Tình trạng tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp xuất khẩu khiến nông dân bị ép giá, lợi ích của cả ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực độc quyền của Việt Nam; còn mặt hàng gạo xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới… nhưng lại luôn bị ép giá. “Tôi chưa thấy mặt hàng nào độc quyền mà bị ép giá cả” – ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ, bức xúc.
Độc quyền mà bị làm giá
Thấy vậy, đối tác nhập khẩu cũng quay sang mua chịu hàng của DN xuất khẩu trong nước tạo thành vòng luẩn quẩn thiếu nợ đổ dồn lên nông dân. “Việc buông lỏng quản lý giá của cơ quan chức năng còn khiến các DN muốn bán giá nào cũng được. Lên máy bay, DN thỏa thuận với nhau bán giá 3 USD nhưng khi đến nơi, gặp đối tác nước ngoài, DN thản nhiên phá giá, chỉ bán 2,5 USD rồi quay về nước… ép nông dân hạ giá bán” – ông Toại bức xúc.
Điều cũng là mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu lâu nay nhưng ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, phải thốt lên: Ngành điều chưa bao giờ đau thương như thế này.
Hiện 50% điều nhập thô từ các nước châu Phi. Lúc điều có giá cao thì không sao nhưng giá giảm, chúng ta liền bị ép giá. Không ít DN vừa và nhỏ trong ngành phải phá sản vì nợ ngân hàng, bị ép giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đồng thời, DN ngành điều còn bị cạnh tranh gay gắt bởi DN Trung Quốc. Thương nhân Trung Quốc xông vào tận kho nhỏ nhất thu mua điều.
Tương tự, dù Việt Nam xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng cũng không tránh khỏi cảnh tranh mua, tranh bán. Quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong đó DN vừa và nhỏ thiếu vốn, yếu năng lực quản trị nên chấp nhận xuất bằng mọi giá gây khó khăn cho DN khác. “DN lớn xuất khẩu 150.000 tấn cà phê sẽ bán được giá cao nhưng với DN nhỏ chỉ xuất 20.000 tấn cà phê thì giá nào cũng xuất” – ông Nguyễn Nam Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cafecontrol, nhận xét…
Khổ vì đối tác “giở trò”
Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam nhưng theo ông Đỗ Hà Nam, giao dịch hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này rất phức tạp. Trước đây, DN xuất theo đường tiểu ngạch gặp nhiều rủi ro nên chuyển sang chính ngạch. Đến khi xuất chính ngạch, DN trong nước lại đau đầu vì phương thức thanh toán “đủ trò” của đối tác.
Để giải quyết dứt điểm cảnh tranh mua, tranh bán trong ngành cà phê, ông Nguyễn Nam Hải cho rằng phải có sự thống nhất, hợp tác giữa các DN. Hiện có khoảng 150 DN đầu mối tham gia xuất khẩu cà phê nhưng thị phần tập trung chủ yếu vào 10 DN lớn (chiếm 70% – 80% sản lượng xuất khẩu của ngành).
“Chỉ cần 10 DN này ngồi lại với nhau, đưa ra kế hoạch chung như xuất bán thời điểm nào, giá cả ra sao, kỳ hạn hợp đồng, kiên quyết không bán giá thấp… sẽ không bị ép giá” – ông Hải nói.
Hiện nay, xuất khẩu cà phê trên thế giới chủ yếu là cà phê Robusta, trong khi đây là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm 60% sản lượng thế giới. Với thế mạnh này, DN trong nước có thể điều hành được giá thế giới nhưng đã không làm được vì tình trạng tranh mua, tranh bán.
Với ngành thủy sản, Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị cần gom lại đầu mối xuất khẩu cá tra thay vì để 114 DN đầu mối xuất khẩu hiện nay. Trong số này, có khoảng 70 DN (chiếm tỉ trọng 80%) có nhà máy chế biến, nếu gom lại có thể giúp ổn định ngành cá tra…
Đua bán phá giá sẽ bị đào thải.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhận xét tình trạng DN tranh mua, tranh bán vẫn tồn tại, nhất là những DN vừa và nhỏ ít vốn liếng, vay vốn nhiều gây áp lực về tài chính. Đến khi DN khó khăn phải xuất khẩu bằng mọi giá, kể cả bán dưới giá thành, phá giá… đã đánh thẳng vào lợi ích của cả ngành hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thời gian, những DN nào làm ăn manh mún, chụp giật sẽ tự bị đào thải theo quy luật thị trường.
Ông Nam, ông Hải phát biểu thì rất hay nhưng làm thì không được như vậy.
Ông Nam Intimex là đơn vị lúc nào cũng chào giá thấp nhất thị trường, ai trong làng cà phê mà chẳng biết nhưng đi đâu cũng nói là các DN nhỏ chào phá giá. DN nhỏ người ta chủ yếu sống bằng đồng vốn tự có, cân nhắc từng tí một chứ đâu như các DN lớn thì buộc phải bán hàng để có doanh thu liên tục trả nợ ngân hàng nên giá nào chẳng bán. DN lớn là chuyên gia bán phá giá để loại bỏ các DN nhỏ ra khỏi thị trường, tạo thế độc quyền hòng mua ép ngược lại nông dân.
