Nước mắt công nhân cà phê – Bài 1: Hành công nhân đủ đường

Cà phê đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng triệu cư dân trên Tây Nguyên. Nhưng cà phê cũng mang đến nỗi niềm cho thân phận hàng vạn công nhân cả đời cực nhọc mà không thoát gánh nợ nần trong những doanh nghiệp yếu kém, tới nay vẫn duy trì lối phát canh thu tô trên mồ hôi nước mắt người lao động.

Xem thêm: >> Vấn đề giao khoán ở Công ty cà phê Đak Đoa

413871_400
Vợ chồng anh Phan Văn Trung khóc tại hàng tiêu bị phá.

Bất bình vì cả đời lam lũ cống hiến mà nguồn tư liệu sản xuất vẫn bị áp đặt, khống chế bởi bộ máy lãnh đạo yếu kém, hàng nghìn công nhân cà phê (CP) ở các tỉnh Tây Nguyên đã hàng chục năm đấu tranh, khiếu kiện ròng rã.

Cách thủ phủ CP Buôn Ma Thuột 12 km, tiền thân Cty TNHH một thành viên (MTV) CP Cư Pul hình thành sau 1975 từ việc tiếp quản tài sản của ông Tư Yến-người tự tạo được đồn điền CP rộng lớn đầu tiên của người Việt trên Tây Nguyên.

Khi ông Tư Yến được chính quyền tín nhiệm mời trở lại làm giám đốc nông trường Cư Pul (1986-1990), Tổng Bí thư Đỗ Mười về thăm đã vui mừng bảo cán bộ tháp tùng: Các đồng chí không cần học đâu xa cả, hãy về Cư Pul mà học tập .

Thế nhưng từ năm 2001 tới nay, hơn 30 công nhân Cư Pul đã đấu tranh không ngừng với sai phạm của lãnh đạo nông trường rồi công ty, trong đó nhiều điều đã được Thanh tra nhà nước kết luận phản ánh đúng.

Ví dụ vòng đời cây cà phê 25 năm, nhưng hợp đồng khoán buộc nộp sản lượng tới 34 năm, tận thu vượt và trái quy định nhiều khoản bảo hiểm xã hội, khấu hao vườn cây, trù dập người lao động, không chấp hành lệnh trả đủ các khoản thu vượt của người lao động v.v… Năm 2004, giám đốc Nguyễn Ngọc Chuyên thừa nhận đã có những sai lầm.

Tuy nhiên, cho đến nay, 12 năm trôi qua, giám đốc Chuyên về hưu từ lâu, giám đốc kế vị Lê Ngọc Hạ lại đi theo vết xe đổ, phí của chung vào các dự án thí điểm thua lỗ, vừa gây khó dễ khi công nhân tìm cách tự cứu.

Mới đây sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Hoàng Trọng Hải ký CV 6284 ngày 1/9/2013 yêu cầu lãnh đạo Cty tiếp tục sửa sai, ông Hạ lại cho phá cả trăm trụ tiêu của 9 hộ công nhân trồng bên mép bờ lô CP già cỗi, dù họ luôn cố gắng nộp đủ mức khoán 5 tạ CP nhân xô/vụ/ha theo hợp đồng đã ký. Đưa chúng tôi tới chỗ Cty vừa sai người cắt lìa những dây tiêu đã ra trái bói rồi đổ thuốc diệt cỏ vào gốc, anh Phan Văn Trung công nhân đội 2 rơi lệ: Họ ác quá.

Sau nhiều lần đại diện báo Tiền Phong liên lạc nhưng ông Hạ đều cáo bận, chúng tôi đã về tận Cty chất vấn, phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Cty là ông Y Seng giải thích và cung cấp văn bản cho thấy Cty lấy cớ phá tiêu do công nhân… trồng dày hơn mật độ quy định.

