Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới cho cây cà phê đó là phương pháp tưới tiết kiệm nước,mô hình được thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn nước ngầm tự nhiên không phải vô hạn, nếu sử dụng không đúng và lãng phí sẽ khiến mực nước ngầm của các tỉnh Tây Nguyên giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nước khi vào mùa khô.
Đồng thời cũng tránh việc bốc hơi nước khi tưới cà phê, theo tâm lý thông thường của nông dân thì tưới càng nhiều nước càng tốt, gây hao phí nguồn nước. Chính vì thế Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên đã nghiên cứu 1 phương pháp tưới mới cho bà con nông dân đó là hệ thống tưới tiết kiệm nước.
Theo đó, nếu như nông dân tưới nước cho cà phê bằng hình thức thông thường như: tưới ống vòi (tưới gốc), tưới bét quay… lượng nước cần cung cấp vào khoảng 600l/cây/ đợt tưới, được bà con tưới 2, 3 đợt. Nhưng lượng nước hao phí do bốc hơi cũng khá nhiều dẫn đến việc lãng phí. Kèm theo việc tốn rất nhiều nhân công cho đợt tưới, chi phí cho tưới thông thường vào khoảng gần 50 triệu đồng.
Trong khi với hình thức tưới tiết kiệm nước lại có khá nhiều ưu điểm, theo Tiến sĩ Trần Vinh – Phó viện trưởng, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên: “Hệ thống tưới tiết kiệm của Viện được nghiên cứu năm 2010 và chính thức sử dụng vào năm 2013, ưu điểm của việc tưới tiết kiệm nước đó là chi phí lắp đặt cho việc tưới ít, chỉ vào khoảng 20 triệu đồng/ ha, việc lắp đặt hệ thống đơn giản, dễ sử dụng. Tưới tiết kiệm nước lượng nước cung cấp cho cây cà phê chỉ còn 400 – 450l/ cây giúp tiết kiệm 20 – 30% lượng nước tưới thường, mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cà phê.”
Bên cạnh đó, với hệ thống tưới tiết kiệm nước còn tiết kiệm nhân công đáng kể, chỉ cần 1 người khởi động máy và đi kiểm tra, còn với hình thức thông thường cần tới 2 – 3 nhân công; đặc biệt với hình thức tưới mới này còn kết hợp được cả việc bón phân vào cây cà phê, phân được hòa vào bể rồi bơm theo việc tưới rất nhanh mà vẫn đảm bảo được việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê.
Lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước khá đơn giản gồm đường dây ống nhựa PVC (có khóa đóng – mở), 1 bể chứa nước (để hòa phân bón) và mô tơ bơm nước. Đây là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm ở thị trường, nông dân có thể dễ dàng lắp đặt cho vườn cà phê nếu được hướng dẫn.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thí điểm 3 ha cà phê của Viện kết quả cà phê phát triển đều đặn, trổ bông đúng như tưới thông thường, cà phê tươi tốt ít bệnh. Đến nay đã có 10 hộ gia đình ở Đắk Lắk biết đến mô hình này và đã tiến hành lắp đặt với diện tích trên 20ha. Dự kiến sắp tới sẽ triển khai mô hình tại các tỉnh khác của Tây Nguyên.
Ông Bùi Đăng Khoa – Phó phòng kinh doanh và chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: “Nếu nông dân liên hệ để lắp đặt hệ thống này, Viện sẽ trực tiếp xem xét địa hình đất đai trồng cà phê và sẽ tiến hành lắp mẫu cho bà con, để bà con học hỏi và lắp đặt tại rẫy của gia đình”
mô hình này khi nào có ở Gia Lai vậy, và liên hệ ở đâu để lắp đặt
Dưới Đồng Nai em ngta lắp đặt cái này đại trả rồi… Có nhiều đội ngũ chuyên nghiệp.
Trên bác có nhu cầu mà lớn thì em lên đó lắp đặt luôn.. Lh em: 0973.44.33.66
Thấy giá hôm nay mừng quá. Đêm nay canh tăng 62 $, dự kiến sáng mai ít nhất lên 1000. Nhà mình chờ 43 là đẩy
em muốn lắp đặt cho 1 hecta thì giá khoảng bao nhiêu vay anh.?(tại dăk lăk)
Khoảng 30 triệu với hệ thống âm, với hệ thống đi nổi như trên thì rẻ hơn nhiều
“Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới cho cây cà phê “… Phuơng pháp này người ta áp dụng lâu rồi! Hệ thống tưới được ngầm hóa hoàn toàn và đồng bộ. Ở bài viết nhìn vào mấy hình minh họa thấy buồn cười. Đường ống như vậy tưới khi nào xong một hec-ta?
