(23/12) – Các báo cáo đều cho thấy giá tiêu kỳ hạn có xu hướng ổn định và dễ dàng hơn tuần trước do nhu cầu và áp lực bán yếu vào đầu tuần trước.
Giá tiêu giao ngay được thương nhân mua trực tiếp từ người trồng với giá 500 – 505 Rupi/kg trên cơ sở tiền mặt và tự chuyển hàng đi.
Trên thị trường quốc tế, giá tiêu của tất cả các nguồn gốc được báo cáo vững chắc hơn.
Đồng thời, có báo cáo từ các huyện Pathanamthitta, Kollam và Kottayam của bang Kerala và các vùng của bang Karnataka cho biết nhu cầu tiêu xanh và tiêu non hiện là rất cao.
Trên sàn NMCE tuần trước, hợp đồng tháng Giêng và tháng Hai giảm 579 Rupi và 614 Rupi tương ứng 53.001 Rupi/tạ và 53.111 Rupi/tạ (tương đương 8.553 USD/tấn và 8.571 USD/tấn), vào hôm thứ Bảy. Doanh thu tăng 33 tấn lên 91 tấn trong khi hợp đồng mở tăng 10 tấn lên 22 tấn. ( 1 USD = 61,9695 Rupi )
Trên sàn IPSTA, hợp đồng tháng Giêng và tháng Hai giảm 595 Rupi và 560 Rupi, đóng cửa ở mức 53.000 Rupi/tạ và 52.009 Rupi/tạ (tương đương 8.553 USD/tấn và 8.393 USD/tấn).
Giá giao ngay giảm 700 Rupi xuống 49.900 Rupi/tạ (tương đương 8.052 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 51,900 Rupi/tạ (tương đương 8.375 USD/tấn) cho loại tiêu chọn, do các hoạt động rất hạn chế.
Trong bối cảnh toàn cầu, thị trường tuần trước cho thấy một xu hướng hỗn hợp. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), ở Indonesia, Malaysia và Sri Lanka, giá đã tăng thêm, trong khi ở Ấn Độ xu hướng giá đang có sự suy giảm.
Hạt tiêu trắng tại Bangka và hạt tiêu đen ở Sri Lanka được ghi nhận đã gia tăng cao hơn 3 % mỗi loại.
Tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen giảm nhẹ, tuy giá trung bình vẫn còn cao hơn 1 % so với tuần trước đó.
Trường hợp của hạt tiêu trắng Việt Nam, giá đã tăng 3 %. Tại Sri Lanka cũng được ghi nhận giá tăng 3 %.
Trong năm nay, tổng nhập khẩu của Mỹ hiện đang ở mức 59.592 tấn, bao gồm 42.584 tấn tiêu đen, 5.015 tấn tiêu trắng và 11.993 tấn tiêu xay. Về hạt tiêu trắng, từ hai nước Indonesia và Việt Nam chiếm ưu thế với khoảng 93 %.
Nhập khẩu của Mỹ năm nay có thể vượt 70.000 tấn, báo cáo cho biết thêm.