Sau một tuần, giá sàn kỳ hạn robusta mất thêm 109 đô la Mỹ/tấn. Tâm lý người còn giữ hàng lung lay. Có người phải bán “chạy lỗ” với giá thấp. Liệu ngành cà phê phải bắt đầu sống chung với “lũ giá thấp”?
Giá rớt cả tháng
Đó là lời than của một đại lý cà phê tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, khi anh đối mặt với thua lỗ do trượt không bán được 100 tấn với giá 43.500 đồng/kg cách đây 4 tuần.
Thực vậy, liên tiếp 4 tuần nay, giá kỳ hạn robusta London đều có giá cuối tuần trước cao hơn so tuần theo sau đó. Nếu như giá đóng cửa giao dịch ngày 18-5 chốt mức 2.037 đô la/tấn, thì đến sáng hôm nay thứ Bảy 15-6, đã mất gần 300 đô la/tấn. May mà hôm qua, chốt phiên giao dịch cuối tuần thứ Sáu 14-6, giá tháng giao dịch chính 7-2013 giật lên lại để dương 34 đô la/tấn sau khi âm gần 40 đô la/tấn, nằm ở mức cuối cùng 1.739 đô la/tấn, mất 109 đô la so với cuối tuần trước.
Giá nội địa lao theo giá kỳ hạn. Trong tuần, có lúc giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn quanh mức 37.000-37.500 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg cách đây một tháng. Nhưng may, giá kỳ hạn khuya hôm qua thứ Sáu đảo chiều tăng, đã đưa giá nội địa qua khỏi mức 38.000 đồng/kg.
Đe dọa từ bốn phía
Trước đây, khi giá nội địa còn trên 40.000 đồng/kg, nhiều người vẫn còn tin chắc rằng, thông tin hạn hán trầm trọng có thể làm sản lượng robusta nước ta giảm mạnh, yếu tố này sẽ giúp giá tăng. Tuy nhiên, theo giải thích của một nhà phân tích tại TPHCM, thị trường nay đã khác, ảnh hưởng của đầu cơ tài chính trên các sàn giao dịch kỳ hạn đã làm “méo mó” cung-cầu. Giá robusta kỳ hạn rớt dài trước tiên là do đầu cơ đã từ vị thế đặt cược mua khống nay hoàn toàn chuyển sang vị thế ngược lại, bán khống. Mua giúp giá tăng, bán làm giá giảm.
Nếu như vào khoảng tháng 3-2013, lượng hợp đồng mua khống (mua ròng) lên mức trên 360.000 tấn, cao gần đỉnh kỷ lục, thì đến thứ Ba tuần trước (4-6-2013) họ đã bán tháo hết lượng ấy và bán mới thêm gần 70.100 tấn. Đến nay, ước con số bán khống (bán ròng) có thể đạt đến 140.000 tấn. Như vậy, chỉ riệng đầu cơ tài chính, lượng bán ra từ bấy đến nay đã trên 500.000 tấn. Cần lưu ý rằng lượng này hoàn toàn là “hàng giấy”. Đó là chưa kể các lượng hàng thực bán ra từ các nước sản xuất và nhiều thành phần khác trên sàn. “Với sức ép bán ra như thế, giá không xuống sao được”, nhà phân tích nói. Bao lâu lượng bán ròng trên được đắp càng cao, bấy lâu giá cà phê vẫn phải sống chung với “lũ” giá thấp.
Một tin đáng chú ý do công ty dịch vụ cung cấp thông tin nông sản Agrimoney.com cho biết rằng các quỹ đầu cơ tài chính đang thực hiện thoái vốn từ các sàn kỳ hạn nông sản tại Mỹ. Nguyên năm 2012, họ đã rút 20% vốn khỏi khu vực này. Phải chăng vì thế mà giá arabica trên sàn Ice New York rớt thê thảm? Nếu như trước đây nhờ họ “bơm” vốn vào các sàn nông sản, giúp giá tăng vùn vụt, thì nay, nhờ giá cao, mùa màng từ lúa bắp đậu mè, kể cả cà phê, nông dân khắp nơi đều tăng diện tích và sản lượng. Theo Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), giá ngũ cốc trong thời gian tới dịu hơn do tồn kho tăng lên mức cao nhất tính từ 11 năm nay. Có lẽ đó là cái cớ để đầu cơ tài chính rút vốn khỏi khu vực nông sản? Liệu đây có phải là dấu hiệu báo trước giá nông sản nói chung, cà phê nói riêng?