Rất đồng ý kiến của bạn, công nghệ như trên hình thì quá rườm rà và rất không hiệu quả, chắc mỗi lần tưới là phải đi sửa chữa,…., tưới bét tốt và đơn giản hơn nhiều
đúng là đã có hệ thống ống ngầm,nhưng chi phí cao hơn bạn ơi.khoảng 40tr/ha.còn đây là hệ thống ống nổi.chi phí chỉ 20tr thôi.chỉ cần mở van lá nó tự tưới,bên cạnh đó kết hợp cả bón phân tự động.nếu bạn quan tâm thì nên tìm hiểu kỉ hơn
Hôm nay thấy cà lên mừng quá, nhưng những ngày này mình luôn có một thắc mắc là tại sao năm nay các doanh nghiệp lại mua của dân giá thấp quá như vậy so với mọi năm, và tai sao giá trừ lùi lại quá cao như vậy.
Lắp đặt công nghệ tưới tiết kiệm rất tốt … tiết kiệm nước. Nhưng mà chi phí cao … thời gian sử dụng ngắn suy ra không kinh tế !
Ba cái đồ nhựa nếu để nguyên trên đồng ruộng phơi nắng mưa sẻ mau hỏng, vì tưới có bốn tháng mùa nắng còn lại phơi tám tháng mùa mưa … vả lại bọn con nít “nhặt” về bán nhôm nhựa hết … ai đi giử cho nổi ?
Vài suy nghĩ “thiển cận” góp ý cùng bà con.
Mô hình này chỉ áp dụng ở vùng nào tưới nhiều đợt chứ ở Lâm Đồng đang tưới đợt 2 áp dụng mô hình này rất tốn kém.
Giá cà phê ở Lâm Đồng + 900 đ chán quá.
Cứ lên được 1 tí thì giá trù lùi lại tăng đúng là chán thiệt.
Sao giá trừ lùi mấy hôm trước là 100$, hnay lại 120$, lạ quá, không hiểu tính kiểu gì nữa.
Một cái phi nước tưới cho vài héc ta cafe , hết lại bơm hết lại bơm.. Một cái moto đây một đường ống dài hàng trăm hàng chưa kể phân nhánh sang các hố..
mô hình tưới nước kiểu này chi phí lắp đặt khoảng bao nhiêu 1ha
Tôi có 2500 m2,địa hình đẹp bằn phẳng, năm nay quyết tâm nhổ để thay thế cà phê ghép cao sản và cũng muốn nghiên cứu lăp hệ thống tưới tiết kiệm nước, nhưng chưa biết mô hình nào phù hợp , rất mong viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây nguyên giúp đỡ, tôi chân thành cảm ơn!
Nếu 1ha thì hết khoảng 45tr. với mọi địa hình đảm bảo đồng đều nước tưới và phân bón. Bảo hành 1 năm. nếu chôn hoàn toàn dưới đất đảm bảo được trên 7 năm đến 10 năm. LH 0978839710 Trung (BMT)
Quả thật nhà tôi vẫn áp dụng phương pháp tưới gốc thấy rất tốn nhân công và còn vất vả nữa. Nhưng mỗi lần tôi tưới thì không quá 250l nước/1 bồn vậy mà bao năm nay tôi thấy kết quả vẫn bình thường như những nhà hàng xóm chung quanh thường tưới tới 1000l/1 bồn. Năng suất hằng năm từ 3,5 tấn – 4,5 tấn/ha. Theo bài viết trên tôi thấy tưới tới 450l/gốc liệu có tiết kiệm nước không?
anh mạnh hùng nói có lí hihi.
bác nói thế nào chứ,tưới khoảng 250l thì kiểu j cũng bị nở hoa chanh.
Tôi đọc bài biết và có nhận xét như sau:
Các nhà khoa học chỉ nói về ưu của phương pháp này nhưng chưa phân tích các nhược điểm, theo tôi nên đưa ra một sô nhược điểm sau:
+ Chi phí cao.
+ Địa hình không bằng phẳng của Tây Nguyên khó tính toán áp lực nước trong ống.
+ Dễ hỏng do ống lắp đặt nỗi.
+ Khó tháo ráp khi tưới xong (nhất là các vườn hay bị trộm).
+ Khó làm cỏ, vệ sinh.
+ Cuối cùng Nhà nước lại tốn tiền vớ vẩn cho nghiên cứu mô hình của các nhà Khoa học.
Mình thêm một ý nè : mấy kẻ xấu có thêm tiền xài vì có ve chai (cắt trộm ống) đem bán.
Mình thấy tưới bét nhu thế này dành cho tiêu thì phù hợp hơn.
Lắp đặt hệ thống như thế thì e phải canh như là ngày mùa thu hoạch cafe vậy, hở ra la mất liền. Em nghĩ hệ thống này chỉ hợp cho mô hình.
Chuyện thật như đùa:
Vợ chồng tôi lâu nay khi nào cũng ngủ ngon giấc, từ ngày nuôi thêm con chó giữ nhà tối nào cũng bị mất ngủ, vì ban đêm lâu lâu vợ giục dậy xem thử con chó có bị bọn gian bắt trộm chưa?
Về mô hình này, tôi xin có một số ý kiến sau:
1. Ưu điểm: tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công, đầu tư ổn định lâu dài, có thể bón phân trực tiếp qua nước –> tăng hiệu suất hấp thụ, dễ dàng kiểm soát độ ẩm phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.
2. Nhược điểm và cách khắc phụ:
– Yêu cầu độ sạch của nước cao, nếu dùng nước ao hồ rất dễ bị kẹt bét –> tối ưu hoá bộ lọc nước đầu vào, thường xuyên kiểm soát để xử lý kẹt bét, nếu nguồn nước dồi dào nên sử dụng loại bét có kích thước đầu phun lớn hơn.
– Chi phí đầu tư cao, khó quản lý –> đầu tư lâu dài một lần, chôn các trục ống chính âm 30 cm, chỉ đưa phần bét tưới nổi lên trên, phân bố ít nhất 3 vòi/gốc để rút ngắn thời gian thẩm thấu; sử dụng loại bét có van điều áp – loại này rất dễ mua trên thị trường tại Đà Lạt; nếu an ninh không tốt nên tháo bét về nhà sau khi kết thúc mùa tưới.
– Nếu lắp như hình trên sẽ khó làm cỏ, vệ sinh vườn –> nên đi ống mềm gần gốc cây, bố trí theo kiểu treo từ trên úp xuống – trên trên các cành gần đất.
Thực tế ở Brazin họ áp dụng mô hình này rất tốt, năng suất tăng 1,5 lần; tham khảo link này: http://www.naandanjain.com/applications/orchards/coffee/coffee-2
Tôi tin chắc rằng, nếu đảm bảo đủ kiến thức về kỹ thuật tưới tiêu, lòng đam mê học hỏi bà con sẽ thành công.
Chúc bà con thêm mùa vụ bội thu !
TỪ MÔ HÌNH ĐẾN THỰC TIỄN…
Đối với mô hình này tôi cũng đã tìm hiểu và thử nghiệm mấy năm nay rồi. Lùng sục các loại thiết bị trên thị trường TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Đức Trọng, Bảo Lộc, từ đồ chính hãng đến đồ Chợ Lớn-Kim Biên để thử nghiệm tại Buôn Hồ và có một số đúc kết cá nhân:
– Hiệu quả theo phân tích của các nhà khoa học, các hãng cung cấp thiết bị là có thật
– Chi phí đầu tư cho đường ống, béc, đào rãnh, thi công…chịu không nổi
– Nhu cầu tưới cà phê chỉ mấy đợt trong mùa nắng, sau đó là…lo mất trộm, lão hóa thiết bị, mối chuột cắn…
– So sánh về chi phí đầu tư, nhân công, khấu hao, bảo quản, lượng nước tiết kiệm được…giữa phương án này và tưới béc, tôi thấy tưới béc vẫn là giải pháp tốt hơn
Vấn đề tưới bao nhiêu lít cho một cây là đủ, bao nhiêu là lãng phí?
Cây to cây nhỏ? Cây thì um tùm, cây thì như cây bonsai, bao nhiêu lít nước là tối ưu?
Không phán được đâu, cần phải trải nghiệm từng hoàn cảnh cụ thể.
Đôi dòng chia sẻ, chúc bà con giảm được chi phí sản xuất, tăng được sản lượng và nhất là…bán được giá….
Rất đúng, nói chung là mô hình này nước ngoài cũng nhiều nơi áp dụng, ở mình thì cho rau màu còn khả thi chứ còn cà phê thì nó trộm với bảo trì chắc chịu không nỗi
Thân chào cộng đồng. Tôi may măn là được đi học nông nghiệp và có 1 năm tu nghiệp sinh tại ISRAEL, như chúng ta biết Israel là 1 nước phát triển về nông nghiệp. Nói về vấn đề tưới nhỏ giọt này thì phải nhắc đến Israel. 1 năm tôi ở Israel học được nhiều nhưng không áp dụng được ở Việt Nam. Vì cái vấn đề tế nhị nhất đó là tích cách của con người việt nam. Quá ÍCH KỶ, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt. khi nào thay đổi được cái này thì dân sẽ bớt khổ, tôi thấy phương pháp này quá hay đối với tây nguyên mùa khô nhưng mà nếu đầu tư không đồng bộ chỉ nhỏ lẻ thì rất khó thực hiện. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm về cái này thì lên google tìm hiểu về đất nước Israel nhé.
Chào bạn fate,
Vấn đề chúng ta chưa áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có rất nhiều nguyên nhân bạn à, nhưng không nên kết luận vội vàng là vì ích kỷ. Như bạn là người đã được học nhưng bạn đã áp dụng vào cho mình được chưa? nếu chưa thì nguyên nhân vì sao? Thực ra hiện nay đã có rất nhiều đơn vị ở Đà Lạt đang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Đúng! có rất nhiều ngyên nhân, chúng ta đều rất dễ nhận ra. Nhưng tôi chỉ nói cái khó nếu chúng ta không thay đổi bạn ạ. Tôi không vội kết tội ai cả đâu. Tôi ước tôi có thể thay đổi suy nghĩ của một người, 1 nhóm người, 1 cộng đồng nhưng một mình tôi là khổng thể. Tôi còn trẻ tôi suy nghĩ nếu thay đổi nhóm thanh niên trẻ tuổi phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này chắc sẽ hạn chế được ở tương lai. Tôi muốn tôi có thể làm được những điều tôi thấy ở nước ngoài. Nhưng khó khăn lắm. Cảm ơn bạn đã phản hồi nhé. Đôi lúc vì cảm nhận của cá nhân! đóng góp xíu thôi. hì hì…
Bạn trách làm chi!
Nếu bạn quay về thời Cựu ước (Old Testament), bấy giờ con người ở khu vực ấy ích kỷ, phá hoại môi trường để đất đai rừng rú thành sa mạc, nhân quần phá hoại nhau để phải tứ tán. Đến nay, họ phải hiệu chỉnh dù đã trễ.
Ở nước ta, nếu không học trước các bài học lịch sử ấy, cũng sẽ đi theo vết xe đổ ấy. Bạn thấy không, rất nhiều đại gia lên núi gỡ những tảng đá to về trang trí quanh nhà, xây đền đài nguy nga… nhưng chỉ cần vài trận lũ lụt như tại miền Bắc nước ta mấy tuần trước, núi cũng lỡ nữa huống gì nhà cửa đền đài!
Nên, bạn trách người khác, đồng bào ở đây tức chính là trách mình. Kinh nghiệm Israel đã qua, kinh nghiệm các nước và con người ở đó không bảo vệ thiên nhiên, thì chắc chắc không còn đất sống chứ đừng nói còn cát để trồng cây và tưới nhỏ giọt!
Bạn ơi. Tớ ko trách đồng bào nếu tớ đã không trách bản thân. Tớ tự nhận là tớ ích kỷ nhưng ích kỷ ko phá hoại. Tớ ko trách vì dân mình còn hạn chế trong nhận thức vấn đề này. Tớ cmt đây chỉ để đóng góp ko trách móc ai. Nếu bạn là người trẻ, nhận thức được điều này thì hay chia sẻ ra cộng đồng. Ta sẽ cùng làm thay đổi ko nhiều nhưng sẽ được một bộ phận nào đó, nhất là giới trẻ hiện nay. Thân!
Rất vui vì được cmt ở đây với mọi người!
Tôi đang tiến hành chôn ống âm trong vườn cafê vì kéo ốg mỗi lần tưới khá mệt và tốn công. Tôi chôn ôg trục chính khi tuới chỉ cần 1 đoạn ốg nối từ khóa vào bép hoặc có thể áp dug phươg pháp trên. Chỗ tôi ở giá ống pvc loại 50 loai rẻ nhất la 60/1ốg 4m nếu chôn 50m thì hết 12,5 ôg x60 = 750 ngàn cùng (2khoá+2chữ T+ 2 co 50+2khớp)= 350 ngan vi 25m ôg 1khóa trồi lên tổng là 1,1triêu tjên ốg nếu xây trụ để gjữ khóa khỏi bi trộm thi hết 1,4triêu. Còn ốg nhựa thườg hay dùg thi 35- 40/1kg nếu 50m thi tương dươg 50kg hết 1,75- 2triệu rôi chưa kể khoá và nhữg thứ dùg trên ở trên. Ôg pvc loại thươg tôi chôn sâu trên 50cm để còn làm bồn hay cuốc xới ko bj ảnh hưởg và ốg cug bền. Thuê đào 50m ôg hết 500ngàn. Tổg chi phi toàn bộ hết 1,9-2triệu/50m với ôg pvc.
Ống pvc gì có 60k/ống 4m làm sao chịu nỗi áp lực nước và độ bền cùng năm tháng. Tôi dự đường ống chính 60-loại 3mm đã có giá 116k/ống đó. Chiều dài vườn 400met, chôn 100 ống đã gần 12 triệu đồng chưa kể đấu nối,.
khi thu hoạch thì làm thế nào để kô bị hỏng ống?
Gia đình con, bố mất sớm nên có mình mẹ làm 1 hecta cà phê. Làm những công việc khác còn “đỡ cực” chứ tưới tắm thì trăm phần khổ, mà nguồn nước lại thực sự khan hiếm. Con mong nhanh có những sáng kiến, phát minh sát thực tế và khả năng ứng dụng cao để cho những người nông dân như mẹ con sẽ bớt khổ.
Tôi ở Gia Lai ,đang canh tác 3,5 ha ca phe. Toi muốn được xem cách lắp dặt HT tưới tiết kiệm nước bằng băng video .Đề nghị CH trình giúp đỡ.
