Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.
Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân này kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường mà người dân các tỉnh Tây Nguyên đang sử dụng khi canh tác cây công nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường; đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp.
Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên cây càphê tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và cây chè tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sử dụng bón phân NPK nhả chậm kết hợp với chất giữ ẩm. Kết quả thử nghiệm trên cây chè 8 năm tuổi cho thấy, khi bón cùng lượng phân với lô chè đối chứng, năng suất chè tăng 3,2% khi sử dụng 70% lượng phân so với bình thường và tăng năng suất 8,1% khi cùng sử dụng lượng phân so với lô đối chứng.
Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha.
Từ kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng đối với các loại cây công nghiệp, các nhà khoa học cho biết, khi sử dụng phân nhả chậm, người nông dân sẽ giảm được một lượng lớn chi phí về nhân công, kho bãi và phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, việc sử dụng phân nhả chậm có độ thân thiện với môi trường cao hơn nhiều lần so với các loại phân thông thường.
Theo nhiều công trình khoa học gần đây, người nông dân sử dụng lượng phân bón được các loại cây trồng hấp thụ rất thấp: phân đạm chỉ được hấp thụ 30%, phân lân và kali hấp thụ khoảng 40%. Số còn lại bị thất thoát do quá trình rửa trôi hoặc phân hủy. Từ trước tới nay, phần lớn hộ nông dân bón phân cho các loại cây công nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm, ít biết được về khoa học kỹ thuật tiến bộ, vì vậy một số cây công nghiệp bị hạn chế về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu về chăm bón cây trồng, các nhà khoa học cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế của phân NPK nhả chậm cho nhiều đối tượng cây trồng là rất cao. Hiện nay, các loại phân hóa học có giá ngày càng cao và yêu cầu bảo vệ môi trường trong canh tác ngày càng lớn, nên việc sử dụng loại phân NPK nhả chậm có hiệu quả, là nhu cầu cần thiết.
Nên đưa ra thị trường càng sớm càng tốt!
10.2tấn/ha có thiệt không bà con ? tui chưa thấy bao giờ lại là arabica nữa chứ thế thì chuyển qua trồng arabica chứ robusta thì vừa rẻ vừa năng xuất thấp.
Đồng ý với @k’tun. Còn cái vụ: “Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha” nữa, nghe lạ quá!
“Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha” cần xác minh chính xác hơn trước khi đăng thông tin này, điều này thật vô tưởng. Có lẻ mấy đồng chí đang tung quả mù để chuẩn bị ra sản phẩm bán lừa nông dân.
Là nông dân có tí tí chữ như tôi không dễ gì ăn ngon quả này các bác ạ !
Phân nhả chậm và chất giữ ẩm: không biết các thí nghiệm bố trí như thế nào? chỉ sợ khi cây cần dinh dưỡng nhiều thì phân chưa kịp nhả, hay là chất giữ ẩm lại cạnh tranh nước với cây cà phê hoặc việc giữ ẩm tốt quá vào cuối mùa mưa làm cây không bị nóng và khô để phân hóa mầm hoa tốt. Nói chung, dùng mấy thứ này bà con nên thận trọng thử nghiệm kỹ chứ đừng dùng đại trà kẻo tiền mất tật mang..
”Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha.”
Cái nầy ko hiểu nhà báo có nói quá hay kô chứ đạt năng xuất như thế đối với cáphê chè Arabica đúng là trên cả lý tưởng ngay cả càphê robusta đạt sản lượng như thế phải là giống cao sản với chế độ chăm sóc tối ưu
Đây là hệ quả của căn bệnh thành tích tràn lan khắp mọi ngành trong xã hội ta hiện nay. Người sản xuất, thực nghiệm báo cáo “nổ” một tí, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa phương “nổ” thêm một tí, nhà sản xuất phân bón “nổ” thêm một tí nữa… cuối cùng là nhà báo “nổ” thêm một tí nữa cho bài báo hấp dẫn, được nhiều người chú ý hơn mà không biết rằng cái sự “nổ” làm nó vượt quá ngưỡng từ lúc nào. Chỉ buồn thôi… chứ biết trách ai bây giờ !
Dù sao cũng xin chúc mừng người trồng cà phê Arabica ở Đăk Glong, Đăk Nông. Cây cà phê chè năm thứ 3 đạt mức năng suất này là nhất hành tinh rồi !
