Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước kiến nghị Bộ Công thương bãi bỏ giấy phép xuất khẩu phân bón để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết tình trạng thừa phân bón trong nước và thu về ngoại tệ.
Hiện nay, do đã vào cuối vụ hè thu ở các tỉnh phía nam và cuối vụ lúa mùa ở các tỉnh phía bắc, nhu cầu sử dụng phân bón giảm. Từ đầu năm đến nay, lượng phân u-rê nhập khẩu đạt 768.000 tấn, tăng 36,49% so với cùng kỳ năm 2008. Ðặc biệt, thời điểm Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu phân bón theo đường tiểu ngạch còn 0%, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ồ ạt. Trong khi đó, năng lực sản xuất trong nước ngày càng tăng và lượng phân u-rê tồn kho từ các vụ trước còn hàng trăm nghìn tấn.
Trong kinh doanh phân bón, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tùy theo nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm trước đây khi xuất khẩu phân bón, các doanh nghiệp nhất thiết phải có giấy phép xuất khẩu để Nhà nước điều hành cung – cầu. Nay tình hình đã khác. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy, hiện nay Việt Nam đã tự túc được 50% nhu cầu phân đạm, 100% phân lân nung chảy và phân NPK. Vì vậy, phân bón là thị trường nhạy cảm, giá thay đổi từng ngày, nếu không nhanh nhạy, cho phép doanh nghiệp tái xuất khẩu thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ mất chi phí lưu kho, đọng vốn. Khi lượng phân bón trong nước dư thừa việc tồn tại giấy phép phân bón không còn phù hợp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường phân bón đã có nhiều thay đổi. Trước đây, các doanh nghiệp thường nhập khẩu từ thị trường Trung Ðông, Nga, Mỹ, nhưng hiện nay, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu chính. Do vậy, thời gian vận chuyển hàng đã giảm đáng kể. Hơn nữa, lượng phân u-rê sản xuất trong nước ngày càng tăng. Trong cơ chế thị trường, nên để doanh nghiệp được tái xuất phân bón tự do. Nhà nước chỉ nên can thiệp, hạn chế nhập khẩu trong trường hợp thị trường phân bón biến động mạnh, khan hiếm hàng, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước. Về phía Bộ Công thương, đại diện Vụ Xuất nhập khẩu (đơn vị trực tiếp xem xét việc cấp giấy phép xuất khẩu phân bón) đã đề nghị Bộ Công thương trình lên Chính phủ bãi bỏ quy định về giấy phép xuất khẩu phân bón.
Theo chúng tôi việc bỏ giấy phép xuất khẩu phân bón vào thời điểm hiện nay là phù hợp, thể hiện vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với mặt hàng nông nghiệp quan trọng này. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường quản lý việc sản xuất, kinh doanh phân bón; chống tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, nhái nhãn mác, kém chất lượng, bảo đảm lợi ích của nông dân. Bởi trong thời gian qua, tình trạng tràn lan trên thị trường các loại phân bón giả, kém chất lượng không chỉ gây bức xúc cho nông dân mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh phân bón.
Theo Nhân Dân
quản lý chất lương phải quan lý từ gốc,từ quy trình sản xuất,không thể có cà phê chất lượng nếu chỉ quan lý từ ngọn và hô hào suông,nhà nước chính quyền các cấp phải thực sự vào cuộc,người sản xuất cà phê vào cuộc,phải làm rõ lợi ich cho mọi ngươi thấy và chấp hành,phải tính rõ lợi ích hàng năm đang mất đi,tài nguyên đang bị lãng phí.không thể để tình trạng hàng năm trên 60%-80% hộ trồng cà phê hái tuốt xanh vẫn cứ diễn ra bình thường không ai nhắc nhở ,không ai quản lý mà có thể nâng cao được chất lượng cà phê việt nam đó chỉ là hô hào suông.Ngay hiện nay đang bắt đầu vào mùa trên địa bàn Đắc Song – tỉnh Đắc Nông CÁC HỘ NÔNG DÂN ĐANG TUỐT CÀ PHÊ XANH ĐỒNG LOẠT ,mà không hề có một động thái nào nhắc nhở của các cấp các nghành hoặc bất kỳ cơ quan nào