Các bạn suy nghĩ sao mà hẹp thế. Ở Đồng nai người ta trồng chuối còn nhỏ giọt trong khi tư tưởng các bác ko đổi mới. Nhà em có 4ha dốc ghê lắm. Em trồng 3ha cafê xen canh tiêu và 5sào cari 5sào trồng cỏ nuôi bò, nhỏ giọt toàn phần. Nuôi mấy con bò làm bioga với lấy phân bỏ tiêu.
Chào bạn ABC,
Bạn có thể cho tôi xin địa chỉ nhà bạn ở Đồng Nai để tôi đến tham quan học tập thêm được ko?
Sao bạn lại nói như vậy? Có thể bạn đã tìm hiểu kỹ và áp dụng hệ thống này thì bạn nên chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người 1 cách cụ thể chứ ko nên chê bai mọi người như vậy
bạn abc cho mình địa chỉ với thông tin liên lạc được không?
mình đang theo khóa tu nghiệp sinh ở Israel, có học về mô hình nhỏ giọt bên đây rất hay.
nếu được sang năm về mình ghé thăm mô hình của bạn.
thanks
Nếu lắp ống âm như thế có ảnh hưởng tới sự linh hoạt trong wá trình thu hoạch không.?
Như thế này thì chỉ để ở mô hình thôi vì hiệu quả không cao. Tiếp tục cấp tiền để nghiên cứu tiếp!
Nếu làm hệ thống tưới nhỏ giọt bằng ống pvc sẽ rẻ hơn chi phí hết 20 triêu/ha khấu hao trên 10 năm, chia ra mỗi năm chỉ 2 triệu đồng. Trong khi nếu tưới theo cách thông thường phải mất 3 lần tưới, mỗi lần thấp nhất 1,5 triệu= 4,5 triệu. Chưa kể tưới nhỏ giọt năng suất tăng 20-30% và công bón phân.
Như vậy làm hệ thống tưới các bạn sẽ kiếm thêm ít nhất 80 triệu/ha.
Bạn có thể giải thích rõ hơn chỗ này cho anh em hiểu hơn “Tưới theo cách thông thường phải mất 3 lần tưới, mỗi lần thấp nhất 1,5 triệu= 4,5 triệu” là tiền gì vậy: Điện (dầu máy) , chi phí khấu hao ống, béc hay phân bón. Với chất lượng cây cà chăm sóc như trong ảnh trên mà giám phán tăng năng suất 30% như báo viết thì chỉ có quăng bom…
Bạn có thể đi tới những vùng người ta áp dụng sẽ thấy, không những 30% mà còn hơn nữa. Hiện nay người ta áp dụng tưới cho cả mía, mì, mãng cầu na, cam, bưởi… bằng béc và tưới nhỏ giọt. Có thay đổi mới có thành công bạn à.
Ở Tây nguyên mua khô kéo dài nên nông dân cafe phải tưới 3-5 lần (cách 25 ngày tưới 1 lần) và mỗi lần tưới thuê tưới rẻ nhất 1,5 triệu/ha. Còn nếu bạn chỉ tính tiền dầu thì bạn quên không tính các thiết bị khác như máy bơm, ống… cái này đầu tư gần bằng hệ thống trên. Còn về năng xuất như bạn Hùng ở trên nói Brazin sản lượng tăng gấp 1,5 hay các hộ nông dân ở Đồng Nai, cty cafe trung nguyên… Đều nói năng suất tăng 20-30%. Đừng nhìn hình ảnh ở trên bài viết vì đây là mô hình viện mới áp dụng, nông dân mình đi trước các viện cả 10 năm nay rồi.
Bổ sung thông tin về mô hình tưới nhỏ giọt do Trung Nguyên tài trợ đang áp dụng ở Ea Tul, Cư M’Nga, Đăk Lăk:
Tôi đọc báo thấy nói về mô hình này, vậy là tìm mọi cách đi đến tận nơi để tìm hiểu. Qua gần 2 tiếng đồng hồ hỏi đường, cuối cùng rồi cũng đến được vườn cà phê đang áp dụng. Lúc đó khoảng tháng 3/2013, đang trong mùa nắng nhưng nhìn vườn cà phê xanh tươi như mùa mưa. Mấy anh em lọ mọ đi tìm hiểu hệ thống tưới. Đúng là ống nhỏ giọt thì đã chôn rồi, nhưng máy bơm nước, hệ thống lọc… thì chẳng thấy đâu nữa. Đành tạm kết luận là mô hình chỉ để trình diễn chơi tiếp ngài Bộ trưởng thôi. Nếu có ai tài trợ thì tôi cũng áp dụng ngay. Nhưng nếu bảo tôi bỏ tiền ra đầu tư thì phải suy nghĩ lại.
