1
Phản hồiKiến nghị giảm thuế VAT cho DN xuất khẩu nông sản
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Tại cuộc họp ngày 13/2 của Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát với các Bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối kiến nghị xem xét giảm thuế VAT (cả đầu vào và đầu ra) cho một số ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu trên 80%.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đề nghị điều chỉnh lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển xuống mức 5-6% (hiện tại đang ở mức 11,5%/năm) để khuyến khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.
Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối đề nghị ưu tiên cấp đủ và kịp thời vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất phù hợp (9%/năm), bảo đảm đủ vốn cho việc thu mua, chế biến, xuất khẩu; trước mắt tập trung ưu tiên cho một số ngành hàng chủ lực như gạo, cà phê, cá tra… Tạo điều kiện cho phép doanh ngiheepj xuất khẩu đa dạng hóa ngoại tệ trong giao dịch. Có qui chế để ngân hàng thương mại bảo đảm lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Ngoài ra, NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại rà soát các DN chế biến, xuất khẩu thật sự có điều kiện kinh doanh lâu dài, cơ cấu lại các khoản vay (khoanh nợ), tiếp tục cho vay các khoản mới với lãi suất thấp hơn để tiếp tục sản xuất. Trước đó, một số hiệp hội như Hiệp hội Điều, cà phê và một số hiệp hội khác đã có kiến nghị về vấn đề này.
Theo thống kê, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 22,76 tỷ USD tăng 1,8% so với năm 2012. Đây cũng là năm ngành nông nghiệp xuất siêu với trị giá đạt 8,81 tỷ USD.
Thời gian tới, xuất khẩu các mặt hàng nông sản được dự báo tiếp tục khó khăn. Sức mua, tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu, trong khi áp lực cạnh tranh vẫn không ngừng gia tăng. Các rào cản kỹ thuật trong chương trình thương mại TBT được các nước nhập khẩu tăng cường áp dụng, trong khi vấn đề chất lượng, đảm bảo ATTP của nông sản, thủy sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Năng lực tài chính của DN Việt Nam còn hạn chế; cạnh tranh không lành mạnh và xuất khẩu thô là chủ yếu
Theo VOV
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 05/2022 giảm cả lượng lẫn giá (11/06/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 04/2022 lượng giảm nhưng giá tăng (12/05/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 03/2022 tăng cả lượng lẫn giá (08/04/2022)
- Đăk Lăk: Phát hiện công ty sản xuất phân bón không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay (15/03/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 2/2022 giảm cả lượng lẫn giá (08/03/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 01/2022 tăng cả lượng lẫn giá (14/02/2022)
Thảo luận (1 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
THUẾ và LÃI SUẤT là một trong nhiều công cụ để Chính Phủ điều tiết thị trường.
Nó là con dao 2 lưỡi, Nếu làm tốt sẽ tạo động lực phát triển, trái lại nó sẽ phương hại đến thị trường, kìm hãm hoặc thậm chí gây rối loạn thị trường.
Bởi thế muốn giảm thuế VAT và giảm lãi suất cho các DN xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu cẩn thận một cách tổng thể, để có thể làm một “bài toán” chứng minh được rằng TỔNG LỢI ÍCH của TOÀN XÃ HỘI sẽ lớn hơn tổng lợi ích trước đó khi chưa giảm thuế và giảm lãi suất.