Buôn Ma Thuột đã sẵn sàng cho một lễ hội cà phê “đậm đà”

Tổ chức các khu phố cà phê (con đường cà phê), thưởng thức cà phê miễn phí trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 – năm 2013 – là một trong những nội dung được BTC Lễ hội Cà phê vừa công bố.

Lễ hội cà phê Buôn ma Thuột lần thứ 4 năm 2013
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày 12/3 tại TP Buôn Ma Thuột với chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát triển”.

Theo đó, các khu phố cà phê sẽ kéo dài trong thời gian 5 ngày; địa điểm tổ chức được BTC lựa chọn gồm: đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến Y Ngông).

Một thông tin thú vị khác cũng được BTC cho biết là trong thời gian diễn ra lễ hội cà phê, mọi người sẽ được thưởng thức cà phê miễn phí tại 20 quán cà phê trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk.

Điều đặc biệt, một trong những hoạt động lần đầu tiên diễn ra trong Lễ hội Cà phê là “Hành trình đi tim Đại sứ Cà phê Việt Nam”. Hành trình là cuộc tìm kiếm những gương mặt đẹp, hiểu biết về cà phê, yêu mến văn hóa cà phê Việt Nam. Vòng chung kết sẽ diễn ra vào đêm 10/3 – tại Trường Đại học Tây Nguyên, với thông điệp “Thế giới cà phê – Cà phê thế giới”.

BTC sẽ trao danh hiệu “Nữ hoàng cà phê”: giải thưởng trị giá 100 triệu đồng tiền mặt và 1 vương miện trị giá 50 triệu đồng. Ngoài ra, BTC cũng trao danh hiệu “Người đẹp Passiona”, trị giá 30 triệu đồng; danh hiệu “Người đẹp sáng tạo/tài năng”, cũng trị giá 30 triệu đồng; bên cạnh đó còn có một số danh hiệu khác như: “Người mặc áo dài đẹp nhất”, “Người pha cà phê ngon nhất”, “Người đẹp được khán giả bình chọn qua mạng”.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày 12/3 tại TP Buôn Ma Thuột với chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát triển”.

Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có nhiều nội dung, chương trình đặc sắc như: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt; lễ hội đường phố với chủ đề “Thế giới cà phê – Cà phê thế giới” với sự tham gia của gần 1.000 nghệ nhân và quần chúng; lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với chủ đề “Hương sắc cao nguyên”; hội thảo “Giá trị gia tăng của cà phê trong chuỗi sản xuất và chế biến cà phê”; hội thi pha cà phê; thi chọn “Nữ hoàng cà phê”; chương trình giao lưu giọng ca vàng Đắk Lắk; hội thi Nhà nông đua tài; triển lãm thời sự – nghệ thuật cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử đồn điền cà phê CADA và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên; chương trình hành trình du lịch cà phê; tổ chức khu phố cà phê, uống cà phê miễn phí…

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    1. Hoàng BL

      Định nghĩa lễ hội nó như thế này: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.”

      Theo đó có thể hiểu “lễ hội cà phê” là nơi giao lưu, sinh hoạt của những người tham gia đến chuỗi giá trị của ngành cà phê.

      Với nông dân, lễ hội là một hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh “nghề làm cà phê”, tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến giá cà phê như anh mong đợi, nhưng trong chương trình lễ hội sẽ có những hội thảo, tọa đàm trao đổi nhằm nâng cao khả năng cho người nông dân (về sau sẽ ảnh hưởng đến giá cà phê anh ạ).

      Và anh cũng nên nhớ cho, ngành cà phê ngoài người nông dân ra có rất nhiều những thành phần khác tham gia vào. Nếu anh nghĩ nó không thiết thực thì cũng không ai ép anh phải quan tâm đến nó.

Tin đã đăng