Ngày 5/6, CTCP Tập đoàn cà phê Thái Hoà đã ký hợp đồng xuất khẩu cà phê với hai đối tác Trung Quốc, tạo cơ sở cho cà phê Thái Hòa giải quyết vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là khan hiếm dòng tiền.
Xem thêm: > Tập đoàn cà phê Thái Hòa khốn khổ vì đâu?
Có một câu hỏi mà cổ đông, nhà đầu tư rất cần ông khẳng định lúc này là liệu cà phê Thái Hòa có phá sản không?
Tôi khẳng định, cà phê Thái Hòa không thể phá sản. Hợp đồng xuất khẩu cà phê ký với hai đối tác Trung Quốc là cơ sở cho cà phê Thái Hòa giải quyết khó khăn lớn nhất hiện nay là khan hiếm dòng tiền. Hợp đồng này sẽ được triển khai ngay từ tháng 6 và từ nay đến cuối năm, các công ty Trung Quốc sẽ bán cho cà phê Thái Hòa 600 tấn cà phê Arabica theo hình thức hàng đổi hàng và áp dụng phương thức trả chậm. Sau khi có được nguồn hàng này, cà phê Thái Hòa sẽ chế biến để xuất khẩu vào 2 thị trường trọng điểm là Mỹ và Nhật Bản.
Khi thu được tiền từ xuất khẩu, cà phê Thái Hòa sẽ thu mua cà phê Robusta để xuất khẩu cho các đối tác Trung Quốc. Phương thức này đảm bảo cho hoạt động thương mại của cà phê Thái Hòa được khơi thông trở lại, nhưng không cần có dòng tiền mới. Ngoài cung cấp cà phê Robusta, cà phê Thái Hòa còn phối hợp với một đối tác tại Lào để xuất khẩu cà phê hoà tan cho phía đối tác Trung Quốc.
Chi tiết hợp đồng như thế nào, thưa ông?
Theo hợp đồng được hai bên ký kết, cà phê Thái Hòa độc quyền nhập cà phê Arabica từ Công ty TNHH Sản xuất – khai phá cà phê Vân Lộ với số lượng 5.000 tấn/năm, tổng giá trị hợp đồng khoảng 15 triệu USD; cà phê Thái Hòa ký với Công ty TNHH Phong Hoa để cung cấp 1.000 tấn cà phê hoà tan/năm, tương đương 90 triệu USD và 10.000 tấn cà phê Robusta/năm, tương đương 23 triệu USD.
Ngoài hợp tác xuất nhập khẩu cà phê, phía đối tác Trung Quốc đang thương thảo với cà phê Thái Hòa để đầu tư vốn chăm sóc hơn 216 héc-ta cao su 3 năm tuổi tại Lào, đồng thời giải ngân để trồng mới 300 héc-ta trong năm nay.
Thưa ông, đây là các đối tác lần đầu tiên hợp tác xuất nhập khẩu cà phê với cà phê Thái Hòa?
Đây là các đối tác truyền thống lâu năm của cà phê Thái Hòa. cà phê Thái Hòa hợp tác với Công ty Phong Hoa từ năm 1996 và với Công ty TNHH Sản xuất – khai phá cà phê Vân Lộ từ năm 2001. Bởi vậy, hợp đồng ký kết lần này là có tính khả thi cao.
Được biết, cà phê Thái Hòa còn nợ ngắn hạn 1.000 tỷ đồng. Bao giờ cà phê Thái Hòa sẽ kết thúc quá trình tái cơ cấu nợ?
Bài liên quan: > Cà phê Thái Hòa: Chúng tôi sẽ bán dự án để cơ cấu nợ
Trong tổng cộng trên 1.000 tỷ đồng nợ ngắn hạn, Công ty mẹ còn nợ 600 tỷ đồng, Công ty cà phê An Giang nợ 270 tỷ đồng và cà phê Thái Hòa Lâm Đồng nợ 280 tỷ đồng. Hiện nay, về cơ bản, cà phê Thái Hòa đã cơ cấu xong nợ với Maritimebank, Argibank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Riêng khoản nợ 198 tỷ đồng của Vietcombank vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu. Nếu tình hình thuận lợi, hết quý quý II/2012, cà phê Thái Hòa sẽ tái cơ cấu xong nợ. Tháng 9/2012 là bắt đầu bước vào vụ cà phê 2012-2013, khi đó cùng với sự hỗ trợ của đối tác Trung Quốc sẽ khơi thông dòng vốn cho cà phê Thái Hòa.
Hiện tại cà phê Thái Hòa đang có lượng cà phê Robusta giá trị 600-700 tỷ đồng và sẽ xuất cho đối tác Trung Quốc theo hợp đồng hàng đổi hàng vừa ký kết.
Tái cơ cấu xong nợ, liệu cà phê Thái Hòa có còn vùng nguyên liệu và các nhà máy để hoạt động?
Thực ra, cà phê Thái Hòa mới chỉ bán cà phê Thái Hòa Điện Biên và sắp tới dự kiến bán 51% dự án trồng cao su tại Lào cho đối tác Trung Quốc. Sau khi bán tài sản để tái cơ cấu nợ, cà phê Thái Hòa chỉ bị giảm công suất chế biến 15.000 tấn cà phê/năm và vẫn còn công suất 300.000 tấn/năm.