Mình đóng góp 1 vài điểm như thế này:
– Mô hình trên ở Isarel và các nước như Đài Loan, Malaysia xà lâu lắm rồi. Bây giờ Việt Nam mình áp dụng thì quá trễ. Các bạn muốn biết hiệu quả thì cứ lên youtube mà tìm. Người Isarel khổ vì điều kiện khắc nghiệt nên họ phải suy nghĩ để có thể tồn tại và phát minh ra những thiết bị có thể tiết kiệm tiền bạc, tăng năng suất cây trồng. Các bạn muốn vườn cây mình đẹp, nhiều trái mà không dám đầu tư, tìm tòi nghiên cứu. Có đổi mới mới có cơ hội để giàu được. 40 triệu 1 hecta thì khấu hao trong mấy năm. Một năm bạn tưới chi phí cho nhân công, chi phí thời gian bạn đứng đó cầm vòi nữa, chi phí cho hạn hán bạn phải đào thêm giếng thêm bao nhiêu nữa…. Các bạn cứ tính kĩ sẽ thấy rõ.
– Cây cà phê mùa nắng như thiêu như đốt hiện nay thì mấy ngày bạn tưới là vừa? Bạn tưới để nó cầm cự sống hay để nó phát triển thêm. Mình thấy nông dân hay nhầm lẫn chuyện này. Đợi tới 30 ngày mới tưới cho cây cà phê, cây héo rũ mới tưới. Sau khi tưới cây lấy hết nước để tươi trở lại, nước đâu nữa cho cây phát triển???
– Tưới có hệ thống sẵn thì các bạn có thể tưới khi nào thấy cây có dấu hiệu cần nước. Cứ cách 7 ngày các bạn tưới 1 lần xem thử. Tưới khoảng 2 tiếng thôi sẽ thấy hiệu quả ngay. Bên cạnh đó người làng thường có xu hướng tưới hàng loạt 1 lần gây ra thiếu nước thiếu điện trên diện rộng. Áp dụng mô hình để làm lệch thời gian tưới vườn của bạn. Tránh rơi vào cảnh thiếu nước.
– Mình biết có 1 mô hình là tưới bằng béc nhỏ (béc nhựa nhập khẩu từ Đài Loan). Mô hình này triển khai bằng cách chôn ống 60 làm trục ống chính, sau đó ra 34, và lên ống 21 ngay ngã 4 của 4 cây cà phê gần nhau. Mỗi hecta sử dụng khoảng 270 béc tưới như vậy. Chỗ ống lên ngay ngã tư cắm béc làm 1 cái tê răng trong 34 giúp mình có thể tháo đoạn ống nhựa 21 gắn béc phun đi cất khi mùa tưới kết thúc tránh cho khỏi vướng víu khi làm cỏ và hái cà phê.
– Các bạn có thể tìm thông tin về béc tưới nhỏ Đài Loan tại trang web: becphunnuoc.com . Trang này có 1 đống béc cho bạn chọn. Nhà cung cấp sẵn sàng tư vấn và giúp bạn triển khai mô hình tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Mô hình của bạn rất hấp dẫn với tôi, vui lòng bạn cho tôi biết thêm: bạn có thể tưới bao nhiêu béc 1 lúc, cảm ơn bạn.
Gửi bạn MUF:
Số lượng béc tưới cho 1 lúc phụ thuộc vào độ dốc của khu vườn và sức đẩy của máy bơm. Như hiện tại vườn nhà mình tưới 1 lần được 65 béc. Chạy động cơ điện 3 pha. Nếu chạy 1 pha máy 2, 3 ngựa thì được khoảng 17 béc tưới.
Đây là tính toán theo cá nhân mình qua thực tế tại vườn. Có gì sai sót mong học hỏi thêm.
Đồng cho mình biết địa chỉ để đến xin tham quan được k?. bài viết từ thực tế, phù hợp mô hình nhà mình
Gửi Anh Hoàng Đăng Đồng,
Mình thấy anh nói rất hợp lý.
Nếu mình không thay đổi suy nghĩ và cách làm, không chịu cải tiến thì làm sao có được hiệu quả mới.
Vẫn biết vấn đề chi phí là rất nhức đầu với bà con nhưng ở đây là mình đầu tư mà.
Đầu tư một lần, dùng nhiều năm.
Mình cũng quan tâm đến hệ thống tưới nhỏ giọt. Anh có thể cho xin địa chỉ, số liên lạc. Nếu có thể, cho phép mình lên thăm quan hệ thống tưới của anh.
