Tổng hợp thị trường cà phê tuần 32 (5/8 – 10/8/2013)

Cuối tuần, giá cà phê Robusta nhân xô tại Tây nguyên tăng lên đứng quanh mức 41.000 đồng/kg, và dự kiến giá vẫn còn tăng do có nhiều yếu tố cơ bản hỗ trợ.

Biểu đồ giá cà phê Robusta London T9 tuần 32 (5/8 – 10/8/2013)

Đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục đà tăng từ cuối tuần trước. Giá cà phê Robusta London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 21 USD, tương đương tăng 1,1 %, lên 1.902 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 23 USD, tương đương tăng 1,22 %, lên 1.890 USD/tấn. Cấu trúc giá đảo vẫn đươc duy trì và có dấu hiệu gia tăng khoảng cách.

Tương tự, giá cà phê Arabica tại New York kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,35 cent, tức tăng 1,13 % lên 119,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 1,4 cent, tức tăng 1,14 % lên 122,45 cent/lb.

Tuy nhiên, qua phiên kế tiếp, giá cà phê thế giới đã sụt giảm sau khi Brazil tạm hoãn công bộ biện pháp hỗ trợ mới. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 21 USD, tương đương giảm 1,12 %, xuống 1.881 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 16 USD, tương đương giảm 0,85 %, còn 1.874 USD/tấn.

Tương tự, tại thị trường New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,45 cent, tức giảm 1,23 % xuống 118,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 1,55 cent, tức giảm 1,28 % còn 120,95 cent/lb.

Cuối tuần là chuỗi ba phiên tăng trưởng liên tiếp trên cả hai thị trường. Tại thị trường London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9  tăng tất cả 82 USD, tương đương tăng 4,36 %, lên 1.963 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 75 USD, tương đương tăng 4 %, lên 1.949 USD/tấn. Cấu trúc giá đảo tiếp tục được duy trì.

Tại thị trường New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 4,2 cent, tức tăng 3,55 % lên 122,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 4,15 cent, tức tăng 3,43 % lên 125,1 cent/lb.

Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên cũng tăng lên dao động quanh mức 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ, được chào ở 1.973 USD/tấn với trừ lùi 10 USD theo giá giao tháng 9 tại London.

Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London tăng 82 USD/tấn, tương đương tăng 4,36 %, giá cà phê Arabica New York tăng 5,35 cent/lb, tức tăng 4,57 %. Trong khi giá cà phê nhân xô nội địa tăng 1.300 đồng/kg, tương đương tăng 3,27 %, mức tăng nhỏ nhất.

Thông tin từ Brazil cho thấy thu hoạch cà phê vụ mới đã đạt 70 % khối lượng sẽ thúc đẩy lượng hàng xuất khẩu gia tăng và sức ép về giá đã khiến Chính phủ đưa ra biện pháp thu mua dự trữ và mua theo quyền chọn. Tuy nhiều, nhiêu bình luận cho rằng động thái này chỉ giúp giá tăng nhất thời nhưng rõ ràng giá đã rời xa dần mức thấp bốn năm cũng là hiệu quả tác động tích cực.

Bên cạnh đó, báo cáo tồn kho do Liffe chứng nhận và chỉ định trong nửa tháng qua đã giảm mạnh 14,74 %, xuống còn 1.396.167 bao, tương đương 83.770 tấn, là con số thấp đáng lo ngại. Các nhà môi giới trên thị trường London cho ràng sự sụt giảm này không gây bất ngờ vì giá hàng thực tại Đông Nam Á trong vài tháng qua đều có mức giá cộng, có lúc cộng trên 200 USD so với giá kỳ hạn London, nên nhà rang xay đã mua hàng trên sàn.

Báo cáo cuối tuần của Volcafe cho biết, lượng hàng từ Indonesia xuống tàu trong tuần qua chỉ đạt 2.000 – 3.000 tấn, so với 26.000 tấn trong tuần trước đó, do lễ hội của Hồi giáo. Trong khi các thương nhân cho biết nguồn hàng tại Việt Nam hiện rất khó mua vì giá kỳ hạn London dùng để tham chiếu vẫn ở mức thấp khiến nông dân tiếp tục cầm hàng lại, và lượng xuất khẩu hiện cũng giảm dần vì đã vào giai đoạn cuối vụ.

Anh Văn (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. VNS_BOOKBOOK

    Tôi có một thắc mắc nhờ Ban Quản Trị giải thích rõ hơn dùm.

    Nếu Tôi là một nhà rang xay thì Tôi sẽ không quan tâm nhiều lắm đến giá kỳ hạn trên sàn bởi như trong tình hình hiện nay, giá trên sàn thấp thì Tôi tăng mức (+) lên để ký hợp đồng, giá trên sàn càng xuống thấp thì nếu Tôi thật sự cần hàng thì Tôi sẽ tăng mức (+) lên và ngược lại trong trường hợp thừa hàng.

    Theo Tôi thấy nếu nhà rang xay mua hàng trên sàn thì họ cũng sẽ gặp phải rủi ro như những người chơi khác trên sàn.

    Từ 02 ý nêu trên Tôi thắc mắc tại sao nhà rang xay lại tham gia vào mua hoặc bán?

