Bằng cách gian lận giá thu mua cà phê, mỗi năm, chỉ riêng ở Lâm Đồng, các DN, tư thương đã trốn được hàng trăm tỉ đồng tiền thuế. Hơn nửa tháng qua, Lâm Đồng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chống thất thu thuế cà phê.
32.000 đồng còn… 23.000 đồng
Chọn Bảo Lâm và Bảo Lộc làm địa bàn “điểm”, đoàn chống thất thu thuế Lâm Đồng đã canh trực ngày đêm để kiểm tra các xe chở hàng cà phê từ hai địa phương này qua trạm về TPHCM. Kết quả thu được khá… khôi hài: Ở vườn, giá 1kg cà phê nhân là 32.000 đồng thì khi lên xe tải chỉ còn… 23.000 đồng.
Tại trạm thu phí Bảo Lộc, trong vòng 20 ngày, đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã dừng để kiểm tra gần 470 lượt xe tải chở hàng các loại, trong đó có nhiều xe chở hàng cà phê (mỗi xe chở từ 15 – 20 tấn). Kết quả là có đến 98% lượng hàng hóa cà phê đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ; nhưng hầu như toàn bộ hóa đơn này đều ghi giá thấp hơn giá thực tế từ 10.000 – 12.000 đồng/kg.
Tương tự, tại trạm Bảo Lâm, hơn 100 lượt xe chở hàng các loại cũng đã bị dừng để kiểm tra và kết quả là cơ quan chức năng vẫn lại phát hiện tình trạng ghi giá cà phê thấp hơn thực tế khá cao (trên dưới 10.000 đồng/kg). Có trường hợp nguyên cả xe hàng 9,4 tấn cà phê, giá thực tế 32.000 đồng/kg (vào thời điểm kiểm tra), nhưng trình hóa đơn chỉ còn 23.000 đồng.
Với thủ đoạn ghi giảm giá trên hóa đơn như vậy, tính ra, cứ 1 tấn cà phê, Nhà nước thất thu thuế từ 600.000 – 700.000 đồng.
Thủ đoạn tinh vi
Trong các vụ gian lận thương mại trên lĩnh vực kinh doanh cà phê, mới đây, ngành thuế tỉnh Lâm Đồng đã chuyển 9 hồ sơ của 9 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra làm rõ.
Tại một cuộc họp mới đây giữa Bộ Tài chính với một số cục thuế và Hiệp hội cà phê – Cacao VN, bà Phan Thị Vịnh – Phó Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng – cho biết: Hiện tượng mua bán hóa đơn lòng vòng trong kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng với DN ở một số tỉnh khác (nhất là hai địa phương Đồng Nai và TPHCM) khiến Nhà nước thất thu thuế diễn ra khá phổ biến.
Cùng với việc phối hợp cung cấp chứng từ cho cơ quan chức năng tiến hành khởi tố và bắt tạm giam 3 cá nhân có biểu hiện gian lận thương mại trên lĩnh vực kinh doanh cà phê, từ đầu năm đến đầu quý IV/2013, cơ quan thuế Lâm Đồng cũng đã tiến hành truy thu thuế cà phê hơn 25 tỉ đồng và xử phạt vi phạm hành chính gần 1,5 tỉ đồng. Thêm vào đó, bà Vịnh còn cho biết, cơ quan thuế Lâm Đồng còn phát hiện 41 tổ chức và cá nhân sử dụng gần 3.000 hóa đơn của 109 tổ chức và cá nhân ở 16 tỉnh, thành phố ngoài Lâm Đồng.
Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng cà phê: 140.000ha, sản lượng hằng năm đạt 350.000 tấn. Với sản lượng hàng hóa này, mỗi năm nguồn thu của Lâm Đồng từ thuế cà phê lẽ ra phải là trên 700 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, con số này thấp hơn từ 180 – 210 tỉ đồng (năm 2012 thực thu 530 tỉ đồng, năm 2011: 533 tỉ đồng; ước năm 2013 cũng chỉ hơn 520 tỉ đồng). Theo cơ quan chức năng, nguồn thuế trên dưới 200 tỉ đồng bị thất thu này là do các doanh nghiệp “hô biến” bằng các thủ đoạn trốn thuế hết sức tinh vi.
