Indonesia cần phải trẻ hóa những cây cà phê đã già cỗi của mình nếu muốn giữ vững vị thế của một quốc gia xuất khẩu hàng hóa nông sản, Viện Nghiên cứu Cà phê và Ca cao Indonesia (ICCRC) vừa cho biết hôm thứ Ba.
Các chuyên gia của ICCRC nói rằng sản lượng cà phê ngày càng tăng đã biến Indonesia thành nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới, sau Brazil và Việt Nam.
Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2011, Indonesia đã sản xuất được 554.000 tấn cà phê Robusta và 155.000 tấn cà phê Arabica, trong đó có 446.000 tấn đã được xuất khẩu. Hiệp hội cũng ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của Indonesia trong năm 2012 vào khoảng 1,25 tỷ USD, và tạo lập sinh kế cho 1,4 triệu nông dân.
“Tuy nhiên, đằng sau những số liệu thống kê đó đã nổi lên một vấn đề đe dọa tới sản lượng cà phê của Indonesia. Thực tế là rất nhiều cây cà phê ở đây đã già cỗi,” Viện Nghiên cứu cho biết trong một công bố của mình.”Vấn đề này giống như một quả bom hẹn giờ có thể đe dọa ngành công nghiệp cà phê bất cứ lúc nào và có thể làm thay đổi vị thế của Indonesia từ một nước xuất khẩu cà phê trở thành một nhà nhập khẩu.”
Viện đã trích dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp cho thấy diện tích trồng cà phê đã không được mở rộng đáng kể, mức tăng trưởng chỉ 0,02 % mỗi năm, lên đạt 1.233.000 ha vào năm ngoái.
ICCRC nói rằng những nghiên cứu của họ cho thấy, độ tuổi sản xuất lý tưởng của cây cà phê là trong khoảng từ 5 đến 20 năm, trong khi đó cây cà phê ở Indonesia đã quá giá cỗi vì phổ biến là được 30 tuổi hoặc hơn,.
Viện cũng cho biết năng suất của cây già cỗi là thấp hơn 30 % so với các cây trồng còn trẻ, và nếu vấn đề không được giải quyết sớm, Indonesia sẽ mất đi vị thế của một nước xuất khẩu cà phê hàng đầu.
“Sản lượng, doanh thu của người nông dân và kể cả nguồn thu ngoại tệ của nhà nước cũng sẽ bị suy yếu đi,” Viện cho biết.” Do đó, cần thiết phải có sự hợp tác diễn ra giữa các bên khác nhau, bao gồm cả các cơ quan hữu trách của Chính phủ, khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài và nông dân đều đóng một vai trò trực tiếp trong dây chuyền sản xuất và kinh doanh cà phê.”
Theo JakartaGlobe
Sao diện tích Indo nhiều gấp đôi Việt Nam mà sản lượng lại đứng thứ ba, vậy nếu tính đầu tư như ở Việt Nam thì nông dân làm sao có lãi được.