Vì vậy nên lớn nhỏ không phải là vấn đề, ai hiệu quả hơn mới là quan trọng, mà hiệu quả thì chỉ có tự trong ruột chủ DN biết thôi vì số liệu công bố rất cách xa so với thực tế hiện trạng tài chính của các doanh nghiệp cà phê. Thế nên mới có chuyện đùng 1 cái Cà phê BMT, Thái Hòa, Inexim đến một thời điểm nào đó tự nhiên lăn ra lỗ (ủ bệnh nhiều năm rồi nhưng đến giai đoạn cuối thì mới công bố).
Còn ông Hải thì phụ trách công tác giám định của đơn vị giám định cà phê lớn nhất Việt Nam nhưng thực tế chất lượng việc giám định thế nào, thực ra chỉ là cấp chứng thư ăn phí chứ trách nhiệm cuối cùng là nâng cao giá trị hạt cà phê, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các tranh chấp chất lượng cà phê với nước ngoài thì bao năm rồi có làm được đâu.
Cho nên bà con ta cứ đồng lòng, thấy cái gì tốt thì làm, cái gì xấu thì né. Các DN nhỏ cứ làm ăn uy tín đàng hoàng thì bà con ta cứ ủng hộ.
Bạn à. Cà phê BMT, Thái Hòa, Inexim… thì lý do thua lỗ đã rõ bởi vì đầu tư ra ngoài ngành không cân đối hay dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn nên thua lỗ là tất yếu. Hiện nay nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, các nguồn quỹ đầu tư và cổ đông nên đang trong quá trình tái cơ cấu. Bài học nào mà chã mất học phí nhưng mất lớn quá thì cũng xót thật. Mong các đơn vị này sẽ đứng vững dậy với những bàn tay điều hành chắc chắn hơn sau cú vấp ngả này.
Tôi không biết cụ thể về chuyện xuất khẩu nhưng tôi thắc mắc là hàng xuất ra nước ngoài đều có chứng chỉ kiểm định của Cafecontrol. Nhưng khi hàng đến nước ngoài thì lại nghe nói hàng chất lượng kém, không đạt chuẩn rất nhiều, thế thì làm sao hàng vẫn xuất được? Lại nghe tin nhiều khách nhận hàng dựa vào đó đòi trả hàng hay bắt nhà xuất khẩu phải điều đình để giảm giá mà cũng đành chấp nhận, nếu không còn tốn chi phí đưa hàng về thì thêm quá tội. Rồi có năm hàng qua sàn London bị đánh giá gần 80% là không đạt chất lượng để bị ép giá xuống, có báo viết là mỗi năm mất cả hàng trăm triệu USD? Nghe chuyện thật mà như chuyện cười, nhà nông không thể hiểu nổi…
Vậy thì ngành kiểm định của mình vị thế là ở đâu? Có chứng chỉ rồi mà sao các hãng mua bán nước ngoài coi không ra gì vậy? Ai biết xin giải thích cho để bà con thông suốt với, chứ nghe cà phê của VN mình ra nước ngoài bị mất giá, giảm giá vì chất lượng kém thì cũng buồn lắm.
-“Chỉ cần 10 DN này ngồi lại với nhau,… kiên quyết không bán giá thấp…” – ông Hải nói.
Lạy trời ! Mong ý kiến này của ông Hải sớm trở thành sự thật để cho các DN nhỏ và bà con nông dân trồng cà phê được nhờ.
Nhưng mà cũng rất may là ông Hải chỉ nói chứ ông không thể làm được, nếu không…!
Làm ăn với Trung quốc phê lắm, bao nhiêu bài học rồi, từ chim cút, móng trâu, gỗ sưa,… người Tàu hơn người Việt ta một cái đầu. Họ mua trứng cút thiệt cao, thế là dân ta đua nhau bán vàng gom góp tiền mua cút giống, khi họ bán xong cút giống họ không thu mua trứng cút nữa, thế là dân ta phá sản. Còn ngay nay là dừa ở Bến Tre, họ mua thật cao các nhà máy chế biến dừa ở địa phương không sao cạnh tranh nổi, thế rồi họ rút dừa rụng đầy gốc, người trồng dừa bị thiệt hại lớn. Lại đến móng trâu, các đạo tặc trâu đêm đêm đi chặt chân trâu, thế là hết trâu kéo cầy, bắt đầu người Tàu mới mang máy xới đất qua bán đắc như tôm tươi. Kế đến là râu ngô, thu mua hết râu ngô non, thế là nước ta không còn bắp chăn nuôi, đành phải qua Tàu nhập khẩu ngô,… còn rất nhiều bài học khác nữa nếu kể cả nghìn năm không hết. Đồng ý là chúng ta vô WTO rồi phải hội nhập nhưng phải rất cảnh giác với người Tàu vì họ rất thâm. Người ta thường nói “thâm như Tàu”.