Gần đây, nghe tin nông dân nhiều nơi trong miền Nam đang khốn khổ vì tình trạng thương lái Trung Quốc mua dứa, khoai lang… giá cao vài vụ rồi bỏ không mua nữa khiến nông sản làm ra không bán được.
Hình như mới năm ngoái thôi đã rộn lên cái tin lái buôn Trung Quốc vào mua khoai lang ruột tím với giá cao, các nơi nông dân đua nhau bỏ lúa trồng khoai. Lúc đó cũng đã có nhiều ý kiến trái nhau, cũng có người ủng hộ, nhưng phần lớn là cảnh báo, rồi cuối cùng thì người ta vẫn cứ trồng khoai. Đến giờ khi giá xuống thê thảm, nông dân lại chính là những người phải gánh chịu.
Có người thương nông dân cả tin. Cả tin thì đúng rồi, nhưng còn tính hám lợi nữa. Đây đâu phải lần đầu xảy ra tình trạng này. Vụ thu mua chè bẩn, cà phê, mủ cao su kém chất lượng, dừa khô, đỉa khô với giá cao… còn nhỡn tiền ra đấy. Vì chút lợi nhuận mà họ sẵn sàng trộn những chất độn bẩn thỉu, những hoá chất vào chè, sẵn sàng bán cà phê, hạt tiêu kém chất lượng… Lương tâm của họ để đâu? Như thế liệu có thể thương được không? Không thể lấy cái nghèo ra để bào chữa được. Bởi dù có nghèo nhưng nếu có lương tâm thì họ sẽ chọn cách xử sự như lão Hạc chứ nhất định không làm việc thất đức.
Cũng không thể trách thương lái Trung Quốc. Họ mua gì, không mua gì là có mục đích của họ. Có trách là trách nhà quản lý của mình không có tầm, không có tâm. Không có tầm vì không nhìn thấy việc này gây ảnh hưởng thế nào tới không chỉ kinh tế mà còn là uy tín, thương hiệu, sự ổn định của quốc gia. Không có tầm vì cũng giống nông dân họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại đằng sau đó (rõ nhất là cái vụ nuôi đỉa). Không có tâm vì họ mặc kệ cho nông dân lao theo chút lợi nhuận mà chả có biện pháp nào để cảnh báo, ngăn chặn. Rồi giờ đây, khi nông dân khóc dở mếu dở bên những đống khoai chất cao như núi mà không có người mua kia, chắc họ cũng chả có hướng xử lý gì đâu.
Qua mấy vụ này mới thấy, dường như lâu nay trên mảnh đất của mình, nông dân muốn trồng gì, muốn nuôi gì là do họ quyết định, miễn là họ thấy có lợi. Bởi vì cũng chả ai lo được đầu ra cho họ. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì nguy hiểm thật. Hôm qua thì nuôi đỉa, ngày mai chắc gì họ không nuôi châu chấu, bọ xít, sâu độc…
Theo tôi thì người nông dân rất đáng thương, bởi họ chính là nạn nhân. Bởi vì theo sự phân công của XH thì Nông dân đã làm tròn trách nhiệm của họ là làm ra sản phẩm và đóng đầy đù nghĩa vụ cho nhà nước. Người đáng trách là người được XH phân công cho, và được hưởng từ sự đóng góp đó (Tiền lương mà không làm tròn trách nhiệm hướng dẫn cho dân làm gì? làm ở đâu? bán cho ai? (Bộ Công thương và Nông nghiệp là người chịu trách nhiệm)
Đã một thời nuôi cút, các người lạ họ mua trứng cút với giá rất cao, rồi dân ta đua nhau nuôi cút mua con giống rất đắt, các người lạ kia họ bán con giống cho dân ta với giá trên trời bán xong, họ không mua trứng nữa thế là dân ta chết chắc, người An nam vẫn thua người lạ kia một cái đầu.
Bà con nông dân ta phải luôn cảnh giác với dân buôn TQ. Hàng hóa nào mà xuất qua đường TQ thì trước sau cũng bị chết nghẹt. Cách đây nhiều năm thì hạt cà na, rồi dưa hấu… Tôi thì dứt khoát tẩy chay hàng TQ, làm cây gì con gì đừng xuất qua TQ thì may ra mới bền lâu được. Kính.
“Cả tin thì đúng rồi, nhưng còn tính hám lợi nữa” câu này hoàn toàn hợp lý. ND VN hám lợi nhưng vì họ khó khăn quá, thử hỏi nếu họ giàu có thì họ có suy nghĩ theo kiểu ở đâu giá cao thì bán ko? Vì cuộc sống khó khăn nên họ phải đắt vấn đề ở đâu được giá hơn thì bán. Vì họ còn nghèo nên khi nghe có người xúi trồng cái này cái kia đi họ mua hết cho nên họ làm theo thôi. Trước đến giờ khuyến nông hay cơ quan nhà nước cũng chỉ khuyên họ trồng cây này, nuôi con này nhưng không tính đến việc trồng cái đó nuôi con đó xong rồi bán cho ai nên có người nói lo đầu ra cho họ thì họ làm. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, là ND VN mình chưa nhìn xa được (có thể dọ hạn chế về trình độ), ví dụ nhưng một số trường hợp DN ký hợp đồng thu mua nhưng khi giá thị trường cao hơn thì phá HĐ bán ra ngoài cho thương lái, xong rồi khi giá xuống thấp lại quay lại với DN. Chính vì vậy, NDVN phải không chỉ hiểu về kỹ thuật sản xuất mà họ cũng phải biết về thị trường.