Đặc biệt trong tuần qua, thị trường chứng kiến một đợt “lũ quét” đối với các hợp đồng bán theo giá chênh lệch nhưng trước đó chưa chốt giá (hay ta còn gọi là bán trừ lùi hay cộng tới – differential). Các hợp đồng mua bán theo giá chênh lệch thường là hợp đồng giao sau (forward contract) dùng giá niêm yết kỳ hạn (futures) như cơ sở để tham chiếu. Tin đồn trên thị trường cho rằng nhiều hợp đồng bán theo giá chênh lệch (trước đây hay gọi là trừ lùi), do chưa có giá bán cuối cùng nên được tạm ứng 70% giá trị lượng hàng giao dựa trên giá đóng cửa kỳ hạn ngày giao hàng. Khi giá cao 2.000-2.200 đô la/tấn, bên bán không quyết chốt vì mong giá còn cao thêm. Đến nay, thị trường đi nghịch lại ý muốn của bên bán, giá xuống đụng mức giá tiền đã được ứng. Khi chạm phải các mức ấy, theo thỏa thuận, giá sẽ tự động chốt và hai bên mua bán thanh lý hợp đồng, không còn ai nợ ai. Cách làm này, thị trường gọi là chặn lỗ (stoploss). Khi giá xuống, chặn lỗ xảy ra, bên giao hàng không muốn bán cũng phải bán. Chặn lỗ thường làm giá trên sàn sụp nhanh và liên hồi.
Ngoài ra, sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2013-14 đang rộ thực sự lớn một cách đáng ngại. Hãng phân tích Safras&Mercado (Brazil) đánh giá lượng cà phê nước họ phải đến 52,9 triệu bao, trong đó ước robusta chừng 15 triệu bao; chứ không thấp 48,6 triệu bao như Conab, cơ quan thống kê sản lượng thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil công bố trước đây. Đáng ngại hơn là đồng real Brazil (BRL) đang mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ. Tuần qua, Ngân hàng trung ương Brazil phải can thiệp hai lần, bán đồng đô la Mỹ ra nhằm ngăn chặn đồng BRL bị phá giá. Đồng BRL phá giá, có lợi cho xuất khẩu, các nhà xuất khẩu mạnh tay bán ra ào ạt.
Cà phê về các nước nhập khẩu nhiều
Tồn kho cà phê tại Nhật tăng 8,8% lên mức 149.020 tấn, tính đến hết cuối tháng 4-2013. Như vậy, lượng cà phê còn tồn ở các kho nước Nhật tăng 18% so với cùng kỳ, bấy giờ là 126.519 tấn. Cà phê nhập khẩu từ Brazil trong tháng tăng 12%, nhưng tính 12 tháng tăng đến 68% lên 64.508 tấn.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết nước này nhập khẩu 2,059 triệu bao cà phê trong tháng 4-2013, tăng 15% từ 1,79 triệu bao cách đấy 1 năm. Nhập khẩu lũy kế 12 tháng tăng 3,2% so với cùng kỳ, đạt 23,069 triệu bao so với 22,356 triệu bao.
Tuy nhiên, với sàn kỳ hạn Liffe NYSE London, tính đến 10-6-2013, tồn kho thuần robusta thuộc sàn (certs) còn 121.140 tấn, tức 2,019 triệu bao, giảm 6.130 tấn so với cách đấy 1 tháng (xin xem biểu đồ 2). 52 tuần trước đó, lượng tồn kho certs ở mức 168.840 tấn, cao hơn mức của kỳ báo cáo này là 28%.
