Theo ông Nguyễn Viết Vinh, tổng thư ký Vicofa, nếu không giải quyết những khó khăn hiện nay ngành cà phê sẽ đi vào bế tắc. Thị trường cà phê thế giới đang trên đà phục hồi trở lại, giá những năm gần đây đều trên 2.000 USD/tấn.
Tuy nhiên ngành cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản xuất cà phê Việt Nam hiện nay đang gặp 3 khó khăn rất lớn và nếu không giải quyết được thì không những người dân, doanh nghiệp mà cả ngành cà phê Việt Nam sẽ đi đến “ngõ cụt”.
Thứ nhất, vấn đề tái canh lại cây cà phê đang là vấn đề khó khăn nhất. Hiện nay lượng cây cà phê già tức là có tuổi đời trên 25 năm chiếm đến 30% trong tổng diện tích 520.000 ha cây cà phê đang khai thác của cả nước như vậy vào khoảng 130.000 ha. Những cây cà phê già cỗi này cho năng suất sản lượng thấp vì vậy vấn đề tái canh, trồng mới lại diện tích cà phê già cỗi là vấn đề bức thiết đề ra.
Thứ hai trong sản xuất cà phê Việt Nam chi phí đầu vào như phân bón, nông dược (thuốc bảo vệ thực vật – PV) đang tăng lên nhanh chóng. Tuy chưa có con số điều tra chính thức nhưng hiện nay chi phí sản xuất 1 kg cà phê của người nông dân khoảng 3.000 đồng, trong khi giá bán ra khoảng 3.800 đồng. Chi phí đầu vào sản xuất cà phê đang tăng lên tạo ra áp lực về giá bán ra gây khó khăn cho ngành sản xuất cà phê.
Thứ ba, sản xuất cà phê Việt Nam thiếu yếu tố ổn định về giá kể cả trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Mặt hàng nông sản nói chung và đặc biệt là mặt hàng cà phê chịu tác động rất nhiều của giá cả quốc tế, đặc biệt phụ thuộc vào thị trường London và thị trường New York. Lúc ở mức giá cao nhưng có khi giá lại xuống thấp có năm xuống cả vài trăm USD.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, dù Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) đánh giá Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nhà xuất khẩu cà phê số 1 trên thế giới nhưng tình hình xuất khẩu vẫn khó khăn, bà con nông dân có lãi thấp. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại đã cho rằng: “Ở thời điểm Việt Nam vào chính vụ thu hoạch cà phê nên xuất khẩu cao hơn Brazil, chứ không phải Việt Nam là số một về cà phê trên thế giới“.
Ông Nguyễn Viết Vinh đề xuất phải có một quỹ riêng phát triển ngành cà phê để bình ổn giá đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Được biết hiện Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam vẫn đang đề nghị Chính phủ nên có một cơ chế tạm trữ cà phê một cách thường xuyên đặc biệt trong giai hiện nay.
Năm 2102, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt tới trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,67 tỷ USD.
Số thuế giá trị gia tăng (VAT) VN thu được 3,67 tỷ USD x 5% = 183,5 triệu USD = 3.670 tỷ VND
hằng năm Chính phủ chỉ cần trích ra 10 – 30% số thuế này vào quỹ hỗ trợ giá, kỹ thuật và trồng trọt cho nông dân thì ngành cà phê sẽ bớt khó khăn!!
Không biết các ông nói ở thời điểm nào mà bảo đầu tư hết 3000đ/kg và gía bán 3.800đ/kg? chắc là khoảng năm 2000 mới giá đó.
Có lẽ giá bán là 8.300đ/kg. Lỗi đánh máy chăng?
Điểm yếu của ngành cà phê VN chính là Bộ NNPTNT đang giao việc điều hành VICOFA vào lớp cán bộ lớn tuổi, cũ và chậm chạp, nói nhiều hơn làm, thích phát biểu chung chung, không theo kịp sự phát triển của ngành cà phê thế giới.
Vicofa là tổ chức PHI CHÍNH PHỦ, không phải của Bộ NN&PTNT nên Bộ không có quyền giao việc điều hành!
theo điều lệ hoạt động của Vicofa:
Điều 2: Tôn chỉ của Hiệp hội
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức PHI CHÍNH PHỦ, phi lợi nhuận, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ cung ứng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo thuộc ngành cà phê – ca cao…
Một ông lãnh đạo Hiệp hội Cà phê mà phát biểu sai số tới 90% thử hỏi ông ta làm sao mà điều hành nổi một tổ chức cà phê lớn ở Việt Nam, Chính Phủ nên xem lại bằng cấp của ông ấy.
Cũng chưa đủ cơ sở để nói như các bạn đâu. Tôi cho rằng đây là tài múa bút của mấy anh viết về cà phê mà không biết gì mấy về cà phê. Nếu biết thì anh đã nêu thắc mắc của mình chứ không phải chỉ ghi lại một cách máy móc mà chưa chắc là đã ghi chính xác. Ví dụ, làm gì có giá cà phê ổn định cho riêng một nước mà bảo là giá cà phê VN thiếu ổn định…!