Kể từ đầu tháng 10/2013 đến nay, thị trường cà phê thế giới cũng như trong nước liên tục rớt giá, khiến cho những DN và cả các nông hộ trồng cà phê trên đất Tây Nguyên như đang ngồi trên đống lửa.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê, các ngân hàng xem xét cho vay lãi suất phù hợp, khoảng 7-8%/năm.
Xem thêm: Nguy cơ đổ vỡ ngành cà phê
Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng có cảm nhận, niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014 kéo dài từ tháng 10 năm nay đến khoảng tháng 2 năm sau sẽ không êm ả.
Bà cho biết, kể từ đầu tháng 10/2013 đến nay, thị trường cà phê thế giới cũng như trong nước liên tục rớt giá, khiến cho những DN như của bà Tuyết và cả các nông hộ trồng cà phê trên đất Tây Nguyên như đang ngồi trên đống lửa.
Hiện tại, giá cà phê nhân xô thu mua tại Tây Nguyên đã xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Cụ thể là giá cà phê nhân được các DN trên địa bàn mua từ 29.500 – 30.000 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái gần 15.000 đồng/kg. Theo tính toán, với giá bán hiện nay, các nông hộ trồng cà phê rất khó hòa vốn chứ đừng nói đến lãi.
Trường hợp giá cà phê tiếp tục giảm, nông dân trồng cà phê sẽ lỗ nặng thêm… Cũng bởi, chi phí mùa vụ cà phê này khá cao.
Theo nhiều hộ trồng cà phê cho hay, chi phí đầu tư cho niên vụ cà phê này tăng mạnh do giá vật tư, phân bón, chi phí chăm sóc đều cao hơn vụ trước. Trong khi đó, năng suất thu hoạch có khả năng đạt thấp do ảnh hưởng của thời tiết bất thường giai đoạn trước.
Hiện tượng cà phê tét nhân, 100% các vườn cà phê đều bị rụng trái chín, những quả chín sớm bị nứt nẻ rồi rụng xuống đất… khiến sản lượng cà phê niên vụ 2013-2014 tại Tây Nguyên sẽ sụt giảm mạnh.
Điều này cũng đồng nghĩa, người nông dân trồng cà phê sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh cà phê vừa mất mùa mà lại mất giá, nhưng hiện đã đến kỳ trả nợ ngân hàng nên để có tiền trang trải, nhiều hộ nông dân đành chấp nhận bán cà phê với giá lỗ vốn.
Đối với DN, yếu tố biến động giá trên thị trường cà phê cũng mang đến rất nhiều rủi ro. Cũng theo bà Tuyết, dù niên vụ cà phê 2013-2014 đang bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch đại trà, nhưng các DN lại không dám liều thu mua… “Nhiều DN không dám ký hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nhằm tránh rủi ro biến động giá”, bà Tuyết cho hay.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đến DN vẫn khá nặng nề. Cũng bởi nhiều năm nay, các DN làm ăn nghiêm chỉnh đều có kế hoạch kết nối với người trồng, chia sẻ rủi ro kinh doanh bằng việc đầu tư và hỗ trợ các hộ trồng cà phê cả về kỹ thuật và vốn, nhân lực.
Chẳng hạn như Công ty Nguyên Huy Hùng, hiện DN đang hợp tác với 2 hợp tác xã và liên kết trên 1.000 hộ nông dân để trồng cà phê theo các tiêu chuẩn 4C, FLO, UTZ, với diện tích canh tác hơn 1.000 ha tại địa bàn tỉnh Kon Tum. Bà Phạm Thị Tuyết cho biết, Nguyên Huy Hùng gần đây đã rất kiên trì với chương trình cà phê sạch bằng cách thu hút nông dân sản xuất cà phê chứng chỉ FLO, UTZ và 4C, nhưng hiện tượng mất mùa và lại mất giá là điều đáng lo ngại.
Hệ lụy nhãn tiền là nông dân chán nản, không còn quá mặn mà với cây cà phê như trước đây. DN cũng sẽ cẩn trọng đầu tư, liên kết theo chuỗi với nông dân. Vấn đề này đang đẩy ngành cà phê Việt Nam trở lại thế khó khăn rất khó xử lý, nếu không có sự điều tiết ở tầm quy mô ngành.
