Colombia đang giới thiệu bảo hiểm để bảo vệ các đồn điền cà phê bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, khiến sản lượng bị thiệt hại trong những năm gần đây tại quốc gia sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao hàng đầu thế giới.
Sau ba năm chịu thời tiết xấu và sự sụt giảm gần đây của giá cà phê trên thị trường thế giới, Colombia mở rộng các công cụ tài chính cho người nông dân. Đây là một chính sách thực hiện trong thời gian dài đã được phát triển tại nhiều thị trường châu Mỹ Latin.
Các nông hộ quy mô nhỏ tại Colombia sẽ có bảo hiểm để bảo vệ mùa màng của họ do sự biến đổi thời tiết, bắt đầu từ tháng 1 năm sau, ông Andres Lozano, cố vấn hàng đầu của Finagro, ngân hàng phát triển nông nghiệp Colombia, cho biết.
“Nông dân không phải đóng phí bảo hiểm. Tiền sẽ do Chính phủ và Liên đoàn nông dân trồng Cà phê (Fedecafé) chi trả,” ông Lozano nói với Reuters.
“Bảo hiểm này sẽ bao gồm các giá trị của cây cà phê nhưng cũng còn tùy thuộc vào cây cà phê mới hay cũ.
Cây cà phê đã đối mặt với thời tiết khô hạn khắc nghiệt từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 do hiện tượng thời tiết El Nino, sau đó chuyển sang mưa dầm từ nửa cuối năm 2010 cho đến tháng 4 năm nay do hiện tượng La Nina.
Hôm thứ Bảy, Fedecafé một lần nữa hạ chỉ tiêu sản lượng của năm 2012 xuống khoảng 8 triệu bao (bao = 60 kg) do thời tiết xấu so với chỉ tiêu 8,5 triệu bao đã hạ trước đó. Mục tiêu Fedecafé đặt ra từ đầu năm nay là 9 triệu bao.
“Điều chúng tôi học được về hiện tượng La Nina là sự biến đổi khí hậu, nó đã đến và ở lại đây,” Chủ tịch Juan Manuel Santos phát biểu tại cuộc họp thường niên của nông dân trồng cà phê.
Kế hoạch bảo hiểm, được tài trợ 30 tỷ peso (khoảng 16,5 triệu USD) và trong đó 60% sẽ do ngân hàng Finagro quản lí, sẽ bảo vệ 96% trong số 500.000 nông dân của quốc gia này có diện tích dưới 5 ha (12 mẫu Anh) đất trồng cà phê, các quan chức cho biết.
Bảo hiểm chỉ bao gồm các đồn điền bị thiệt hại bởi mưa đá, sạt lở đất, lượng mưa quá mức hoặc hạn hán khắc nghiệt, và ban đầu sẽ nhận được kinh phí cho một năm, ông Luis Fernando Samper, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của Fedecafé, cho biết.
Các nông dân cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị đồng peso đã tăng hơn 6% trong năm 2012, cũng như sự sụt giảm đến 40% đối với giá cà phê trong nước kể từ đầu năm nay so với giá cà phê trên thị trường thế giới.
Nông dân trồng cà phê thu được khoảng 525.000 peso cho hai bao (bao = 125 kg) cà phê thóc, giảm mạnh so với mức 874.000 peso hồi đầu năm, trong khi chi phí sản xuất đã là 650.000 peso đối với những người sản xuất có hiệu quả.
Liên đoàn đã bắt đầu đặt hợp đồng trong tháng 10 để giúp các nông dân phòng hộ tiền tệ và biến động giá.
Các nông dân có thể truy cập công cụ từ nông trại bằng cách sử dụng điện thoại di động. Khi hợp đồng được sử dụng phổ biến, liên đoàn hy vọng sẽ thu hút các nguồn quỹ hàng hóa quốc tế và các ngân hàng quốc tế tham gia.
“Chúng tôi đang mang đến các công cụ quản lý rủi ro thị trường cho những nông dân trồng cà phê dù quy mô của họ lớn hay nhỏ, mà trước đây họ không thể có được các công cụ này do quy mô của họ,” ông Francisco Julian Medina, giám đốc tài chính của Liên đoàn, nói với Reuters.
Anh Văn – Quang Minh, theo Reuters/Giacaphe.vn
Trông người mà tủi cho mình, hic!
Ước gì nhà mình cũng có chính sách như vậy, dân làm cà phê sẽ khấm khá hơn.
VN cũng có bảo hiểm nông nghiệp chứ. Nhưng mục đích không phải để bảo vệ mùa màng và san sẻ với nông dân mà nhằm tìm kiếm lợi nhuận là chính. Chính vì vậy nên điều kiện bảo hiểm bị thắt chặt khiến bà con nông dân không mặn mà tham gia tuy nhà nước có hỗ trợ tích cực.
VN là quốc gia nghèo nàn lạc hậu ai cũng biết, hãy gắng đi lên bằng người là điều cần thiết. Mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức, dân sẽ phục liền.
Các ông nhà ta nói thì nghe hay nhưng làm thì chẳng bằng ai nên bà con ta đã khổ thì vẫn chịu khổ thêm vì số nó là vậy.
Trong điều kiện sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, tôi mơ ước điều này từ lâu rồi (vì tôi làm cà phê từ năm 1987), cái cảnh được mùa mất giá, rồi được giá lại mất mùa phập phù quá. Việc giá cả thị trường đã khó, thời tiết còn khó hơn, nhất là biến đổi khí hậu đang ngày một khắc nghiệt.
Nếu có bảo hiểm sản xuất cà phê thật sự mang lại lợi ích (ổn định sản lượng tối thiểu của năng suất cà phê) thì người sản xuất cà phê chúng tôi rất mong muốn.
Vicofa hãy tích cực lên, cho bà con được nhờ.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng nói: “hãy cứu lấy mình trước khi trời cứu”. Kêu ca mà làm gì. Để có lãi nhất thiết phải ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là khâu chọn giống và sau nữa là đầu tư thâm canh. Không nhiều vốn thì lúc đầu làm ít rồi mở rộng dần. Tôi cũng làm 2,5 ha cà phê. Đất mua từ năm 1995 nhưng do không có vốn nên đến 1998 mới trồng mà cũng chỉ trồng 1ha/ lần. Khi diện tích trồng lần đầu cho thu bói mới trồng tiếp (lấy nó nuôi nó). Năm ngoái đạt năng suất xấp xỉ 7 tấn nhân/ha (17,38 tấn/2,5ha – đây là con số sau khi trừ độ ẩm, còn tạp không phải trừ vì cà sạch). Năm nay chưa phơi, xay xong nhưng năng suất vẫn đạt gần 24 tấn quả tươi/ha (trong đó có 2ha vẫn đạt năng suất 26 tấn/ha). Nếu giống tốt, đầu tư đúng kỹ thuật và đầu tư thâm canh thì không thể thua lỗ. Còn chính sách của nước ta ư? Tôi nghĩ chính sách mua tạm trữ là là để hỗ trợ doanh nghiệp chứ không phải cho nông dân. Tôi không hi vọng vào ….
Làm cafe thì chắc lâu giàu lắm nhỉ.