> Xem thêm các bài viết khác liên quan đến “Cà phê Thái hòa“
Nằm ngay ở vùng nguyên liệu, tại sao phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc? Phải chăng hệ thống thu mua và cách thức thu mua của Thái Hòa có vấn đề. Thái Hòa cần phải tái cơ cấu.
Bạn có hiếu vấn đề của THV là thiếu vốn nên kg thể mua hàng trong nước kg. Hợp tác với đối tác lâu năm bên phía TQ cũng có cái hay nhưng quan trọng là người ta có hỗ trợ cho mình làm hay kg ?
Không thể lấy chuyện này làm cơ sở để khẳng định cho chuyện hệ thống thu mua có vấn đề của Thái Hòa. Nhập nguyên liệu rồi gia công chế biến tái xuất là một hoạt động bình thường trong việc giao thương hàng hóa hiện đại. Mehico, Indonesia là đại gia sản xuất cà phê, Ấn Độ, Trung Quốc là đại gia tiêu thế mà họ vẫn nhập cà phê, tiêu của ta khá nhiều, có sao đâu.
Mexico bạn à, Không phải mehico.
Bạn kiểm tra lại đi và hiểu tại sao không?
Mình thử search và có 1 giải thích là Mexico là gọi theo tiếng Tây Ban Nha (http://browneyedelle.blogspot.com/2008/10/mehico-means-mexico-in-spanish.html). Có phải vậy không nhỉ?
Bạn chịu khó nhỉ! Bạn Hoàng BL phủ định khi mình nói là Mehico, nhưng mình tin chắc bạn ấy không hiểu được tại sao dùng từ đó mà tưởng là mình dùng sai.
Theo tôi nghĩ chơi với TRUNG QUỐC đồng nghĩa với THÁI HÒA đang sử dụng con dao hai lưỡi, phải hết sức cảnh giác !
Tôi đồng ý với bạn Thành Công. Khi nghe nói Thái Hòa ký HĐ với 2 cty TRUNG QUỐC thì tôi biết Thái Hòa đã đi vào bước đường cùng, hoàn toàn hết hy vọng cứu. Nếu tỉnh táo và đừng sỉ diện thì Thái Hòa phải tuyên bố phá sản nếu không thì một thời gian ngắn nữa sẽ vào tay người Trung Quốc. Bản chất của người Trung Quốc thì ai cũng biết, đặc biệt là các tay buôn thì không thể lường trước được
Các bạn nên tìm hiểu kỹ những gì ông này nói nhé. Lượng cà phê Arabica này là hàng tồn của Trung Quốc, sử dụng chất bảo quản lâu ngày nên cà phê đã nhiễm hóa chất không thể xuất bán cho bất kỳ một khách hàng nào khác nên họ mới bán cho 1 công ty sắp phá sản như Thái Hòa.
Nếu cà phê tốt thì khách hàng rang xay Trung Quốc mua hết rồi làm gì có hàng bán sang Việt Nam.
Ôi, bạn nói quá đúng tôi cũng nghĩ như bạn, thằng TQ dễ gì mà chơi với nó. Nếu ai muốn phá sản thì cứ dùng nguyên liệu của TQ…
Chào bạn “Ban”,
Có lẽ bạn quá ấn tượng với hàng hóa từ Trung Quốc, nên bạn mới suy nghĩ là họ dùng “chất bảo quản”? Theo mình biết, thì thị trường Trung Quốc thường xuyên mua hàng Robusta từ Việt Nam, nên việc họ trao đổi Arabica lấy Robusta cũng là bình thường thôi, hơn nữa Thái Hòa là công ty có kinh nghiệm trong thương mại cà phê với thị trường Trung Quốc, nên những gì họ làm theo tôi là điều dễ hiểu bạn à. Thân!
Buôn bán với anh chàng TQ này thì cảnh giác sẽ không thừa!
Chúng ta phải cẩn thận, không phải vì “khơi thông dòng tiền” mà mất cảnh giác. Biết bao sự cố xảy ra do các thương nhân TQ gây ra, bút mực kể không hết!
Biết đâu sau khi nhập khẩu Arabica của TQ, sau đó chế biến hòa tan xuất khẩu thì đối tác nhập khẩu cà phê hòa tan phát hiện tồn dư chất cấm trong sản phẩm, phải tiêu hủy lô hàng, phá sản sẽ nhanh hơn… biết đâu!… biết đâu và biết đâu!
Thật khó mà xóa đi định kiến không tốt đối với hàng hóa và cách làm ăn của anh bạn vàng TQ này. Thương nhân TQ cần phải mất không dưới 20 năm nữa để xóa được định kiến không tốt với điều kiện phải làm ăn uy tín với suốt chừng ấy năm, còn không thì làm ăn với TQ là tiềm ẩn rủi ro và hiểm họa khôn lường.
CẢNH GIÁC SẼ KHÔNG THỪA!
Đúng là ông này trước sau gì cũng bị phá sản vì là người Việt mà tiêu thụ cho hàng Trung Quốc, ông này mà chơi hàng tàu thì sẽ đi tàu bay giấy thôi. Mọi người hãy tin chắc ông này không bể mới chuyện lạ.