5 ngân hàng cứu Tập đoàn cà phê Thái Hòa

Theo tiết lộ của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cà phê Thái Hòa, văn bản cơ cấu lại khoản nợ 663 tỷ cho Thái Hòa đã được 5 ngân hàng Agribank, VCB, MSB, VDB và HBB đóng dấu “đỏ chót”.

> Tập đoàn cà phê Thái Hòa khốn khổ vì đâu?
> Cà phê Thái Hòa: Chúng tôi không thể phá sản

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn cà phê Thái Hòa cho thấy, quý II, doanh thu của công ty đã giảm 750 lần so với quý II cùng kỳ năm 2011, từ mức gần 300 tỷ về hơn 400 triệu đồng.

Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của Thái Hòa lại tăng cao từ mức 1,6 tỷ năm ngoái lên 34,5 tỷ quý II năm nay. Qua nửa năm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khoảng 70 tỷ đồng.

Doanh thu giảm, chi phí tăng, khiến lợi nhuận sau thuế quý II là âm 31,25 tỷ, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (733 tỷ). Đồng thời lãi sau thuế của cà phê Thái Hòa 6 tháng cũng về âm 84,2 tỷ.

Hàng tồn kho và nợ ngắn hạn đang ở mức rất cao, trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại thấp. Cụ thể, qua 6 tháng, hàng tồn kho của đơn vị khoảng 520 tỷ đồng, nợ ngắn hạn hơn 1.000 tỷ đồng. Hai con số này gấp vốn chủ sở hữu của cà phê Thái Hòa (gần 300 tỷ) lần lượt là trên 1,7 lần và 3,3 lần.

Nguyễn Văn An, Cà phê thái hòa
Ông Nguyễn Văn An-Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa tiết lộ 5 năm hàng đã đồng ý cơ cấu lại nợ cho tập đoàn

Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch HĐQT Thái Hòa thừa nhận “không có hình ảnh kinh doanh tốt đẹp” trong năm nay và “hy vọng vào sự phục hồi ở thời điểm cuối năm, nhất là từ quý IV“.

Theo tiết lộ của ông An, hiện THV đang muốn cơ cấu lại toàn bộ khoản nợ “khoảng 663 tỷ đồng” của tập đoàn với tỷ lệ 1:1 hoặc là 1:0,4. Chủ tịch HĐQT Thái Hòa cho biết, hiện 5 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Maritime Bank, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Habubank đã đồng ý giúp cà phê Thái Hòa cơ cấu lại khoản nợ này. “Văn bản về cơ cấu lại nợ cho tập đoàn Thái Hòa đã được năm ngân hàng đóng dấu đỏ chót”, ông An nói.

Về trường hợp của Habubank, vì ngân hàng này sắp sáp nhập với Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), ông An cho biết: “Kể cả SHB cũng đồng ý cơ cấu bổ sung khoản nợ rồi”.

Cũng theo Chủ tịch Thái Hòa, Công ty mua bán nợ Việt Nam cũng đã đồng ý mua lại khoản nợ của Thái Hòa. Tuy nhiên, theo một đại diện của công ty này: “Việc này vẫn đang trong quá trình xem xét và chưa thể tiết lộ và nói trước được gì”.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hỏi

    Chúc Mừng Thái Hòa !
    Nhưng khi được tái cơ cấu rồi mà 02 năm sau vẫn tiếp tục lỗ thì có được tái cơ cấu nữa không?

  2. Thai Hoa

    Phải nói là Thái Hòa đồng ý và cố gắng cứu các ngân hàng thì đúng hơn. Với khoản nợ như thế không cho cơ cấu lại nợ thì ngân hàng còn biết làm gì khi vốn chủ sở hữu chỉ bằng 1/2 số tiền nợ ngắn hạn.

  3. Hai Lúa

    Các NH đồng minh của Bác An sẽ còn phải Cơ cấu lại nợ thậm chí phải Giải Cứu cho bác An dài dài chứ không phải duy nhất lần này đâu. Tình hình kinh tế thế giới thì khủng hoảng, Việt Nam thì Suy thoái, các DN trong nước làm gì có chuyện một mình một chợ…? cũng phải chết lâm sàng theo. Với số nợ Khủng như vậy, bác An làm đến bao giờ có P mà trả được cho các NH kia trong khi kinh tế VN đang bị cuốn sâu vào vòng suy thoái ? nhiều khả năng trong tương lai là bác An lại phả Gả lại các TSTC, dự án …lại cho các đồng minh của mình, không còn con đường nào khác.

  4. An Tâm

    Ngân hàng khôn quá nhỉ. Dùng giải pháp cứu nhưng thực chất là mỗi ông chia một phần tài sản, còn việc cho vay ra tiếp thì phải ngó nghiêng, xem xét và ngâm cứu đã chứ.

Tin đã đăng