Oan quá! Tôi mua cafe của người ta giá chưa fix, theo thỏa thuận, chưa fix được giá thì tôi chỉ trả 70% trị giá thôi. Khi nào fix rồi tôi mới trả nốt phần còn lại. Hóa đơn tôi ghi rõ tạm tính rồi mà, sao lại nói tôi gian lận. Thiệt là…
Một vấn đề ở đây cơ quan thuế chưa giải quyết được cho doanh nghiệp ở khâu : Hàng kí gởi và hàng bán. Khi tôi bán thì hóa đơn viết theo giá thị trường thì ko phải bàn nữa , còn khi tôi gửi cà (chưa bán với mức giá này) thì hóa đơn phải viết giá cả ntn đây? Viết tạm tính rồi khi nào bán bổ sung thêm hóa đơn hay viết đủ để chỉ đóng đủ lượng VAT trên hóa đơn thôi. Những cái đó chính sách thuế còn chưa giải quyết đc thì làm sao doanh nghiệp chúng tôi có thể chấp hành nghiêm chỉnh được chứ?
Vấn đề thứ 2 theo chủ đề bài viết thì chúng tôi là doanh nghiệp nên việc mua bán, thống nhất, thương lương giá cả như thế nào là do 2 bên quyết định, tôi có thể mua giá cao hoặc giá thấp tùy ý chứ đâu nhất thiết phải đúng giá theo quy định? Nếu VAT đầu vào thấp thì tiền thuế khấu trừ của doanh nghiệp thấp, còn cao thì được khấu trừ cao chứ có ảnh hưởng gì đến nguồn thu thuế của nhà nước.
Bài viết trên chưa chính xác lắm.
“Khách vãng lai” nói đúng, ngoài ra còn trường hợp nữa là doanh nghiệp/đại lý vận chuyển cà phê của mình đi gửi kho nhà xuất khẩu để ứng tiền rồi bán sau, họ cũng phải ra hóa đơn tạm tính bằng khoảng 70% giá thị trường cùng thời điểm. Nhà báo viết bài trên chưa tìm hiểm hết vấn đề nhưng đã vội vàng kết luận, tự cho là mình mới phát hiện ra “thủ đoạn trốn thuế tinh vi” ! Nếu có ý định trốn người ta cũng không theo cách đó vì chắc chắn sẽ bị cơ quan thuế thanh tra phát hiện do giá ghi hóa đơn quá thấp so với giá thị trường. Cũng đáng trách cả người quyết định cho in bài báo trên.
Nói cho chính xác là mấy ông phóng viên báo Lao Động chỉ biết đi soi mói, chẳng hiểu biết gì mà cũng viết bài. Cũng như những người làm tham mưu công tác chống thất thu thuế từ cà phê, không biết gì mà cũng tham mưu nên dân chúng ta mới khổ.
Chuyện là tôi cũng vận chuyển cà phê đi gửi kho của Công ty 2/9 Đak Lak nhưng bị Chi cục Thuế huyện Krông Pak phạt 5 triệu. Sau đó tôi yêu cầu Chi cục trưởng hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn vận chuyển. Nhưng sau đó tôi hỏi lại và ông ta không giải thích được nên sau này xe tôi không bị phạt nữa.
Bác nào giỏi thì trả lời giúp tôi:
1. Xuất hóa đơn thì căn cứ vào đâu?
Chi cục Thuế trả lời: xuất hóa đơn phải căn cứ vào hợp đồng bán hàng.
2. Căn cứ vào đâu để ra hợp đồng bán hàng?
CCT: căn cứ vào lượng hàng bán.