không còn 1 yếu tố nào của thiên thời địa lợi nhân hòa .bão hạ giá
Hạ lắm rồi sẽ nhích lên thôi, vì giá thành sản xuất cà phê phải 40.000 vnd thì mới huề vốn thấp hơn, mùa tới sẽ rất nhiều diện tích cà phê già cỗi, sẽ bị đốn hạ cho các loại cây trồng khác, cứ theo sản lượng bình quân, 1ha cho 2 tấn, nếu giá 40.000 thì được 80.000.000 vnd, đầu tư mỗi cây 1 bao phân chuồng, giá 16.000vnd một cây, 1ha=11000 cây thành ra 17.600.000vnd + 2.400.000vnd tiền xe và công đổ ra gốc tổng cổng 20.000.000vnd, bỏ 3 đợt phân hóa học mỗi một đợt 20 bao NPK 20-20-15 mỗi đợt hết 15.000.000vnd, tổng cộng 3 đợt hết 45.000.000vnd, vậy là hết 65.000.000 vnd tiến phân, chưa tính tiền thuốc cỏ và thuốc nấm bệnh, còn lại 15.000.000vnd tiền công hái và tỉa cành coi như hòa vốn. như vậy người nông dân vẫn cảnh nợ nần và nghèo túng, chỉ các dịch vụ ăn theo cà phê như quán cà phê và chế biến cà phê là có lời, các nhà đầu cơ tha hồ ép nông dân, vì trời mưa đất chịu, nếu nông dân có chặt hết cà phê, thì lúc đó người tiêu dùng chịu thiệt thòi vì phải mua giá cao, còn các nhà đầu cơ họ chẳng hề gì.
Bạn @ K duông nói nhiều mà làm kém quá. Bạn bón quá nhiều phân mà 1 ha chỉ được 2 tấn nhân thì đừng làm cà phê nữa chuyển qua trồng bơ, mít… khỏe hơn, hay bán rẫy lấy tiền gửi tiết kiệm NH, chân thành đó.
Bạn chịu khó tìm hiểu xem người Việt Nam uống bao nhiêu kg caphe thiệt một năm nha. Còn phụ thuộc vào nhu cầu xuất khẩu thì còn phải theo giá thế giới. Mà thế giới thì người ta không chỉ mua từ Việt nam không đâu… Cạnh tranh với thế giới thì: – năng suất phải cao, chất lượng phải tốt, sạch và an toàn cho người uống, giá cả phải cạnh tranh. Chứ bạn bón phân nhiều năng suất lại thấp thì vừa không cạnh tranh vừa có hại cho môi trường và sức khỏe của người uống…. Nên chưa chắc ai bỏ ai đâu nha bạn.
Làm thế này có 10 ha cũng chả đủ ăn. Tùy vào độ màu của đất, giống, nước và nhiều thứ khác thì có thể là 2, 2.5 hay 3 tấn ko nói trước được, nhưng làm có 1ha như vậy mà hết thuê tới mướn thì chặt cà là chuyên ko sớm thì muộn chả có gì là lạ cả…
Mình nói ra để tính thôi. Cho nhà nước và các nhà quản lý mua tạm trữ cà phê cho nông dân, bạn @Giang không nhậy bén gì, chứ cứ khoe mẽ như chị Chuột, nhà nước cứ tưởng nông dân ta giàu lắm, họ lại bóp thì sao.
Chứ mình làm năng xuất 7 tấn nhân/1ha, năm mất mùa cũng được 5 tấn, tệ hơn thì 4 tấn/1ha. Bạn không tin thì tới vườn cà phê nhà sau khi thu hoạch kêu máy xay nhìn số bao cà phê nhân là biết thôi mà, mình không bom đâu.
7tan x 40.000 đ = 280,000,000 đ , trừ chi phí 100.000.000 đ , như vậy còn lời 180.000.000 đ/ ha . Quá lãi , đó là tự bạn nói ra nhé . Cho nên tốt hơn hết đừng có múa môi trên diễn đàn nay , vì nếu tính ra giá thành bao nhiêu cho một tấn họ biết còn rõ hơn anh nữa .
Chắc chắn giá trên 30.000d/kg thì nhà nước sẽ không mua tạm trữ cà phê dâu nhé . Chúng tôi không khuyến khích nông dân tạm trữ cà phê trong thời điểm hiện nay vì nếu để lại thì mùa tới cà phê không thể tiêu thụ hết được và giá sẽ rơi thê thảm hơn nữa .