Cảm ơn anh
Vẫn là câu từ mô hình đến thực tiễn:
Mình chỉ góp ý để các bạn đi sau muốn sử dụng công nghệ tưới tự động đầu tư hiệu quả hơn, đỡ phải phí công phí của:
Mô hình tưới thế này đã áp dụng cho cây rau ở Đà Lạt trên 15 năm rồi, Ở Gia Lai anh, chị đến xã An Phú (Đồng xanh) sẽ thấy họ tưới cho rau và hoa. Tuy nhiên khi áp dụng lên caphe thì phải xem lại ưu nhược điểm: Cần đảm bảo an ninh (không bị mất trộm), điện nước đầu vào ổn định, địa hình bằng phẳng thì tính theo công suất máy như sau mỗi KW của động cơ điện đẩy được tối thiểu 15 béc loại 8.000 đồng 1 cái đấu thẳng vào ống xương cá 21. Mình có hơn 10 kg béc nhỏ giọt, 1 xô béc tưới sương mi ni nhưng chỉ dành tưới rau. Muốn tưới cho caphe nên dùng béc bướm bằng nhôm của Đak Lak chạy ống 50 là tiện nhất vì mỗi năm chỉ tưới 2-5 lần sau đó dọn ống về kho bảo quản để dánh mặt bằng làm việc khác. Anh nào thích xài béc thì nhớ lấy loại chống cát nhé vì lloại cốt nhôm hay bị đứng béc không chịu quay lắm…
béc của ông đặng tám tưới cũng tốt nhưng các góc phải dòng dây đến mà tưới ko thi mang cưa ra mà thu hoạch mà vẫn phải chuyển béc bạn redcross ơi nếu mà bec nhôm thì nhà bạn có điều kiện rồi. Nếu mà sợ mất thì đừng có làm nữa là ko sợ gì cả.
ki thuat tiet kiem nuoc tuoi cho cay cafe.doc bai viet tren toi thay rat hop li va mong muon duoc pho bien rong rai vung cafe noi chung va ba con nong dan tinh lam dong noi toi cu tru.chua duoc tiep can va pho bien nhung ki thuat nhu tren . rat mong cac nha khoa hoc som pho bien de ba con nong dan duoc ap dung vao tuoi tieu cho cay cafe.Kỹ thuật tiết kiệm nước tưới cho cây cà phê. Đọc bài viết trên tôi thấy rất hợp lý và mong muốn được phổ biến rộng rãi vùng cà phê nói chung và bà con nông dân tỉnh Lâm Đồng nơi tôi cư trú. Chưa được tiếp cận và phổ biến những kỹ thuật như trên. Rất mong các nhà khoa học sớm phổ biến để bà con nông dân được áp dụng vào tưới tiêu cho cây cà phê.
tưới bét ko thể tan phân nỗi đâu
Tưới nhỏ giọt, hay tưới tiết kiệm nước người ta có hệ thống tự động pha phân bón vào nước để tưới luôn. Có rất nhiều điều trong bài báo này cũng như các bạn chưa hiểu hết cái hay của hệ thống này đâu. Khoan kết luận điều gì khi ta chưa hiểu rõ nó
Hệ thống này rất hay nhưng nông dân cần cải tiến thêm cho phù hợp như đầu bét phun. Vì đầu bét kiểu này rất dễ bị kẹt. Còn bộ điều chế bón phân thì khỏi phải nói rất Ok vì mình thấy ở Sở Nông Nghiệp Đồng Nai rồi. Và Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ứng dụng trên vườn tiêu và cây ăn trái, với cải tiến “Người Việt Nam xài Hàng VN” thì chỉ tốn khoảng 25 triệu đồng cho 1ha thì Ok, chứ không nhất thiết phải theo công nghệ của nước ngoài tốn kém lắm, nông dân tự làm được. Chúc mọi người thành công, nhất là nông dân Đăklăk ĐăkNông.
tôi cũng muốn làm hệ thống tưới tự động xin các bác chỉ giúp với?
không hiểu nghiên cứu cái này để làm gì trong khi người ta tự làm đã 5-6 năm nay rồi. mô hình như ở trên với bồn nước thấp thì cần có 2 máy bơm. 1 bơm nước đặt dưới giếng (bơm 1) để bơm nước lên bồn khi hết nước, 1 moto và 1 máy bơm xịt thuốc (bơm 2) 1 bồn. ống cần cho bồn nước có máy bơm số 2 là loại ống dùng để phun thuốc để dễ gắn, tiết kiệm, dùng được lâu. vòi dùng loại nhựa hay kim loại tùy ý. yêu cầu bồn nước không chứa rác, rác to thì không sao nhưng rác nhỏ thì kẹt vòi là có đấy. mối nối ống thì dùng loại 3 chân, cứ 8 hàng cà thì cần 7 cái như thế. vậy là chôn thôi. các bác nghiên cứu các mối nối lại nhé. em nói không rõ lắm. về phần bơm nước tự động. các bác để một cái phao đủ nặng vào bồn nước khi nào hết nước cạn phao xuống kéo theo cầu giao bật bơm 1 thế là nước lại đầy, khi nào phao lên đến mức lại đẩy cầu giao bật lên (cúp cầu giao bơm 1). đây là mô hình bơm tự động. còn tưới thì vẫn phải thay ống khi đủ lượng nước nhé.
p/s : mấy bác kỹ sư mà nói tưới bình thường cần 2 -3 người thì là mấy bác không biết gì rồi. tưới 1 người vừa bẻ chồi, vừa bỏ phân vẫn thoải mái cơ mà.
