Indonesia : Xuất khẩu cà phê từ Sumatra tăng vọt lên mức cao bốn năm

Lượng cà phê xuống tàu trong tháng Bảy của Indonesia, nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, tăng vọt lên mức cao trong bốn năm sau khi giá tăng tại London và nông dân bán ra trước lễ hội.

Nông dân ở tỉnh Lampung Indonesia đang thu hoạch cà phê

Xuất khẩu từ các tỉnh phía nam đảo Sumatra gồm Lampung, Bengkulu và Nam Sumatra đã tăng 378 %, lên tới 55.709 tấn, so với chỉ 11.648 tấn xuống tàu trong tháng Sáu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Lampung cho biết trong một thông báo hôm nay, thứ Năm ngày 1/8. Đó là mức cao nhất kể từ 57,282 tấn được bán hồi tháng Sáu năm 2009 và so sánh với 21.685 tấn xuống tàu trong tháng 7 năm 2012. Các tỉnh phía nam chiếm khoảng 75 % nguồn cung củaIndonesiabao gồm cà phê nhân và cà phê hòa tan.

Giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London đã tăng trở lại từ mức thấp nhất 32 tháng trong tháng Sáu, do nông dân ở Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới, đã cầm giữ hàng để tăng giá, trong khi thời tiết ẩm ướt hơn khiến nông dân Indonesia thu hoạch muộn hơn một tháng và giao hàng về kho cảng chậm lại. Giá đã tăng 6,5 % trong tháng Bảy, mức tăng cao nhất kể từ tháng Năm năm 2012.

“Nông dân đã bán hàng vụ mới ngay sau thu hoạch khi giá đã cao hơn,” Mochtar Luthfie, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và phát triển của Hiệp hội các nhà Xuất khẩu và ngành Công nghiệp Cà phê Indonesia ở Lampung cho biết. Nông dân trồng cà phê cũng cần tiền cho lễ hội Eid al-Fitr của Hồi giáo vào tuần tới.

Nông dân đang đẩy mạnh bán hàng trước khi mưa có thể làm giảm chất lượng hạt cà phê và giá bắt đầu giảm, Moelyono Soesilo, quản lý thu mua và tiếp thị tại công ty PT Taman Delta của Indonesia, cho biết qua một tin nhắn.

Các chuyến hàng từ Indonesia có thể sẽ sụt giảm 19 % xuống còn 6 triệu bao (360.000 tấn) trong năm nay do lượng mưa nhiều hơn bình thường, theo một khảo sát của Bloomberg công bố hôm 29/7. Đó là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2007, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia.

Lượng hàng xuất khẩu có thể giảm từ 11,04 triệu bao xuống còn 9,58 triệu bao, theo khảo sát của Bloomberg. Các nhà xuất khẩu đang cung cấp hạt cà phê giao tháng Tám với mức cộng 100 USD/tấn dựa theo giá trên sàn NYSE Liffe, giảm từ mức cộng 150 – 180 USD/tấn vào đầu tháng Bảy, một khảo sát khác cho biết.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nongdancun

    Theo Dakkan, nông dân Indo bán hàng lúc nầy là sáng suốt. Trong khi đó, ở Việt Nam ta có nhiều người lại cho giá nầy là quá bèo. Có người thì nói rằng để lại năm sau , chờ giá tốt; có người thì để rang uống…Như vậy , theo Dakkan những người nầy là như thế nào?

  2. minhluu2010

    Theo mình thì mỗi nước một mức sống mà bạn, nên mỗi nơi sẽ mong giá khác nhau.
    Theo mình ai đã giữ được tới nay thì cứ giữ, còn khó quá thì bán nhỏ giọt chờ giá tiếp vì đây là một cuộc chơi chờ giá tốt mà.

  3. Giang

    Dự tính cả năm Indo xuất 360.000 tấn, bằng VN mình xuất trong khoảng 3 tháng. Vậy thì họ tác động lên giá cà chỉ nhất thời thôi. Hay có lẽ do họ làm hàng đẹp và chất lượng hơn mình.

  4. thông nguyễn

    Cho mình hỏi nongdancun là ai nhỉ có phải nông dân thực không vậy, minh theo dõi phản hồi của bạn không giống nông dân tí nào cả bản tin viết Indonexia mưa nhiều sản lượng giảm sản lượng Việt Nam năm vừa rồi mất mùa là thực tế. Theo mình giá này là nông dân làm gì mà có lãi được, bạn nhìn vào thực tế đi

Tin đã đăng