Cỏ mần trầu trị huyết áp cao

Cỏ mần trầu hay mần chầu, tên khác là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cỏ vườn trầu, cỏ màng trầu… với tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaerth.f., thuộc họ Lúa (Poaceae).

Đông y cho rằng, cây có vị ngọt nhạt hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt (làm ra mồ hôi), tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tan ứ, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ áp, hạ sốt và sốt rét, phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.

Có công dụng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

co man trau
Cỏ mần trầu hay mần chầu, tên khác là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cỏ vườn trầu, cỏ màng trầu

Cỏ mần trầu có thể dùng phối hợp cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón…

Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cây cỏ mần trầu đã chứng minh nó có tác dụng phòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn.

Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùng 16 – 20g (khô), 40 – 100g (tươi) dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu.

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cỏ mần trầu

* Bệnh nhân cao huyết áp, nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cần 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

* Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.

* Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực. Ngày sắc 12 – 16g khô trong 300ml nước uống 2 – 3 lần.

* Trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.

* Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ, cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

* Trẻ đái dầm lấy 20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

* Ngoài ra, cỏ mần trầu với bồ kết đun lấy nước để gội đầu dùng trị tóc bạc sớm.

* Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

* Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

* Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: Cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, thanh nhiệt.

* Chữa viêm da, vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.

* Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống.

* Chữa viêm tinh hoàn; cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.

* Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.

* Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g, Cỏ tranh 16g. Sắc uống trong ngày.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng