Phát biểu tại Hội nghị Phát triển hồ tiêu bền vững ngày 18-10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết diện tích trồng tiêu của VN tăng “nóng” nhiều năm qua, kể cả những vùng không phù hợp để trồng.
Theo đó, diện tích tiêu trồng mới trong giai đoạn 2011-2013 đạt khoảng 2.500ha/năm, nhiều nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên. Đến năm 2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt 60.000 ha, vượt 17% so quy hoạch đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ NN&PTNT.
Nguyên nhân diện tích tiêu tăng quá nhanh trên do giá tiêu duy trì ở mức cao trong 6 năm liên tục (2007-2013) khiến nông dân nhiều nơi tập trung trồng loại cây này dù đã được khuyến cáo không mở rộng diện tích ở những nơi không phù hợp. Nhiều nơi sản xuất hồ tiêu chưa bền vững, chưa kiểm soát được tình trạng sâu bệnh. Theo thống kê của VPA, dù diện tích canh tác tăng nhanh nhưng sản lượng tiêu hàng năm không tăng tương ứng vì tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần.
Theo VPA, VN vẫn tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới (gần 50% hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu). Xuất khẩu năm 2013 ước đạt 130.000 tấn trong đó tiêu đen là 110.000 tấn với kim ngạch khoảng 850 triệu USD, tăng khoảng 95 triệu USD so với năm 2012.
Hiệp hội hồ tiêu nói không nên tăng diện tích hồ tiêu nữa nhưng có một thực tế mà bà nông dân nào cũng biết ai có thể lý giải hộ bà con nông dân đây?
Nhà hai bác nông dân nhà gần nhau 1 bác trồng tiêu thu nhập 1 tỷ với 1300 trụ tiêu nhưng nhà bác bên cạnh có diện tích lớn hơn gần 0.5 ha trồng cà phê thu nhập 200 triệu. nếu bác nông dân này cứ cam chịu trồng cà phê mà nhìn bác bên cạnh xây nhà thái mua xe hơi bác biết làm sao ?
Chào cả nhà.
Nếu 2 hiệp hội này là một thì không có gì phải nói.
Theo tôi nghĩ, hiện giờ sản lượng tiêu VN đang dẫn đầu thế giới thì lý do vì mà ta không thừa thắng xông lên để có quyền điều tiết về giá thành tiêu của thế giới chứ. Còn hiệp hội tiêu nên đưa ra qui trình chăm sóc thật chi tiết để người trồng tiêu làm cho có hiệu quả nhất, bên cạnh đó luôn theo sát diễn biến dịch hại và sâu bệnh để bà con đỡ thiệt hại nếu xãy ra dịch bệnh.
Tôi biết nhiều vườn tiêu rất đạt năng suất trong những năm đầu nhưng càng về sau càng giãm sản lượng lý do là bà con nông dân không nắm vững kỷ thuật chăm sóc ( không phải không chịu học hỏi mà biết học ở đâu, hỏi ở đâu). Khi vườn tiêu bệnh thì là như người đẽo cày giữa đường, ai chỉ gì thì dùng loại thuốc đó mà chưa chắc là có hiệu quả, cuối cùng thì thiệt hại là đương nhiên rồi mà còn ảnh hưởng nặng nề với đất trồng nữa. Nếu biết kỷ thuật chăm sóc tốt thì đâu đến nổi để xãy ra bệnh rồi lây từ vườn này sang vườn khác.
Có dịp tôi về bình long của tỉnh Bình Phước lúc thời gọi là hoàng kim của cây điều, hỏi 20 chủ vườn điều thì không ai biết sau thu hoạch phải tỉa cành tỉa nhánh. Họ chỉ biết tới mùa thì hái trái hoặc làm cỏ thôi, có người tôi hỏi còn không biết trung tâm khuyến nông là gì nữa.
Đoàn coffee thông cảm nha, tôi đi xa quá ha nhưng vì bức xúc thôi.chúc bạn luôn vui và thành công trong cuộc sống.
Càng làm cà phê càng thấy lỗ, nếu không chuyển đổi cây trồng mà cứ duy trì thì có ngày tán gia bại sản là cái chắc. Ngân hàng nhăm nhe lên phương án kê biên tài sản rồi…
5 sào cà phê làm sao có 200 tr được hả bạn? Hay bạn viết nhầm 20 tr?
Đọc kỹ đi bạn: “có diện tích lớn hơn gần 0.5 ha…” chứ ko phải chỉ có 5 sào!
Ôi lại bài toán muôn thuở, mấy năm nữa sẽ có bài học cho nông dân
Chặt tiêu trồng cafe, chặt cafe trồng tiêu. Sao nông dân chúng ta cứ mụ mị hoài thế nhỉ? cứ trung thành kết hợp 2 loại cây trồng đó và áp dụng KHKT chăm sóc cho thật tốt chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Nói gì thì nói là nông dân phải lấy CẦN và KIỆM làm gốc
Cà phê+tiêu+vài cây nữa!
Trồng tiêu bằng cây gòn, vừa ít tốn kém, thẳng hàng, vừa mát, tiêu sẽ cho nãng suất cao,vừa kết hợp nuôi dê. Giá dê thịt 120kg, môt công đôi viêc. Ở Đồng Nai, Vũng Tàu trồng tiêu hoàng toàn bằng tru gon năng suất 7 dến 9 tấn /ha.
Trồng tiêu trụ sống thì an toàn hơn còn “ít tốn kém” như bạn nói thì cho biết giá 01 trụ là bao nhiêu vậy @ Nhật?