Tin đồn trên thị trường cho rằng nhiều hợp đồng bán theo giá chênh lệch (trước đây hay gọi là trừ lùi), do chưa có giá bán cuối cùng nên được tạm ứng 70% giá trị lượng hàng giao dựa trên giá đóng cửa kỳ hạn ngày giao hàng. Khi giá cao 2.000-2.200 đô la/tấn, bên bán không quyết chốt vì mong giá còn cao thêm. Đến nay, thị trường đi nghịch lại ý muốn của bên bán, giá xuống đụng mức giá tiền đã được ứng. Khi chạm phải các mức ấy, theo thỏa thuận, giá sẽ tự động chốt và hai bên mua bán thanh lý hợp đồng, không còn ai nợ ai. Cách làm này, thị trường gọi là chặn lỗ (stoploss). Khi giá xuống, chặn lỗ xảy ra, bên giao hàng không muốn bán cũng phải bán. Chặn lỗ thường làm giá trên sàn sụp nhanh và liên hồi.
Kduông ở đâu vậy? cho biết địa chỉ, nếu gần mình ghé thăm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Mình làm cà năng suất cũng tương đối; năm được mùa cũng đạt 7 tấn nhân/ha, năm mất mùa cũng đạt 5,5 tấn/ha. Nhưng cho dù thế nào cũng cần phải học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
làm cà phê giá 40k thì trừ đầu tư (tiền công tiền phân bón tiền thuốc bvtv…tiền lãi suất ngân hàng vay khi đầu tư đền lúc thu hoạch) thì 1ha kiếm đc bao nhiêu vây? có bằng 1 công nhân luơng tháng 4,5 tr/tháng cộng với 400-500tr (1ha) tiền lãi ko? bác nào tính giỏi giúp em với.
Bạn tính đúng đó bạn, nhưng bạn quên 1 điều là bất động sản thì lên giá (tôi nói đây là đất sxnn đó) còn tiền đồng VN mình thì mỗi năm lạm phát hãm được ở 1 con số là mừng lắm rồi, cho nên nếu tính như bạn thì làm công nhân khỏe hơn nhiều, nhưng sự thật làm công nhân hoặc nông dân đều cực cả, chả ai hơn ai đâu, cực lắm đó.
Thị trường vẫn trong xu hướng giảm chủ đạo .
Nhìn chung, thị trường cà phê đang thiếu các yếu tố hỗ trợ do cung cà phê vẫn đang tăng mạnh còn cầu cà phê nhiều khả năng sẽ khó tăng do các nền kinh tế lớn vẫn đang ảm đạm.
Kinh. Mấy bác làm cafe năng suất kinh thế ? Kbang em 1 ha được 20 tấn tươi quy ra 4 tấn nhân là ghê rồi. Trước kia còn ở Buôn Ma Thuột có ngó vài vườn, kĩ thuật tỉa cành chằng hơn gì.
“Nguồn cung cà phê thế giới đang tăng mạnh”. Đây chỉ là đòn GIÓ để trấn áp thị trường …Còn nhu cầu của con người là vấn đề chủ quan khó thay đổi bên cạnh các nền kinh tế lớn đang ảm đạm , đó chỉ là hội chứng khủng hoảng tài chính chứ không phải vấn đề suy thoái kinh tế chủ đạo .
Mới đầu tuần đã âm 100đ rồi, theo như 3 tuần vừa qua thì tuần này lại âm tiếp 2.000đ nữa rồi.
Tôi cũng là dân làm cà phê ở Gia Lai từ 1995 đến giờ vườn nhà tôi, được trẻ hóa liên tục ( cây nào kém là chặt bỏ ngay trồng lại cây khác ), nhưng chỉ loanh quanh ở mức 20 – 21 tấn tươi thôi, nếu năm nào thụt sản thì 19 tấn, lấy đâu ra mà 5 – 7 tấn nhân cơ chứ, nếu vườn nào năm trước đạt 7 tấn nhân/ha thì năm sau các bác biết rồi đó, chắc là cành không trơ ra.
Đồng ý 2 tay với bác, nhà em đạt kỷ lục là 28 tấn/ha, năm sau còn có chưa đầy 15 tấn, tính trung bình cây 20kg là được gọi là cà tốt rồi, chỗ em ở Iasao Gialai. Em cũng có nghe cà lai của Viện nông nghiệp năng suất cao hơn nhưng cũng mới trồng mới vài chục cây thay những cây già cỗi chứ chưa có bói nên cũng không biết thế nào, đợi vài năm mới nói được
Bạn @Thintriet08 nói đúng tôi cũng ở gia lai nhất trí với bạn, nhà tôi cũng từ 4 -4,5 tấn/ ha. còn vườn nào mà < 4 tấn nhân thì nên xem lại.