Theo bà Tuyết, thời điểm này Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cần có kế hoạch điều tiết lượng bán ra một cách hợp lý, tránh làm tăng áp lực giảm giá. Đồng thời, Chính phủ nên sớm triển khai chương trình thu mua tạm trữ cà phê niên vụ 2013-2014 để giảm nguồn cung ra thị trường.
Để hỗ trợ DN thu mua tạm trữ cà phê, các ngân hàng xem xét cho vay lãi suất phù hợp, khoảng 7-8%/năm. Ngoài hình thức thế chấp bằng tài sản, các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho DN thế chấp bằng chính kho hàng để có đủ nguồn vốn thu mua cà phê trong dân, đồng thời giúp DN trong nước có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài, có thế mạnh về tài chính…
Xem thêm:
Giá 2000 là công bằng
Chúng tôi nghe thấy các DN được vay vốn với lãi suất thấp để thu mua tạm trữ cà phê đó là tín hiệu mừng, còn nông dân cần tiền thì vẫn phải bán với giá thấp. Doanh nghiệp thì được hỗ trợ, nông dân thì không có gì, nghèo vẫn hoàn nghèo
Người cần hỗ trợ là người trồng và làm ra hạt cà phê chứ không phải người mua đi bán lại… Cái gốc không lo ? Càng ép càng chết thôi.
Nếu Nhà Nước có hổ trợ lãi suất như các doanh nghiệp đề nghị thì nông dân có được hưởng lợi gì đâu ? Vẩn mua theo giá của thị trường London . Thay vào đó Nhà nước hổ trợ trực tiếp cho nông dân , Cho hộ nông dân vay với lãi suất ưu dải trong vòng 6 tháng ( nếu hộ nào để cả năm như thường hay vay thì 6 tháng cuối tính theo lãi suất chung của Ngân hàng ) Và số tiền cho vay đủ để trang trải cho vụ thu hoạch ( định mức vay căn cứ trên diện tích ) . Như thế có thiết thực hơn không ?
Nói hỗ trợ lãi suất cho DN thì nông dân không được hửong lợi gì là không đúng. Thực ra việc hỗ trợ tạm trữ nên hiểu là động thái (và cũng chỉ mang tính chất tình thế) để giảm cung trên thị trường, kích cho giá cà phê lên. Việc hỗ trợ chỉ thông qua vài đầu doanh nghiệp lớn, vì các DN này mới đủ kinh nghiệm và thực lực để tham gia điều tiết thị trường, Khi họ tích cực mua vào, thị trưởng trở nên sôi động hơn, đồng thời các các DN nước ngoài cũng cạnh tranh mua khiến giá cà phê có thể tăng lên. Khi giá tăng thì đương nhiên nông dân cũng được hưởng lợi. Chứ hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, giả sử mỗi hộ 1-2 ha, cần hỗ trợ đến vài trăm ngàn hộ dân, tiền ngân sách băm nhỏ ra mỗi hộ cho vay vài chục triệu, hỗ trợ lãi suất trong vài tháng thì thật ra cái mà dân nhận được chỉ là mấy trăm ngàn. Nhưng vì dân tạm trữ tại nhà, ko mua vào bán ra, thị trường im ắng, liệu sau mấy tháng giá có tăng lên không? Hết thời hạn tạm trữ mà giá không tăng, dân sốt ruột bán tháo, chuyện gì sẽ xảy ra?