    1. Văn Nhơn

      Câu hỏi của bạn rất hay, đụng vào cốt lõi của kinh doanh mua bán cà phê. Tôi nghĩ rằng nếu hiểu được vấn đề này là hiểu hầu hết toàn bộ vận hành thị trường cà phê, hàng thực vất chất cũng như hàng giấy.
      Hình như cách mua bán cà phê của nước mình không giống ai, nên thua thắng thất thường. Rang xay họ cũng không theo dõi lên xuống mấy của thị trường kỳ hạn vì như ai tham gia mua bán, thường họ chốt giá thông qua hợp đồng AA (đổi hàng giấy lấy hàng thực) dù mua bán đôi khi mỗi hãng vài trăm nghìn tấn. Còn mình, 5 hay 10 tấn là đã rộn lên, bị đám cò mồi hàng giấy lôi chạy rật rật, chẳng biết trật tự, vận hành của thị trường gì cả nhưng ý kiến ý còn ghê gớm. Cứ xem ho mua bán lượng lớn nhưng ai ý kiến gì đâu?

  2. phạm ngọc tuân

    Mong rằng những yếu tố tích cực từ tồn kho giảm mạnh , chính sách hỗ trợ giá cà phê của chính phủ các nước sẽ hỗ trợ cho giá cà phê Robusta và giá Arabica đi lên mạnh để nông dân nước mình và các nước trồng cà phê trên thế giới có được cuộc sống tốt hơn.

  3. Đang thanh phuong

    Cuối cùng sự thật cũng được phơi bày thôi. Theo như tôi nghĩ dân ta ko phải ko muốn bán hàng ra mà nguồn hàng gần như cạn kiệt hết rồi. Tuy có một vài nơi cà chín bói nhưng những vùng đó do gặp cơn những cơn mưa tới sớm trong mùa thu hoạch gặp những cây sung sức nên ra sớm nên lượng thu hoạch của loại này ko đáng kể không đủ cho rang xay trong nước. Một điều nữa đa số cà phê của nước ta có chất lượng thường tập trung ở những vùng trọng điểm mà những vùng nay thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch, đó là thời tiết thuận lợi nếu ko thuận thì kéo dài tới sát tết Nguyên đán. Mà bà con thử nghĩ bây giờ là tháng 7, từ đây tới thu hoạch là còn mấy tháng nữa? Cà con trong dân còn bao nhiêu? Năm vừa rồi dân rên mất mùa khủng khiếp nhưng ko có con số cụ thể là bao nhiêu. Đại gia đình nhà tôi có tổng diện tích là 35 ha, năm trước thu được 123 tấn, năm vừa rồi chỉ còn sắp sỉ 60 tấn tính ra mất hơn nửa. Năm ngoái tới giờ này cà trong dân và đại lý còn đầy nhóc, đầu vụ mới nhưng hàng cà cũ bán ào ào. Còn năm nay theo tôi nghĩ chỉ một tháng nữa là đứt hàng. Tôi vẫn hy vọng sắp tới giá còn tăng nửa, đó là suy nghĩ của tôi còn bà con sao thì tùy.

  4. Trúc Lam

    Đừng ngã tay chèo
    Lúc này là đang sóng cả. Bà con đã vất vả nhiều rồi. Sắp tới đích nhưng những bất ngờ vẫn tiềm ẩn. Không được có tư tưởng hả hê chủ quan. Nắng lắm mưa nhiều trời là thế, đời cũng thế. Sắp tới cà phê có lên giá chút ít nếu có bán thì bán cầm chừng để trang trải, còn lại để tới giới hạn cuối cùng của một chu kì thì mới bán hết nếu cần.

  5. lê đức thiện

    Những thông tin tốt từ chính phủ các nước có thể hổ trợ cho giá cà phê hãy chờ đợi

  6. cafe vỉa hè

    Không rõ các bạn căn cứ vào đâu để cho là nhà rang xay không quan tâm đến thị trường kỳ hạn? như vậy có vỏ đoán không?
    Trong khi các nhà rang xay vừa có đội ngũ chuyên gia riêng của mình, còn thuê thêm các công ty tư vấn, tài chính… hỗ trợ. Đó có phải là quan tâm không?
    Mà không quan tâm thì họ biết mua giá nào, mua lúc nào? căn cứ vào đâu để đàm phán?…và cần gì AA, BB…cứ như đi chợ mua mớ rau cho khỏe !

  7. VNS_BOOKBOOK

    @ cafe vỉa hè, Tôi giải thích rõ hơn câu hỏi của mình

    – Chốt phiên cuối tuần vừa rồi, kỳ hạn tháng 09 là 1.963 USD/tấn. Giả sử Tôi là một nhà rang xay với mức trừ lùi +100USD/tấn Tôi sẽ ký được hợp đồng mua hàng từ các nhà xuất khẩu. Tính giá giá sẽ mua là 1.963 + 100 = 2.063.
    – Giả sử chốt phiên cuối tuần rồi là 1.863 USD/tấn cũng với mức giá 2.063 nhà rang xay sẽ mua được hàng (tức mức trừ lùi tăng lên +200 USD).

    Như vậy với bất kỳ mức giá kỳ hạn chốt phiên là bao nhiêu, thông qua mức trừ lùi thì nhà rang xay vẫn có thể mua được hàng.

    Cho nên Tôi vẫn thắc mắc như ý kiến đã trình bày ở phần trên.

  8. hop thanh

    Nếu phiên tiếp theo giữ mức 1900usd thì thị trường cà giấy sẽ bán nhiều hơn, và tất nhiên gía kỳ hạn sẽ chuyển tiếp.

Tin đã đăng