm vụ, tình hình cụ thể của từng địa phương, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tái canh cà phê trên địa bàn.
Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cây cà phê ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề là các vườn cà phê già cỗi, suy kiệt, sinh trưởng kém, năng suất thấp và không còn khả năng cưa đốn phục hồi hay ghép cải tạo đang đe dọa chính sự phát triển bền vững của cây cà phê.
Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích cà phê già cỗi ước khoảng 140.000-160.000 ha (Cục Trồng trọt, 2013), phần lớn vườn cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp hơn 1,5 tấn/ha và trên 20 năm tuổi cần tái canh để đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nông dân.
mong nguồn vốn vay tái canh cây cà phê mau đến người nông dân.