Đề nghị cho các DN vay vốn ưu đãi để mua tạm trữ,và rồi tự chiụ trắch nhiệm về lỗ lãi ,nếu tôi là DN kinh doanh cà phê thì tôi xin kiếu ,không giám nhận ưu đãi này .Tạm trữ kiểu này thực chất là đầu cơ giá lên ,mua xong giá không lên mà cứ xuống dài dài thì chỉ có nước phá sản.Bài học nhãn tiền của đại gia Vinacaphe Buôn Ma Thuột còn đó ,cũng do khi thì đầu cơ giá lên ,khi thì đầu cơ giá xuống mà cho đến nay mang món nợ hàng ngàn tỉ đồng,chỉ khổ các cổ đông trắng tay tin và giao trứng cho rốt nát.Chúng ta đã hội nhập kinh tế thị trường thế giới đã tham gia chấp nhận cuộc chơi ,thì phải biết chấp nhận những hệ lụy do nó mang lại,đừng lúc nào cũng cầu toàn cho mình .Tôi nghĩ vấn đề tạm trữ là cần thiết ,nhưng tạm trữ khi nào và ai tạm trữ và chịu rủi do hay hưởng lợi từ tạm trữ,mới là vấn đề cần phải bàn.Chỉ có chính phủ xuất tiền đứng ra tạm trữ ,giao cho các DN đứng ra mua và giữ hàng ,mọi rủi do hay hưởng lợi từ tạm trữ là thuộc chính phủ .Có như vậy thì mới gọi là tạm trữ và có làm như vậy thì tạm trữ mới tác động tốt và lâu dài đến giá cả .Còn nếu giao cho các DN TẠM TRỮ VÀ TỰ CHỊU TRẮCH NHIỆM LỖ LÃI ,thì chỉ làm mồi thơm cho các ông lớn ngoại quốc mà thôi ,nếu có thắng lợi thì cũng chỉ là ăn may.Cách tốt nhất là nên hỗ trợ cho bà con nông dân vay vốn để có tiền chi phí và họ không bán ra ồ ạt,có những chuyên gia tư vấn giỏi ,để khuyến cáo họ nên bán ra khi nào ,chỉ là khuyến cáo thôi ,còn quyết định bán hay không là do họ .Làm được như vậy thì mới có thể ổn định được giá cả và không bị nước ngoài bắt chẹt ,ép giá.
Khổ quá ! Các bác cứ thắc mắc vấn đề tại sao NN lại tích cực hỗ trợ các DN mà không quan tâm nhiều đến hộ nông dân như chúng ta làm gì, cái vấn đề này xưa như cổ tích rồi. Trên lý thuyết là ĐÚNG…tại sao? là bởi theo sách giáo khoa thì với cái thời buổi hội nhập này NN cần khuyến khích hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ vv…tóm lại cho nhanh là vì nếu các DN làm ăn tốt thì nhà nước sẽ BỎ TÚI vào ngân sách được 1 khoản lớn. Nghĩa là thế đấy, em không phải nói ra để bôi xấu chính quyền nhưng NN không quan tâm đến 3 cái hộ nông dân như chúng ta đâu, bởi vì theo họ nghĩ việc ĐỐI XỬ với chúng ta là nghĩa vụ của các DN. Trong mấy ngày qua có vài DN phát giá cafe cao hơn thị trường vài trăm đồng, nếu có người hỏi có nên bán cafe tại thời điểm này hay không chắc chắn sẽ là KHÔNG, 1 hạt cũng đừng bán. Hãy bán ra khi nào cái giá của nó xứng với công sức của mình.
Chỉ cần nông dân có tiền thì họ sẽ không bao giờ bán cà phê với mức giá thấp
Thế thì thông tin VN được mùa có ảnh hưởng gì đến giá cà phê nữa ?
Nếu cà phê bán ra chậm chạm thì giá sẽ tăng trở lại thôi.
Nói là VN được mùa chứ thực chất ra có mấy nhà thu được sản lượng hơn năm ngoái ……
Ở chỗ tôi các đại lý cà phê thu mua với giá thấp hơn giá thị trường nông dân trồng cà năm nay ai cũng chán
Có vẻ ko mặn mà với cà kê nữa rồi, nhân công thu hái thì cao. Nhà tôi cứ túc tắc hái cũng không dám thuê nhiều người như năm ngoái.
Theo tôi, NN nên thành lập các kho cho nông dân ký gửi cà phê vào, với lãi suất nhè nhẹ thôi. Để nông dân có tiền để trang trải cuộc sống, chứ Gcnqsd đất nằm ở ngân hàng hết rồi.