Còn về thương lái TQ, mới nghe đã thấy không bình thường rồi. Thương lái VN chân chính họ mua có bạn, bán có phường hết chứ không có vụ chụp giật như TQ. Phái hiểu 1 điều rằng, trong kinh doanh chẳng ai cho không ai cái gì, cái gì cũng có giá của nó. Các bạn có nghĩ các cửa hàng quần áo bỏ chi phí ra thuê mặt bằng, quảng cáo,.. để bán hàng không lợi nhuận, hay giảm giá so với giá gốc,… Không như bạn nghĩ đâu!
Một trường hợp nữa là Thanh Long, năm nay năm Thìn, quả Thanh Long được ưa chuộng ở TQ nên DN, thương lái VN đua nhau đưa hàng lên Tân Thanh thậm chí không mặn mà với các thị trường Châu Âu hay các nước khác, nông dân thì thấy đầu ra ngon đua nhau trồng. Sang năm thị trường nó không chuộng Thanh Long nữa thì chắc chắn lại có chuyện như Dưa hấu ở Tân Thanh thôi.
Thì người nông dân chúng tôi cũng chỉ mò mẩm mà kiếm sống thôi, bạn ơi. Không thể chê trách chúng tôi là “hám lợi” được, mà nghe đau lòng quá.
Tất nhiên là cây gì, con gì có giá trên thị trường thì chúng tôi nuôi trồng để kiếm sống, chúng tôi có đầu óc vĩ mô như Vinashin, Vinaline được đâu!
Khi chúng tôi mò mẩm nuôi trồng, kiếm được lợi nhuận thì cũng không thiếu người nhảy vào hô “Nhờ sự lãnh, chỉ đạo… nhờ sự phối kết hợp của ban ngành… này nọ” thì chúng tôi mới được như vậy! Khi chúng tôi thất bại, giá rẻ, không có người tiêu thụ thì người ta cũng ban phát rằng “Nông dân tự phát, không theo kế hoạch, quy hoạch… nọ kia”.
Bài này nghe xưa cũ, nhàm chán lắm rồi bạn biết không?
Nói như bạn thì sao bạn không san đất cà phê cho phẳng mà trồng lúa để xuất khẩu? Nhà nước vẫn có chủ trương xuất khẩu lương thực đó, mà thị trường cũng ổn định nữa và hơn thế, còn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực !
Đừng trách nông dân bởi vì chúng tôi thấy có lợi là làm cái đã. Nhưng cái dỡ cũa nông dân chính là làm theo thấy người ta làm mình làm không tính được đầu ra sãn phẩm.Thế nên bị ép giá là chuyện thường.Có trách thì hãy trách những người có trách nhiệm những DNNN không làm được bà đỡ trong sãn xuất,kinh doanh và phân phối hàng hóa.Đã không làm được còn quay lại ép người dân.Thế nên thương lái trung quốc họ chơi mình cũng đúng thôi. Bỡi không bán cho họ thì bán cho ai đây .Mà họ cũng là dân đi buôn bán đươc thì mua không bán được thì họ chỡ về làm gì .AI bảo nông dân hám lợi thì hãy suy nghĩ lại,.Một nắng hai sương hạt lúa cũ khoai vất vả quanh năm mấy ai dư dả .Có ai hộ trợ gì đâu
Chắc trần thế chưa đọc kỹ cái góp ý của mình rồi, cái câu mở đầu “Cả tin thì đúng rồi, nhưng còn tính hám lợi nữa” câu này hoàn toàn hợp lý” của mình đang nhại lại lời của nhà báo viết bài này mà. 4 câu tiếp theo là mình phản bác lại lời nhà báo viết cơ mà.
Ít ra bạn cũng phải đọc kỹ cả bài rồi hãy đưa ra cái nhận xét như vậy chứ, người ta nói “Dục tốc bất đạt” cơ mà.
Mình không hiểu ban suy thế nào ra được câu theo ý mình thì san đất cà phê đi trồng lúa =)). Mình thật ngưỡng mộ bạn.
Mỗi vùng có 1 lợi thế cạnh tranh riêng, như ở ĐBSCL lợi thế cạnh tranh có ở lúa và cây ăn trái, thủy sản. Còn ở Tây nguyên? Đất đỏ tốt thế mà trồng lúa thì còn gì nói nữa: dĩ nhiên là lợi thế cạnh tranh ở cà phê, tiêu, và các cây công nghiệp khác,…