3. Thế tôi chưa chở hàng đến kiểm tra chất lượng, bố anh có dám ký hợp đồng bán hàng cho tôi không?
CCT: !!! ngọng.
Tôi tiếp: Hàng tôi chưa đưa đến kho công ty, chưa biết chất lượng ntn thì ai ký hợp đồng để tôi ra hóa đơn? Nếu có thì đó chỉ là hóa đơn khống đối phó. Nhưng hóa đơn đó không quyết toán thuế đc. vì hóa đơn phải căn cứ vào hợp đồng số …
Vậy nên nguyên nhân ở đây là thằng tham mưu ngu mà dân khổ.
Chống thất thu thuế mà cho tự in hóa đơn, rồi mọc ra những công ty ma, tự in hóa đơn nó chưa khai báo với Chi cục Thuế, nó cứ xuất hóa đơn nhưng không đưa vào khai báo thuế, đến khi người nhận những hóa đơn đó không quyết toán đc thì khóc tiếng mường, vậy mà cũng không biết.
Ý kiến của bác Pham Sang và các bác trên tôi đồng ý cả hai tay. Nhà báo Lao động gì mà đăng bài nào cũng bị người ta phê phán hoài, chẳng giúp gì người dân lao động cà phê chúng tôi cả. Khi đăng bài này mà dám nói là hành vi trốn thuế tinh vi, tôi là nông dân khi đọc bài này mà chẳng thấy hành vi trốn thuế ở chỗ nào cả: đầu tiên thấy giá thị trường 32, hóa đơn xuất 23 (70% của 32) là quá đúng rồi, thứ hai là nếu anh xuất hóa đơn giá thấp, nộp thuế VAT ít, thì đầu kia anh được hoàn thuế lại ít chứ có mất mát gì của nhà nước đâu mà gọi là trốn thuế tinh vi nhỉ? Chẳng hiểu sao nữa.
Nếu Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm đến nông dân thì hãy bỏ 5% thuế VAT trong khâu lưu thông cho mặt hàng nông sản này đi, nhà nước chẳng được gì trong thuế này mà lại sinh ra nhiều chuyện phức tạp khổ dân.
Một điều nếu đọc bài báo này, các DN nước ngoài (hay DN nhận ký gởi cà phê để XK) sẽ phát hiện một điều hết sức thú vị là đa số các DN Việt Nam đều bán hàng trừ lùi (đã giao hàng nhưng chưa chốt giá), biết được cái thóp này thì cá mập nước ngài tha hồ mà ép giá, khi đó giá 23.000 đ/kg cà phê nhân rôbusta sẽ không phải là 70% nữa mà sẽ là mức giá 100% trong tương lai gần… hu. hu… Báo Lao động toàn phát hiện độc địa không à, chết người lao động Việt Nam thôi.
Theo tôi thì Báo Lao động nên cho phóng viên của mình đi học thêm nghiệp vụ kế toán và tìm hiểu thị trường cà phê kỹ lưởng rồi mới cho tác nghiệp. Đăng một bài báo mà thấy sao mà bà con phê phán quá, thật chán.
Lấy tin từ vtv1 phát 2 lần rồi, nhà báo lấy tin cũ rích à.
Cho hỏi nếu DN trốn thuế thì ảnh hưởng thế nào tới người dân, cái này mình ko hiểu rõ
Anh em cho tôi hỏi: Nếu anh A có khoảng vài chục tấn cà mà anh không thèm bán cho các đại lý trên Lâm Đồng, anh thuê xe chở về Bình Dương chẳng hạn thì trên đường vận chuyển mà gặp các bố quản lý thị trường …. thì làm sao đây trong khi cà phê nhà mình thì lấy đâu ra giấy mới tờ, hơn nữa cà tôi bán đâu thì bán miễn là trên đất Việt. Cái này tô là nông dân nên chưa hiểu, mong được sự chỉ giáo của các huynh đệ, xin thành thật Cảm ơn