7 tháng đầu năm 2013, lượng phân bón nhập khẩu về Việt Nam tăng cao với 2,4 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 968,1 triệu USD, tăng 25,27% về lượng và tăng 12,06% về trị giá so với cùng kỳ. Lượng phân bón này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ Trung Quốc
Theo số liệu của Vụ Thương mại biên giới và miền núi – Bộ Công Thương, mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung. Loại phân bón nhập chủ yếu là phân DAP, urê và một số loại trong nước chưa sản xuất được như SA, Kali.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan thì 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,2 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc, chiếm 46,3% thị phần với trị giá 418,1 triệu USD, tăng 14,31% về lượng nhưng lại giảm 0,6% về trị giá. Sau Trung Quốc là Philippin với 217,3 nghìn tấn, trị giá 102,8 triệu USD.
“Cẩn thận” với phân bón DAP từ Trung Quốc
Trong số 2,4 triệu tấn phân bón nhập khẩu thì phân DAP được nhập về nhiều đứng thứ 3 (sau phân Kali), với 488 nghìn tấn, trị giá 256,1 triệu USD, tăng 49,67% về lượng và tăng 36,27% về trị giá so cùng kỳ. Lượng phân DAP chủ yếu nhập về từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phân DAP Trung Quốc đã bị “phanh phui” nhiều vụ kém chất lượng, nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ. Tại khu vực này, phân bón DAP Trung Quốc được người dân mua nhiều nhất vì giá rẻ.
Hiện giá bán DAP trên thị trường cao nhất là của Hàn Quốc với khoảng 17 ngàn đồng/kg, của Philippine 16 ngàn đồng/kg (800 ngàn/bao), kế tiếp phân DAP nhập từ Nga giá 14 ngàn đồng/kg, cuối cùng nhập từ Trung Quốc giá 13 ngàn đồng/kg (650 ngàn đồng/bao).
Mới đây, đội quản lý thị trường số 2 (xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã lấy mẫu phân bón DAP 18-46 của Trung Quốc gửi đi phân tích 2 lần tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (quận 1, TPHCM). Kết quả kết luận mẫu phân kém chất lượng.
Ông Trần Văn Quốc- Đội trưởng Đội QLTT số 2- cho biết, các đại lý bán hàng DAP Trung Quốc kém chất lượng thường tập trung ở vùng xa, vùng giáp biên giới. Với lô hàng giá rẻ do buôn bán qua đường tiểu ngạch không ai kiểm soát chất lượng nên họ mua đứt bán đoạn với nông dân, còn những lô hàng có giá trị lớn hơn thì họ bán nợ sau 4 tháng với lãi suất 5%/tháng.
Nhiều trường hợp người nông dân sau khi sử dụng thấy không hiệu quả, họ đến đại lý phản ảnh đòi bồi thường nhưng đều không được. Lý do chính là các đại lý và nhà phân phối cùng đứng chung một “chiến hào”, chỉ người nông dân bị thiệt – ông Quốc cho biết.
Một cái khó nữa là theo quy định, chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trở lên thì mới kiểm tra lấy mẫu. Xuất phát từ “kẽ hở” này mà xuất hiện nhiều loại DAP Trung Quốc của rất nhiều công ty tư nhân nhập khẩu từ Nam đến Bắc có giá rẻ (dưới 10 ngàn đồng/kg, trong khi giá bình quân là 13 ngàn đồng/kg), nhưng cơ quan chức năng không thể lấy mẫu kiểm định chất lượng được, bởi số lượng thực tế trong kho đại lý không đủ để kiểm tra.
Ông Nguyễn Hạc Thúy- Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam- cảnh bảo: Trước tình hình thị trường phân DAP nhiễu loạn về chất lượng như vậy, người mua nên hết sức thận trọng, không vì tham rẻ mà mua phân kém chất lượng. Nên chọn mua phân DAP trong nước sản xuất hoặc mua của những công ty nhập khẩu hàng chính hãng có uy tín.
Là người nông dân bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai, nào cà phê tặc, nào tư thương ép giá, rồi nạn phân giả đang tràn lan khắp nơi mà ta đâu nếm thấy. Lâu nay ai cũng nghĩ mua những hãng phân lớn, uy tín kể cả tôi cũng không ngoại lệ. Mới đây thôi tôi mua 20 bao phân đầu trâu bao vàng 16-8-16-13s.TE sản xuất ngày 15/8/2013 hạn sử dụng 15/8/2015. Trong số phân ấy tôi có lấy ra 5kg hòa tan với nước sạch để tưới hoa màu kết cục phần cặn ở đáy phuy gần cả ký cát mịn, như thế rõ ràng lượng cát nằm lại chưa nói các tạp chất không phải là phân tương đương gần 20% đây là minh chứng sự thật, mong nông dân chọn lựa hợp lý phân bón để có mùa bội thu.
Các bác cho em hỏi : rẫy cà phê nhà em năm nào cũng chín sớm hơn các rẫy xung quanh. Ko phải lác đác 1 vài quả mà chín nhiều có cây chín hết cả cây, vừa tốn công hái, vừa mất sản lượng. Vườn cà phê tương đối, ko còi cọc, sản lượng bình quân mỗi năm cũng trên 4 tấn/ha. Em muốn bỏ phân gì cho chín chậm đi để thu hoạch cho khỏe. Xin cảm ơn trước.
– Thời gian chín hay thời điểm chín một phần do nguồn gen (giống) quy định. Tuy nhiên, nếu muốn cây chín trễ hơn bạn có thể tăng hàm lượng đạm bón đợt cuối. Ví dụ 1 đến 2 bao urê/ha so với cách nhà bạn bón.
Bạn hoangtuyen cộng các thành phần xem chưa đến 50%, còn lại là chất phụ gia để kết dính. Nếu bạn có diện tích lớn nên mua phân đơn vừa đảm bảo tỉ lệ phân cần thiết vừa rẻ được 30% tiền.
Võ Thanh Thùy à! Muốn cà phê chín muộn thì bạn không nên bón nhiều phân vào các đợt tưới nước và nên trồng nhiều cây che bóng vào rẫy để hạn chế bớt ánh sáng làm cho cà phê phát triển chậm lại là được.