Bởi thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê nên nhiều hộ đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao. Đến hạn trả cả gốc lẫn lãi, dù giá cà phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành ngậm đắng nuốt cay, bán để trả nợ nên trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.
Bon Sê rê Ú, xã Đác Nia chỉ nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đác Nông khoảng 20km , đường giao thông đã được nhựa hóa. Toàn buôn hiện có 204 hộ với hơn 700 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào M’nông, Mạ sinh sống bao đời nay.
Cuộc sống của người dân ở bon Sê rê Ú chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, mà trực tiếp là trồng cà phê và sắn… Nhưng do thiếu vốn sản xuất, người dân phải vay vốn bên ngoài với lãi suất 50-60%/năm, thậm chí là 70%/năm để đầu tư chăm sóc vườn cà phê, nên đến vụ thu hoạch họ thu về chỉ đủ để trả nợ, khiến cái đói cái nghèo luôn đeo bám bà con trong bon từ năm này qua năm khác, khó dứt ra được.
Chúng tôi đến bon Sê rê Ú khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2013-2014 vừa xong, nhưng nhiều gia đình không còn chút cà phê nào cất trữ trong nhà, mặc dù hiện này giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Thông thường, sau khi thu hoạch cà phê về, người dân phơi khô, cất trữ trong nhà chờ giá cao mới bán. Để mua sắm Tết hay chuẩn bị cho việc tưới nước đợt một, người dân cũng chỉ bán một ít mà thôi, đằng này nhiều gia đình bán hết ngay sau khi thu hoạch xong.
Ghé thăm gia đình anh K’Song ở khu vực giữa bon Sê rê Ú, đúng lúc anh đi làm rẫy về, khuôn mặt đỏ ửng vì cháy nắng và nhễ nhại mồ hôi. Anh K’Song cho biết: “Gia đình tôi trồng được 2ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh. Đầu năm 2013, do không có vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê, tôi được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đác Nông giải quyết cho vay 20 triệu đồng thuộc diện sinh sống ở vùng khó khăn. Cầm 20 triệu đồng về chỉ đủ mua phân bón một đợt, trong khi mỗi năm vườn cà phê phải bón ba đợt phân. Thiếu vốn, tôi mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra Ngân hàng NN&PTNT, chi nhánh tỉnh Đác Nông, để thế chấp vay vốn, nhưng phía ngân hàng trả lời là không có tiền nên không cho vay. Trong lúc khó khăn chưa biết tính toán thế nào, thì tôi được người ta giới thiệu đến vay vốn của một người dân ngoài thị xã Gia Nghĩa với lãi suất 5%/tháng. Dù biết lãi suất quá cao, nhưng nếu không có vốn đầu tư thì vườn cà phê sẽ rụng trái, khô cành, chết dần, không chỉ thất thu năm nay mà các năm sau cũng mất trắng nên đành chấp nhận vay 40 triệu đồng, sau khi thu hoạch cà phê về sẽ trả cả gốc lẫn lãi. Cứ tưởng thu hoạch cà phê về sẽ đủ trả nợ, ai ngờ năm nay vườn cà phê mất mùa, với diện tích 2ha nhưng chỉ thu được 2,5 tấn cà phê nhân. Thêm vào đó, kể từ khi bước vào vụ thu hoạch đến nay, giá cà phê liên tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 33.000-34.000 đồng/kg. Mặc dù giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, nhưng thu hoạch được tạ nào, tôi đều bán hết để trả nợ, chứ để ngày nào sẽ chịu lãi suất ngày đó. Hiện nay, trong nhà không còn hạt cà phê nào, không biết lấy gì để nuôi con cái ăn học và đầu tư cho năm sau đây”.
Cùng hoàn cảnh như anh K’Song, anh K’Thanh trồng được ba ha cà phê và cũng chỉ được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đác Nông giải quyết cho vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi diện sinh sống ở vùng khó khăn. Thiếu vốn nhưng không vay được nguồn vốn của Ngân hàng NN&PTNT, anh đã vay vốn bên ngoài với lãi suất 5%/tháng để đầu tư chăm sóc vườn cà phê.
Anh K’Thanh bức xúc: “Mặc dù chúng tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hẳn hoi, nhưng khi mang ra thế chấp vay vốn thì phía Ngân hàng NN&PTNT tỉnh nói không có tiền. Vì vậy, chúng tôi buộc phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư cho vườn cà phê. Làm nông nghiệp mà vay vốn với lãi suất 60%/năm thì người dân chúng tôi có làm mấy cũng chỉ nuôi nhà giàu mà thôi”.
Khi chúng tôi đề nghị cho biết tên tuổi, địa chỉ người cho vay với lãi suất 5-6%/tháng thì cả anh K’Song và K’Thanh đều cho biết, thông qua người quen các anh mới biết người này, người cho vay nặng lãi này ở tại thị xã Gia Nghĩa nhưng không dám cho biết tên tuổi, địa chỉ vì sợ năm sau họ không cho vay nữa.
Không chỉ riêng anh K’Song, K’Thanh mà có khá nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Sê rê Ú nói riêng, các thôn, buôn trên địa bàn xã Đác Nia nói chung do không vay được vốn ngân hàng nên đành phải vay “tín dụng đen” bên ngoài với lãi suất “cắt cổ” để đầu tư chăm sóc vườn cà phê, khiến cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng. Nhiều gia đình sau khi trả nợ không còn tiền để sinh hoạt, nhất là trong những ngày Tết Nguyên đán đang đến gần.
Ông K’Bình, Bon trưởng bon Sê rê, đề nghị: Các cấp, các ngành cần có giải pháp để người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, người đồng bào DTTS được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất, có như vậy người dân mới thoát khỏi đói nghèo được.
Phó Chủ tịch UBND xã Đác Nia Nguyễn Thái Ban cho biết: Việc này lãnh đạo xã cũng đã nghe người dân phản ảnh nhiều. UBND xã đang cho rà soát lại, nắm bắt thông tin đầy đủ. UBND xã Đác Nia sẽ kiến nghị với các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngân hàng trên địa bàn giải quyết cho người dân trong xã được tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư sản xuất nông nghiệp, không để xảy ra tình trạng người dân vay vốn “tín dụng đen” bên ngoài với lãi suất “cắt cổ” như thời gian vừa qua.
Đồng thời đề nghị các ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng cho vay nặng lãi, không để một số người lợi dụng trục lợi trên mồ hôi, công sức của dân nghèo, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
>> Cho vay tái canh cà phê ở Tây Nguyên: Rắc rối nhiều, ưu đãi ít
Nhà báo rổi hơi đi hỏi thằng cho vay nặng lãi ngoài chợ. Sao không hỏi ngân hàng NN&PTNT nào nông dân cầm sổ đỏ tới mà vẫn không cho vay? Ngân hàng cho vay thì nông dân khỏi vay ngoài nên có cần biện pháp ngăn chặn nữa không?
Nhà nước mình cần có biện pháp hổ trợ trực tiếp đến bà con đồng bào. Nếu để không khéo kẻ xấu dựa vào đó để trục lợi và xẩy ra nhiều chuyện đáng tiếc hơn
Cái ngân hàng PTNT là thế đó, tôi cũng cầm sổ đi vay nhưng rất khó, vì không bôi trơn lại quả cho cán bộ ngân hàng, thời bao cấp năm 1990 tuy bao cấp nhưng đi vay rất dễ, chả cần bôi trơn lại quả gì, cán bộ ngân hàng làm việc tới nơi, thời nay con người biến chất và suy đồi đạo đức hết rồi, thật chán cho một xã hội đạo đức suy đồi xuống cấp, làm việc gì cũng phải đưa hối lộ. Chán thay…
Làm cà phê 2 ha mà bỏ phân đợt đầu 20 triệu, gần 2 tấn phân mà thu được 2,5 tấn cà nhân thì nghèo mãi là phải. Nếu sơ qua nhìn cách làm ăn này chẳng có ngân hàng nào dám cho vay. Chỉ có xã hội đen mới dám làm như thế.
Bạn k duong ơi, sao hoàn cảnh bạn giống mình vậy, đi vay ngân hàng đã thế chấp sổ đỏ nhà, sổ đỏ rẫy mà phải đi cửa sau mới vay được. Xả hội bây giờ là thế đó, mà cán bộ làm việc ở xả cũng quan liêu, tham ô nữa rồi mình dân đen khôg thân thế không làm gì được đâu, thế là hết dỉ vảng ngày xưa
Cái này gọi là tội nghèo, “ai biểu mày nghèo làm chi” còn những người không thuộc diện “NGHÈO” này có sao đâu họ có thể rút ra hàng ngàn tỷ đồng đó mà đâu cần gì thế chấp hợp pháp hay kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Tôi cho rằng với cơ chế hiện nay do khủng hoảng kinh tế nên già cà phê hạ. Mặt khác do thời tiết nên cà phê bị mất mùa đầu tư vào với giá thành như hiện nay thì may ra thì đủ đầu tư lại chứ lấy đâu ra mà trả lãi cao cắt cổ như vậy. Theo tôi mình nên tính toán lại chuyền đổi cây trồng cho hợp lý đi kẻo có ngày mất cả trắng tay cho những kẻ vốn ma đó
Ngan hang thoi nay toan những lu đồi bạibai. Ăn trên đầu tren cổ nguoi khác thoi.Đầu năm trong mục đối cho vui mà bạn Ngọc Hiền bức xúc với Ngân hàng quá cho nên phát biểu nặng nề. Không thể hiển thị được – BBTHệ Thống Ngân hàng Quân Đội có chính sách cho vay phát triển Nông nghiệp Nông Thôn (Chăm sóc cây Cà Phê, Cao Su, Hồ Tiêu) với lãi suất ưu đãi theo Thông tư 08/2014/NHNN (hiện nay khoảng 7%/năm). Bà con liên hệ nhé