Tình hình ở Cty Cà phê- Ca cao Krông Ana (huyện Krông Ana-Đắk Lắk) còn tệ hơn, với mấy trăm lao động cả chục năm qua cạn nguồn thu nhập sau khi bị lãnh đạo Cty buộc chặt bỏ hàng trăm hecta CP đang cho sản lượng khá để trồng ca cao, hậu quả là ca cao thưa trái, lỗ nặng. Phần diện tích CP hàng nghìn hecta còn lại cũng bị bộ máy quản lý gián tiếp đông cả trăm người của Cty tận thu vượt mức, tự đặt ra yêu sách đòi khấu hao tới hai lần.

Người lao động bị ép tứ bề

413872_400
Chị Hương khóc ròng vì hợp đồng bị phá.

Công nhân ở Ia Pia, Ia Vêr (huyện Chư Prông-Gia Lai) từng có thời kỳ dài mỗi tháng chỉ được chi nhánh Vinacafe 2 cấp cho 12 ký gạo, 1 ký cá khô, 1 lít nước mắm để cầm hơi mà chăm bón CP, trong khi Tổng Cty ngày càng báo lỗ lớn hơn với nhà nước, sau giai đoạn ca ngợi đây là dự án đầu tư thành công của Tổng Cty CP VN.

Ở Cty CP Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai), mức khoán tận thu bất kể được mùa hay mất mùa đã đẩy nhiều công nhân vào thảm cảnh nợ nần. Chị Lê Thị Hương công nhân đội 2 rơi nước mắt khi đọc hợp đồng khoán, vì lô CP chị nhận đầy sâu bệnh, lương bị trừ gần hết vào nợ khiến gia đình chị luôn phải đong gạo từng bữa.

Nhiều hộ công nhân khác vay bên ngoài mua phân bón chăm sóc vườn cây nợ cả trăm triệu đồng, mà thu hoạch vẫn không đủ trang trải chi phí. Đỉnh điểm của cuộc đấu tranh, là phiên tòa sơ thẩm do TAND huyện Đăk Đoa mở ngày 24/8/2012 đã xử 4 nữ công nhân tổng cộng 104 tháng tù giam vì đấu tranh quá đà với hợp đồng khoán bất công.

UBND tỉnh Gia Lai vào cuộc kiểm tra tình hình Cty CP Đăk Đoa, phát hiện nhiều điều bất ổn, phải đề nghị Tổng Cty CP VN chỉ đạo, hướng dẫn Cty Đăk Đoa chỉnh sửa phương án khoán theo đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo các Cty này đều đã nhiều lần từ chối làm việc với báo chí.

Mới đây, ông Phạm Văn Chúc, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên quyền giám đốc Cty CP Đắk Uy III ở Đắk Hà, Kon Tum dù đã nghỉ hưu nhưng bất bình thay cho công nhân ngành CP, đã gửi đơn thư đến Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chứng minh các đơn vị thành viên của Tổng Cty CP VN đứng chân trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai- Kon Tum có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước về tiền lương, về các khoản thu trái Nghị định, Thông tư đã ban hành, chỉ “vì lợi ích nhóm mà chèn ép người lao động” .

Cty không hỗ trợ đầu tư, chỉ phát canh thu tô, kinh doanh yếu kém tới nỗi ăn sạch cả vốn lẫn những gì có thể bán được và tê liệt suốt mấy năm qua ! Đội ngũ lao động tan tác đi làm thuê, sống khó nghèo ngay trên tầng đất bazan có thể đẻ ra vàng nếu họ được làm chủ.

Còn nữa

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Trongnho

    Theo mô tả của bài báo đúng như sư thật 98,99%. Cũng nằm trong hòan cảnh, hồi tôi còn làm công nhân lúa, rồi chuyển qua cà phê, cán bộ thì không biết mô tê gì về kỹ thuật cà phê, chỉ biết ra khoán sản lượng, mà thôi, dân thì gian, cán bộ thì tham… Ông cán bộ nào trah giàh quyền lực để làm giàu trên lưng người côg nhân hết (các ôg lợi dụg về hưu để chèn ép côg nhân, khi cà đươc mùa hở một tý là đòi lô cà phê lại…, khi mất muà lại bắt côg nhân đền, có trả lại cũg khôg cho… nhiều chuyện lắm nóí tới cán bộ mấy nôg trườg, kể đến 3 ngày củg kôg hết chuyện tiêu cực về khoán sản, chế độ, lương lậu,… Thôi nghỉ thôi việc sớm, để còn sống mà nuôi con

  2. leminh

    Tại sao chúng ta cứ phải è cổ mà nuôi những loại kí sinh được che đậy bằng hai từ: Cty nhà nước.., hãy xóa bỏ các nông trường quốc doanh, giao đất cho người công nhân trực tiếp sản xuất…

  3. cubul

    Công nhân mà, Cán bộ thì như thánh nói sao chả đúng. Đã nghèo nay còn nghèo hơn. Đối với công nhân cán bộ như cái dạ dày đói ăn mấy cũng không no. Cái này gọi là ăn xin cao cấp. like cho tác giả bài báo.

  4. tran du

    Thật là bất bình, sao ở Việt Nam vẫn còn thể chế như vậy nhỉ. Phải chăng đó cũng là sự quản lý lỏng lẻo của đảng và nhà nước.

    1. duthanhliem

      Xin lỗi bạn !
      Tôi không biết là bạn ở đâu? Bây giờ mà bạn còn đặt câu hỏi là “phải chăng”…
      Vâng, xin thưa với bạn: Nói đúng sự thật thì bảo là tiêu cực. Có lẽ bất cứ một đất nước, một quốc gia nào… cũng còn có những chuyện chưa được tốt. Nhưng xin thưa là ở VIỆT NAM mình thì quá nhiều và ở mọi nơi, mọi chỗ…
      Bạn bất bình? Cảm ơn bạn đã đồng cảm với những người công nhân cà phê và tác giả bài báo.
      Tôi không làm công nhân cà phê, nhưng ở gần với những người công nhân đó.
      Lỗ sản mà trừ gần hết lương là vẫn còn nhân đạo đấy. Ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 15 quân khu 5 (của quân đội đàng hoàng nhé), bạn lỗ sản họ trừ tất cả luôn : kể cả tiền công ốm, tiền vé xe thanh toán… Nói chung là không còn một xu. Năm đó thì coi như cháo không có mà ăn.
      Thế đấy các bạn ạ!

    2. duthanhliem

      Thật là buồn nhiều lắm…!
      Cảm ơn diễn đàn Y5CAPHE đã cho mọi người được cùng tham gia, chia sẻ những chuyện buồn, những nỗi bức xúc của những người công nhân cà phê nói chung.!

  5. cafe con

    -TAND huyện Đăk Đoa mở ngày 24/8/2012 đã xử 4 nữ công nhân tổng cộng 104 tháng tù giam vì đấu tranh quá đà với hợp đồng khoán bất công.

    Xót xa quá !

  6. Mưa tây nguyên

    Cán bộ cũng là con người, công nhân cũng là con người… đi đâu ở VN ta có câu nhất thân, nhì thế …, nói chug nhửng công nhân bị chèn ép là những người cô độc … dù trung ương có vào thì rồi cũng đâu vào đó thôi … Bè cánh, bốc lột, chèn ép, có người đút lót để được về hưu sớm, có người nịnh hót để nhận lô cà phê nộp sản lượng thấp… cán bộ lãnh đạo các nông trường khôg hơn gì cường hào, địa chủ… Ví dụ 1kg cà nhân gia thưc té là 30.000vnd, thì nôg trườg trả cho côg nhân chỉ 29100vnd, nên nói về mấy nôg trườg cà phê thì khôg kể hết việc làm sai, mà họ cho là đúg… Nói tóm lại hôì xưa đất rộng người thưa… bây giờ đất it mà người thì đẻ nhiều… anh kôg nạp đủ sản lươg thì trả lô cho người khác làm, chỉ có vậy thôi…

  7. Nông Cà

    Kinh tế thị trường định hướng XHCN, để dân giàu nước mạnh, trong đó Kinh Tế Nhà nước (Quốc Doanh) là chủ đạo.
    Nay Nông trường kinh tế chủ đạo này áp dụng chính sách “Kinh tế BẦN CÙNG HÓA” để dân nghèo nước mạt.
    Thế vai trò CHI BỘ ĐẢNG và CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ ở đơn vị này đâu mất tiêu rồi!
    Giai cấp công nhân bị Kinh Tế Quốc Doanh làm cho Bần cùng hóa mà quý vị làm ngơ ư?
    Nông trường này đang phá hoại chính sách của nhà nước, các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng ra tay để cứu vãn tình hình!

  8. Nguyễn Tiến Ninh

    Thật tôi thấy nhà nước mình thờ ơ quá, người có quyền đang hành hạ người cấp dưới nhiều lắm, nhất là người cấp dưới thân cô thế cô

  9. Dak ha

    Các cty cà phê ở Đăk Hà họ để cho cà khô đến chết cả cây mới cho hái họ chia nhau để phơi. Mặc dù tcty, tỉnh ủy, Huyện ủy làm việc tại huyện thống nhất thu sản phẩm giao khoán bằng cà phê nhân nhưng các cty không nghe, họ xem thường cả.

  10. Mưa tây nguyên

    Không sai, Đakha viết rất đúg với thực tế ở các nôg trườg cà phê ở huyện Đăkhà… Cà chín khô, cà chín nứt qủa nôg trườg chưa cho hái…, cây cà phê thì gìa cổi, nhưg vẫn bắt nạp đủ sản lượg…, cán bộ nôg trườg năm nay nhận phơi cà, vì cà khô qủa qúa nhiều. Vụ này cà phê ra hoa nhiều đợt, qủa chin trước khô, qủa chín lần 2 thì nứt nẻ, qủa thì chin thâm, qủa thi còn đang xah…, một bao cà xah nặg 60kg, qủa chin nứt còn 55kg, quả khô còn 50kg… thì sản lươg sụt là chắc chắn 100%. Kôg biết mấy ôg cán bộ nôg trườg có biết, năm nay đa số côg nhân sốg ra sao đây…

    1. thien

      Anh khong biet ah . ca phe can kho tren cay thi nguoi công nhân khong dat sản luong con can bo thu loi vi khi phoi ca phe dat sản luong rat cao bac ah
      Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu. Xin cám ơn

  11. huy hung

    Không biết mấy ông cán bộ làm cái gì mà để cho người dân phản ánh thế này. Cà của dân thì bắt để chín khô trên cây mới cho hái, còn cà phê nhà mình thì lại hái trước. Không biết đọc được những bài báo như thế này họ có nghĩ gì không hay là cứ bòn cuả dân làm cả năm trời về để làm của nhà mình, còn chưa kể có những người dùng cơ sở vật chất chung của công ty mà phục vụ riêng cho mình, cứ cho của tập thể là của mình. Rồi đến hết thời xem ai còn coi trọng mình nữa, hãy gửi những bài báo này đến tận tay cho nhưng công ty này đọc

  12. Eadar kêu cứu

    Các bạn ơi. Hãy làm gì để cứu những công nhân tội nghiệp của Công ty cà phê MTV 52. Công nhân ở đây đang bị bóc lột đến tận xương tủy. Bắt công nhân chặt cà phê nhưng vẫn phải nộp sản. Trù dập công nhân đủ đường. Giới lãnh đạo ở đây thì.. hết nói… Tôi đã nhiều lần muốn báo chí về điều tra để cứu dân nhưng không biết làm sao, xin ai đó hãy giúp cứu dân nghèo. Là công ty cà phê 52 xã Eadar huyện Eakar.

  13. Mưa tây nguyên

    Noí đi thì nói lại, làm côg nhân cà phê nộp sản phẩm cho nhà nước (nộp thuế), có một điều cán bộ đã làm sai, côg nhân học theo đó làm sai thêm. Nói chug cà phê ở tây nguyên có như bây giờ thì biết bao máu và mồ hôi của bộ đội, công nhân quốc phòg, của các nông trườg của quân đội…, sau này mới thàh lập nt quốc doah, hiện bây giờ đất đai có giấy bìa đỏ có giá trị đồg tiền nên sih ra rắc rối (nóí cà phê nôg trườg như đa số xen kẻ rẩy cà pê của tư nhân vào đó, nên muốn biết sự thật 100%, thì đòi hỏi một nhà báo phải có một cái tâm trong sáng về nghề báo… Muốn nóí về sự lảnh đạo của các cán bộ của các nôg trường luá, cà phê của Đakha nóí riêg thì về tận đấy mới thấu rõ. Khi đến các nt thì nhà báo phải vào vai khác, đừg xưng danh là nhà báo thì hỏg hết.

  14. Trúc Lam

    Lợi ích nhóm chà đạp lên lợi ích tập thể. Các vấn đề bất bình và bất công trong ngành cà phê đã có từ khi các nông trường sau này là các công ty cà phê đi vào kinh doanh, giao khoán cho người công nhân. Giai đoạn đầu hầu hết quản lý theo kiểu “phát canh thu tô”, khoán sản lượng cho công nhân, đã ký bản khoán thì cứ thế mà nộp đủ, bất kể được mùa hay mất mùa. Có năm, có vùng bị thiên tai nếu có chủ trương giảm trừ sản lượng thì cũng chỉ giảm lấy lệ, mất mười giảm vài ba mà thôi. Người công nhân từ không vay mượn trở thành nợ nần chồng chất do nhiều năm không có đủ sản lượng để nộp. Đã nghèo lại càng nghèo, vật tư phân bón vay của công ty phải trả lãi, những loại vật tư phân bón kém chất lượng tuồn vào đây; thuốc trừ sâu quá hạn, đóng cặn, phân lân đóng cục đem búa mà đập…được cấp cho công nhân. Cà phê chín khô rụng xuống đất chưa có lệnh hái thì không được hái, đụng vào là bị phạt. Khô quắt trên cây, rụng xuống đất, tốn công quét nhặt, hại vườn cây cho năm sau. Mặc kệ, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Công nhân nào có dám ho he gì vì luôn bị đe dọa thu vườn cây, cho thôi việc. Họ sợ là vì đã có quá trình công tác nhiều năm, có nhiều người là công nhân ở các ngành nghề khác, có người là bộ đội phục viên. Họ im lặng chịu đựng để chờ đến ngày được nghỉ hưu, nhưng đã có nhiều người đã không tới được đích. Người công nhân nhận khoán cà phê không khác mấy người nông dân trước cải cách ruộng đất và cái tập thể lãnh đạo kia không khác gì tầng lớp địa chủ. Cái lợi ích nhóm kia đang chà đạp lên lợi ích tập thể. Đề nghị Nhà nước, Chính phủ hãy xem xét lại toàn diện Ngành cà phê để có giải pháp giúp đỡ hàng vạn công nhân.

  15. phamhuyduc

    Các Cty con của Tổng Cty Càfe Việt Nam gọi là Cty cho “oai”, chứ bộ mặt thật chẳng qua là 1 nhóm người đựợc trao quyền hàng năm, tới mùa càfe tập trung tại Cty để cân và phơi cafe mà thôi. Còn ngày thường họ có việc gì làm đâu, vì vườn cây càfe đã khoán trắng cho công nhân và người lao động rồi (sống chết mặc bay), hàng năm cứ chở 2.800kg/ha cafe quả tươi đến nộp là được! (vườn càfe được trồng từ năm 1980). Công nhân thì khổ đủ đường, BHXH tự đóng, đồ bảo hộ lao động được cấp thì phải nộp thêm 50kg (để tự mua còn sướng hơn). Gia đình tôi làm được 3 tấn/ha thì nộp sản hết 6ta, còn lại 2,4 tấn x 35.000đ = 84.000.000đ. Tôi lương bậc 3 nộp bảo hiểm hết 9.800.000đ tiền công đoàn hết 294.000đ. Đầu tư phân bón, thuôc trừ sâu, dầu tưới+công lao động hết 75.000.000đ. Hạch toán lại thi chỉ đi làm công không cho Cty. Tiền đâu mà nuôi các con ăn học? Mong sao đợt này có đoàn thanh tra của Bộ NNPTNT về thanh tra xuống tận lô cafe để khảo sát và đối chứng xem thực tế vườn cây cafe già cổi, củng như các quy đinh lắt Léo của Cty, để công nhân cafe đỡ khổ!

Tin đã đăng