Bác Vịnh nói đúng đó, xã hội ngày nay bệnh thành tích tràn lan khăp mọi nơi, mỗi nơi nổ một ti rồi thành một khối thuốc nổ treo trên đầu người dân, nông dân ta cần sáng suốt khi sử dụng.
Chào mọi người theo tôi chắc là 10.2 tấn cà tươi thì đúng hơn chư làm gì có loai cafe arabica nào mà năng suất vậy, đung không mọi người.
Kinh kinh. Nghe nổ mà nổi cả da gà
Các bạn ạ cà phê Arabica (cà fê chè) người ta dùng công nghệ chế biến ướt 7,5 tấn nhân là nhân ướt vào khoảng hơn 2 tấn nhân khô thôi. Còn công nghệ phân bón nhả chậm thì các nước họ dùng nhiều rồi, ở Việt Nam cũng đã được áp dụng xong chưa ở diện rộng. Nông dân cũng đang chờ thôi các bạn ạ.
ôi trời! tui ở gần đó có thấy nhà nào sản lượng như vậy đâu, nổ quá mấy bác ơi
chỉ khi nào tỷ lệ nhân đạt khoảng 3kg tươi được 1kg nhân mà cà phê chè trồng dày hơn caphê vối ,( nếu càphê vối 1cây được 40kg tươi ,1ha=1100cây x 40kg= 44.000kg , tinh tỷ lệ 4tươi= 1 nhân thì ta được 11tấn nhân , NĂNG XUẤT SẢN LƯỢNG PHẢI ĐẠT MỘT CÂY 40KG
Năm ngoái mình bón NPK của hiệp hội các nhà khoa học. Bón đầu vụ đến cuối vụ phân chưa có tan, kết quả năm nay khỏi phải kêu công hái cà. Mình ở Krong ana
Xin hãy thông cảm cho tác giả. Ở đây “chất văn” lấn át “chất báo” rồi. Đã là văn chương thì người ta cường điệu khủng lắm. Họ có thể nâng lên hai, ba chục tấn nhân trên một Ha cũng được!
Tôi đoán cuối phiên tối nay chắc cà lên thêm 50$ nữa, mừng quá tôi chờ lâu lắm rồi!
mình cũng đồng ý quan điểm của các bác nhưng đó là lời giới thiệu của nhà sản xuất mà , mếu muốn chắc chắn đó là sự thật thì mua về bón cho nhà mình thì thật giả sẽ biết ngay ấy mà
Cũng có thể đến 7 tấn cà thóc với tỷ lệ 5-5,5kg tuơi/1 kg thóc. Mình trồng mật độ 6666 thu năm rồi 42 tấn tuơi/ha (cá biệt vài lô như thế thôi) trung bình 1 cây -1kg cà thóc thì có thể.
Nhưng để 10 tấn cà nhân thì chưa thấy!
Mình sống ở Đăk Lăk là người đã tròng caphe Arabica hơn 10 năm nay, cà phê Arabica dễ trồng, đầu tư ít hơn cà phê vối, lượng nước tưới cũng ít hơn, còn năng suất cao nhất chỉ từ 4-5tấn năm là hết đát chưa từng thấy trên 5 tấn (rẫy cà phê mình thuộc loại đẹp số 1 trong vùng). Đọc báo nghe nói bón phân nhả chậm năng suất 10,2 tấn quá sốc, người nông dân cần cảnh giác với chiêu trò quảng cáo…
Mình là người nông dân làm cà phê xuất sắc áp dụng mọi khoa học kỷ thuật mà chưa đạt được đến sản lương đó mấy ông báo chí hay vẽ răn thêm chân
Cho toi hoi? Phan npk nha cham giu am nay da co ban tren thi truong chua? Gia ban la bao nhieu? Cach bon nhu the nao. Chi phi cho 1 ha ca phe phan loai do la bao nhieu.? Mong nhan duoc cau tra loi. Xin cam onCho tôi hỏi? Phân NPK nhả chậm giữ ẩm này đã có bán trên thị trường chưa? Giá bán là bao nhiêu? cách bón như thế nào. Chi phí cho 1ha cà phê khoảng bao nhiêu? Mong nhận được câu trả lời, xin cám ơn
Các pác thông cảm em nổ một chút để bán báo, còn phân ai tin thì mua ai không tin thì không mua vậy… heheeee…