Sản lượng cà phê của Peru trong năm 2013 giảm ít nhất 25 %

Ông Milton Von Hesse, Bộ trưởng Nông nghiệp Peru vừa cho biết, sản lượng cà phê của Peru có thể sẽ giảm ít nhất 25% trong năm nay do một đợt bùng phát bệnh nấm Roya. 

Sự bùng nổ của Roya, một loại nấm gây hại trên cây trồng, đã tác động lên cây cà phê ở nhiều nước Mỹ Latinh khác, đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo sợ và họ đã yêu cầu Chính phủ hỗ trợ.

 Những người trồng cà phê ở Peru đã chỉ trích Chính phủ, cho rằng phản ứng của họ đã bị phớt lờ.

Chính phủ Peru tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 11 khu vực trồng cà phê, trong đó có Cusco, Junin và San Martin. Chính phủ đã cho biết “sẽ thực hiện những hành động cần thiết ngay lập tức để kiểm soát sự lây lan của nấm bệnh Roya”.

Hôm thứ Hai, ông Von Hesse phát biểu tại một cuộc họp với Hiệp hội báo chí nước ngoài của Peru rằng Chính phủ đang làm việc với nông dân cà phê để giúp họ thay thế những cây trồng mới, nhưng sẽ làm giảm 25 – 30 % sản lượng. Sẽ là cao hơn một chút so với ước tính trước đây, ông Von Hesse nhấn mạnh.

Chính phủ Peru đã cử chuyên gia tới các vùng trồng cà phê để xác định có thể giữ lại được bao nhiêu và làm thế nào để cho cây trồng có sức đề kháng hơn mà không làm giảm mất chất lượng hạt.

“Đây là một cơ hội để thúc đẩy sự chuyển đổi giống cây mới trong các đồn điền,” ông nói.

Đầu năm nay, Phòng Cà phê Quốc gia (NCC) cho biết họ hy vọng Peru sẽ sản xuất 6,0 triệu bao (bao = 46 kg) cà phê trong năm nay. Sản lượng được dự kiến ban đầu là 7,5 triệu bao.

Bệnh nấm Roya đã lan rộng đến Peru và các quốc gia Mỹ Latinh khác như một kết quả của sự biến đổi khí hậu và sử dụng phân bón ít ỏi.

Peru là một trong 10 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Theo Bộ trưởng Von Hesse, vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của hiện tượng thời tiết La Nina trên cây cà phê ở Peru. Dịch vụ dự báo thời tiết – khí hậu của Peru xác nhận sự hiện diện của La Nina vào tuần trước, làm thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển ngoài khơi bờ biển Peru, có thể gây ra mưa lớn và lũ lụt.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng