Cà phê Việt Nam vụ mới được chào bán ở mức cộng 10 USD, không thấy giao dịch ; vấn đề thuế không chắc chắn được giải quyết trước khi thu hoạch ; cà phê Indonesia không thay đổi mức cộng, giao dịch chậm.
Một số cà phê Robusta vụ mới của Việt Nam đã được đưa ra thị trường trong tuần này nhưng không có báo cáo giao dịch nào, nhà xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn và chờ đợi giải quyết việc hoàn thuế VAT, các nhà giao dịch Singapore cho biết.
Giao dịch cà phê tại Indonesia đã chậm lại do những nhà rang xay nội địa mua với giá cao hơn. Trong khi khách hàng nước ngoài đang mong đợi mức giá cộng cà phê Indonesia sẽ giảm khi cà phê Robusta của Việt Nam bắt đầu gia nhập thị trường trong tháng Mười Một.
Cà phê Robusta loại 2, 5 % đen vỡ, của vụ sắp thu hoạch đã được chào bán với mức giá cộng 10 USD theo giá hợp đồng kỳ hạn giao tháng 11 của London. Trong khi vào tuần trước là chưa có.
Cà phê vụ cũ có giá cộng đứng ở mức 100 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 110 USD/tấn vào tuần trước. Cà phê Robusta được nhà rang xay dùng để phối trộn với cà phê Arabica nhằm giảm chi phí xuống thấp hơn hoặc để chế biến thành cà phê hòa tan.
“Không ai muốn mua cà phê vào lúc này, trừ phi đó là cần thiết. Cà phê vụ cũ vẫn còn thừa để cung cấp, nhưng tôi đoán tất cả mọi người đang chờ đợi hạt cà phê của vụ mới”, một nhà môi giới Singapore cho biết. “Không có nhu cầu mua cà phê vào lúc này.”
Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp khó khăn khi giao dịch vì các sơ hở trong hệ thống của ngành thuế tại Việt Nam, nhất là việc quản lý thuế trị giá gia tăng (VAT) và hoàn thuế đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu phải trả 5% thuế VAT khi mua hạt cà phê từ các công ty địa phương và sẽ được hoàn lại tiền một khi hoàn thành hồ sơ xuất khẩu. Nhưng các công ty địa phương không kê khai nộp thuế khiến nhà xuất khẩu không được hoàn thuế, họ tuyên bố sẽ đình chỉ việc xuất khẩu cà phê, các thương nhân và các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết.
Việc né tránh nộp thuế, đã được các công ty thương mại và các nhà rang xay lớn trên thế giới cảnh báo, là phải chịu một phần trách nhiệm khiến cho việc xuất khẩu gần đây sụt giảm.
“Thời gian thu hoạch vụ mới ở Việt Nam đã cận kề và các vấn đề thuế VAT có lẽ là trung tâm của các cuộc tranh cãi căng thẳng hoặc thảo luận trong Chính phủ”.
“Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin gì được phổ biến cho ngành cà phê.”
Vụ thu hoạch tới của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 25 triệu bao (bao = 60 kg), trong niên vụ kéo dài tới tháng 9 năm 2014, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.
Cà phê loại 1 trên sàng 16 có chất lượng cao, tương đương với loại Sumatra 4, 80 hạt lỗi của Indonesia, đã được cung cấp với mức cộng 160 USD/tấn, giá ổn định so với mức cộng tuần trước là 150 – 170 USD/tấn theo giá kỳ hạn tại London.
Hai nước Việt Nam và Indonesia cộng lại chiếm khoảng 24 % sản lượng cà phê toàn cầu. Mức cộng cà phê Sumatra không thay đổi so với tuần trước là 80 – 100 USD/tấn theo giá London.
“Khách mua hàng gần đây không thấy xuất hiện. Họ sẵn sàng mua với mức cộng 60 USD. Họ có thể giao dịch ở mức cộng 80 USD, nhưng với khối lượng ít ỏi”, một đại lý ở Sumatra, đảo trồng cà phê chính của Indonesia, cho biết.
“Có vẻ như nhà rang xay nội địa cũng mua với giá cộng, hiện kho của họ đã có đủ hàng.”
Tuần tới, cà phê Indonesia có thể duy trì giá cộng ở mức hiện tại, trong khi việc bán hàng ở Việt Nam có thể bị đình trệ vì vấn đề thuế giá trị gia tăng.
Ngày 12 tháng 06 năm 2013 Bộ tài Chính ban hành Công Văn Số: 7527/BTC-TCT “V/v tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế”
Trong đó ở Điều 3 ghi : “….. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản nếu mua trực tiếp của người sản xuất hoặc chỉ qua 1 khâu trung gian thì được hoàn thuế theo quy định; nếu mua hàng hóa qua nhiều khâu trung gian thì phải kiểm tra các khâu trung gian trước.”
Như vậy Bộ khuyến khích DN xuất khẩu mua trực tiếp của nông dân hoặc chỉ qua 1 khâu trung gian, vì dễ kiểm tra hoàn thuế nhanh và chắc chắn giá thành giảm (do bớt trung gian).
Do mua bán quá lòng vòng và qua nhiều tầng nấc, làm cho việc hậu kiểm quá mất nhiều thời gian, làm thiệt hại cho DN lẫn nhà nước và nông dân.
Cứ nói về thuế nhiều các doanh nghiệp không muốn làm ăn quá !
Với chính sách hoàn thuế như thế này thì các doanh nghiệp sẽ không dám xuất khẩu cà phê đâu .
Không biết mọi người nghĩ thế nào! Tôi thấy nếu thông được cái vụ thuế này thì hàng sẽ được tung ra xuất khẩu nhiều hơn. Vậy có phải giá sẽ tiếp tục giảm do xuất khẩu tăng? Nếu vậy thì người làm ra hạt cà phê sẽ thảm hơn nữa khi giá cứ tiếp tục lao dốc.
Thêm đắng
Vị đắng cà phê được chắt trong sữa đất
Men nồng đơm từ nắng gió cao nguyên
Chất vị đắng nay lại càng thêm đắng
Đắng cà phê, thấm đẫm đắng lòng ta.
Cứ như vậy thì chỉ khổ người nông dân thôi . Làm được hạt caphe đâu có dễ đâu
Chào mấy anh nông dân! Hết mưa là trời sẽ nắng. Lo gì! Người ta sao mình vậy. Lụt là lụt cả làng.
Vụ mới chỉ còn ít ngày nữa thôi là lúa về.
Chẳng hiểu sao ngành xuất khẩu cà phê lúc nào cũng lẩn quẩn trong cái vòng kim cô để rồi làm cho ngành cà phê chúng ta gặp nhiều khó khăn, trước là nông dân, thứ tiếp theo là những người đi làm, cà phê rẻ thì phải mướn nhân công rẻ. Rồi ở chợ mọi năm thì bán đắt như tôm tươi, năm nay thì như chùa bà đanh. Sơ sơ thấy cũng có rất nhiều hệ lụy chỉ vì cái VAT.
Bà con nông dân mình không vội lo cho mệt xác, giá cà giảm là do cung cầu thị trường. Hiện giờ giá cà giảm là do tâm lý nhà tiêu thụ đang kỳ vọng vào một mùa bội thu tại VN như một số tin đã đưa, nên đã dùng lượng hàng dự trữ trong kho tiêu thụ đến mức thấp nhất có thể, đợi đến khi VN và vụ thu hoạch chính thì mua vào đắp thiếu hụt thế là OK. Giảm thiểu chi phí dự phòng => Giảm giá thành SP => Lợi nhuận lớn. Thế thôi, vòng lẫn quẫn cứ mãi mãi tiếp diễn. Chỉ có người SX là nông dân thông tin hạn hẹp, một phần nhiều gia đình kinh tế khó khăn khi mùa vụ thu hoạch xong giá rẽ cũng bán, đắt cũng bán. Biết làm sao được! Nợ đại lý đòi, ngân hàng đến kỳ đáo hạn, con cái xin tiền ăn, tiền học phí … Nói thực với bà con, anh em rằng. Đều như tôi thì các nhà đầu cơ sẽ húp cháo rùa mà sống. Năm 2011 không bán được giá 50 tôi bực mình giữ mãi đến nay chưa bán hạt nào, trong khi mỗi năm nhà tôi thu được 6 tấn đến vụ này là 3 vụ. Nếu năm nay giá cà > 45 là tôi cất tiếp. Chi phí đầu tư thì bán hết hồ tiêu để tái đầu tư vì tiêu giá này là kiếm ăn được rồi. Giá cà không bao giờ đi theo đường thẳng, không năm nào giống năm nào. Mình không phụ cây cà thì cây cà sẽ không phụ mình. Quê hương thứ 2 của tôi giờ đây nhiều người có nhà lầu, xe hơi, con cái học hành đàng hoàn, nhiều người mua được nhà ở TP HCM nữa kìa và nhiều gia đình xóa đói, giảm nghèo cũng nhờ những hạt cà phê đen đen, xanh xanh, xám xám ấy. Nói nhiều quá phải không bà con, có gì hơi quá bà con, anh chị em diễn đàn thông cảm. Thân!