Bạn ở chỗ nào ở gialai vậy, nếu gần mình có thể qua xem và học hỏi không?
Nhà mình cao lắm là 22 tấn tươi/ha
Bạn khiêm nói như thế, xin hỏi bạn làm nghề gì. Theo tôi tính toán nếu làm một ha cà phê thì ít nhất cũng phải được trên 5 triệu một tháng. Nêú làm công nhân thì phải làm quanh năm suốt tháng. Còn làm cà phê thì chỉ làm theo thời vụ thôi. Tính ra làm cà phê cả năm chỉ mất 2 tháng thu hoạch, cộng với công làm cỏ, bẻ chồi, bón phân, xịt thuốc, tứơi nước… hết khoảng 6 tháng nữa, cộng lại là 8tháng. Còn 4 tháng ăn chơi, không phải phụ thuộc vào ai. Thích làm thì làm thích chơi thì chơi, thử hoỉ bạn AI SƯỚNG HƠN AI
Tôi làm nghề tự do nhưng so sánh vơi bố mẹ làm cà thì tôi hơn hẳn. Bố mẹ tôi cũng làm 2ha mỗi vụ cũng đc 8-9 tấn, cũng loay hoay cả năm ko đc nghi ngày nào trừ lúc có công chuyện. Tôi có lời khuyên tới các bạn trẻ ko nên lao đầu vào cafe làm gì kẻo uổng thời thanh xuân đó.
Cũng không hẳn vậy nhiều người giàu lên nhờ làm cafe, còn nữa nhiều người làm công chức, viên chức ngoài công việc chính họ vẫn làm cafe để có thêm thu nhập đó. Vấn đề là kinh nghiệm, kỹ thuật và cách làm, hơn nữa cần có ít hiểu biết về thị trường để sản phẩm làm ra bán được mức giá phù hợp không phí công sức đã bỏ ra
4 tháng ăn chơi @_@…dân mình ko sướng vậy đâu, lo làm xong của nhà rồi đi làm thuê kiếm tiền mua gạo mua sữa cho con chứ không có chuyện ăn chơi đâu bạn. Còn phụ thuộc vào ai hả, phụ thuộc vào ông bán đạm, bà bán trấu, chú bán phân bò, phụ thuộc cả vào tháng nắng tháng mưa… trăm dâu đổ đầu tằm chứ ở đó mà 4 tháng ăn chơi không phụ thuộc vào ai…
Bạn Khiêm à, tồi cũng học nghề bài bản ở một trường, làm công ty miết cũng chán, xoay qua làm thợ, nhưng tôi thấy áp lực nghề nghiệp cao quá, vì mình phải làm nghề đúng với lương tâm, tôi thấy làm cà phê tuy vất vả nhưng về mặt tinh thần sướng hơn làm nghề và làm công nhân nhiều. Nói chung khi mình làm cái gì đó thì phải có tình yêu với nó thì mới thành công.
Ở Tây nguyên thử hỏi xem 10 hộ gia đình thì có tới 9 hộ có cà phê, tôi cũng đi làm được cái nhàn thân nhưng tôi thấy không được tự do, nhưng tôi luôn hướng về những người làm cafe bởi vì gd tôi cũng làm 1ha nhưng cũng là thu nhập chính trang trải mỗi năm cho gia đình, nhưng phải công nhận làm cafe rất vất vả.
Tôi vẫn không thể hiểu tại sao giá cafe lại thấp, tại chất lượng hay do thị trường. Tuy chúng ta có lượng xuất khẩu cafe lớn nhưng lại không có quyền quy định về giá, phải có hướng giải quyết nào chứ?
Tôi là người làm cà phê đây. Tuy làm cà phê đúng là vất vả thật nhưng việc gì cũng có cái giá của nó, mặt hay của nó là được tự do, ít phải suy nghĩ, thời gian nhàn rỗi nhiều trừ việc thu hoạch.
Vì nước ta còn nghèo nên giá do bên mua quyết định là chính nhưng vẫn theo quy luật cung cầu, khi nào nước ta thành nước phát triển rồi thì giá mới do ta quyết định theo quy luật cung cầu, dĩ nhiên đến lúc đó sẽ có thêm sự hổ trợ tài chính của nhà nước. Vấn đề còn lại là thời gian.