Cái này chỉ là mô hình áp dụng để xem chơi thôi chứ đưa vào thực tế sao được. Như nhà em làm. 4hecta mà lắp cái này chắc đi nuôi bọn trộm mất thôi. Bình thường tưới 1 đợt mất 5 ngày 4 đêm . Nếu lắp cái này chắc mất cả tháng quá
4 ha mà tưới 5 ngày 4 đêm thế bạn tưới rau hay tưới cà phê vậy 1 bồn cà phê là 3 phút rưỡi bạn tính ra 4 ha x với 1100 cây = 15 400 phút = 256 giờ = 10,5 ngày, đêm đấy bạn ơi. nhà tôi tưới 1 bồn 4 phút còn dài hơn nữa.
Các bác ạ! nói tóm lại là mô hình tưới tiếc kiệm nước như trên không có hiệu quả kinh tế, không thực tiễn, nhược điểm còn cao. Nên tìm mô hình khác có hiệu quả kinh tế hơn, chi phí thấp và đúng nghĩa tiếc kiệm nước.
Mô hình lắp đặt như thế nào vậy, có phải mỗi hàng cà phê là lắp riêng một đường ống không?
Ở Đắk Lắk đất đai thì = phẳng , ko như ở Lâm Đồng đồi núi ko
Dự án tưới nước ni chắt chỉ tưới cho vài cây cà phê để làm cảnh thôi.
Hiện tại người ta tưới bằng bét phun mà còn mệt nhòa, còn cái ni đầu tư tiền ko biết bao nhiêu, tới mùa phát cỏ cũng không được. Đúng mấy dự án tào lao mế lao.
Đưa ra hội thảo ở Đắk Nông là bị dập tơi bời ngay.
mình muốn lắp đặt một dàn tưới cà phê diện tích 15ha. nông trại có 7ha diện tích hồ nước xung quanh có đồi cafe trồng xung quanh hồ. có thể sử dụng đồi cao khỏi xây tháp cho bể chứa nước. muốn các chuyện gia kỹ sư tư vấn và lắp đặt hoàn chỉnh, từ kỹ thuật tới vật tư thiết bị máy móc.
Tôi ở Daklak, có nhu cầu lắp hệ thống tưới này cho càphe và tiêu xen kẽ diện tích 4 ha.
Vui lòng cho biệt thông tin để liên hệ
Cơ quan, đơn vị có nhu cầu quảng cáo xin liên hệ với sđt có trên trang ! Cám ơn.
Chi 45t/1ha ; với giá cà fê như hiện nay ; chắc nhiều chủ vườn sẽ vẫn phải tưới “TÈ”
Nhà em thì tuới bằng béc loại lớn R= 15m, em mới lắp 1 cái theo kiểu di động, qua thực tế thì nó tuơí 1 lần khoảng hơn 80 cây mất tầm 7h, moto bơm công suất khoàng 6 khối 1h, tính ra lượng nước khoảng 42 khối thì mỗi cây cũng chỉ 500l, chi phí 1 béc vào 400k -500k,(em dùng 1 cái nên dùng moto bơm nhá); 1ha em nghĩ chỉ cần 2 béc di động là đủ, thêm 150m ống 60 tải có thể chôn chìm, 2 khúc ống 40 dài 20m chia 2 bên như tưới thủ công để lắp vào béc. Thêm 1 máy loại D15 TQ. Tính ra chi phí ko quá cao cụ thể như sau (với giá mua mới) : máy nổ + củ bơm văn thể 11tr. , 150m ống 60 giá 5,5tr, ống 40 mềm 1tr, 2 béc 500k là bơm vi vu, cất giữ cũng dễ mà chưa nói máy móc với ống thì đa số nhà vườn đều có sẵn rồi chỉ cần mua béc.
Mô hình này có sử dụng được cho khu vực đồi núi cao như địa bàn Đắk Nông không?
bạn ở huyện nao vậy?
Theo mình thì mô hình này rất khó thực hiện ở tây nguyên vì nhiều nguyên nhân như chi phí, tính an toàn và lâu dài, rất khó cho vc chăm sóc… Nên có lẽ mình sẽ dùng béc to tự động là tốt nhất… bán kính của một vòi 15_20 m. Béc ít công lắp đặt kiểm tra dễ dàng thuận tiện…
Hê thông nay minh cung đa tư nghien. Cuu va lăp đat thanh công roi . Rât hiêu qua . Minh ap dung đê bon phan va tuoi .mua kho . Hieu qua và ko tôn nhan cong câm voi tuoi . Bon phan thi bon đinh kỳ ko phu thuoc vao thoi tiet . Bay gio minh tuoi hay bon phan ko con pai vat vả như chuoc nua . Ai ơ lâm hà thi vao minh thăm quan mô hinh . Zalo cua minh la . Giai phap nong nghiep hien đai . Hoac sđt . 0978450299 .đam bao xem song la thich ngayXin gõ tiếng Việt có dấu để được hiển thị – BQTXin viết bằng tiếng Việt có dầu để ý kiến của bạn được thể hiện. Cám ơn. BQT.
em muon lap dat cho ca phe nha e khoang 2ha a chị giúp e duoc ko30 tr mua ống Bình Minh 21 chôn tưới hết đời cà.