Theo báo cáo của công ty Volcafe, một thành viên của công ty giao dịch hàng hóa ED&F Man Holdings Ltd, nông dân Việt Nam – nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới – hiện vẫn còn giữ lại 25 – 30% sản lượng của vụ này.
Dự kiến trong vụ kết thúc vào 30/9 tới đây, Việt Nam sẽ sản xuất 22,1 triệu bao cà phê. Mỗi bao nặng 60 kg, tương đương 132 lb. Giá cà phê robusta đã giảm 7,3% kể từ mức cao của năm nay là 2.174 USD/tấn hôm 16/2.
Trong một báo cáo gửi tới khách hàng qua email ngày 18/4, Volcafe cho hay nông dân Việt Nam vẫn đang găm hàng chờ giá lên hơn nữa. Hoạt động mua bán hiện ở mức tương đối ổn định.
Cũng theo công ty này, giá cà phê của Việt Nam giao trong tháng 5 và tháng 6 đang có giá trừ lùi 10 USD/tấn so với giá kỳ hạn tháng 5 trên sàn London.
Còn tại Indonesia, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 3 thế giới, người mua đang trả giá cộng 100 USD/tấn so với giá kỳ hạn tháng 5 tại London, cũng giao trong tháng 5 và tháng 6. Mức cộng này ổn định so với tuần trước.
Theo giacaphe.vn
Sao giá của Y5 đưa lên sàn lại thấp hơn của volcafe thông báo tại london hơn 100usd, và giá trừ lùi là 10usd trong khi giá niêm yết của Y5 là 30 dola. Tại sao cafe của Indonexia lại được cộng tới 100 đola có nghĩa là họ bán hơn chúng ta tới 130 dola/tấn. Nông dân ta thật là cay đắng chẳng biết kêu ai
Bạn H Tuyên mến,
Bạn không thể kêu ai được và phải chấp nhận cay đắng thôi. Vì, nếu bạn mua 1 máy chụp ảnh xịn hiệu Sony, bạn sẽ phải mua rất đắt so với nhiều loại khác. Khi bạn mua Sony, một phần tiền bạn trả là uy tín của nó và thương hiệu ngoài cái xác máy bạn mua để xài.
Các nhà xuất khẩu của mình xù hàng quá nhiều, nhiều nhà kinh doanh bỏ chạy hay chẳng bằng họ mua mắc hơn để bảo đảm an toàn.
Các nhà xuất khẩu lỗ không chỉ vì họ bán rẻ phải giao hàng giá cao mà còn rất nhiều chuyện chung quanh… như: trong quá khứ, chính họ bị các nhà cung ứng, nông dân phía chợ dưới xù không có hàng giao, bản thân một số nông dân cũng chẳng vì uy tín, hàng bán rồi, cáp giá rồi, nhưng chỗ khác giá cao lại đưa bán chỗ giá cao, xù hay thiếu nợ người đã mua giá thấp…; nhiều nhà xuất khẩu không có hàng sẵn để giao vì vừa kẹt tiền, vừa chẹt hàng… nên phải xù. Vụ Trúc Tâm chạy trốn qua Mỹ, cũng có phần nhiều người phía cung ứng quên không giao hàng cho ông ta vì khi giao hàng… giá cao hơn giá cung ứng bán trước.
Nên khi nói xù hàng, là phải xem cả hệ thống chứ không thể trách một mảng, một người nào. Cái mình bán rẻ hơn, chính là sức nặng của thương hiệu cà phê của mình chưa đủ để được đánh giá bằng hàng người ta. Ngay cả trong các nhà xuất khẩu hay cung ứng cũng thế thôi, nếu ai uy tín, sẽ được người mua trả cao cho uy tín ấy vài ba chục đồng mỗi kg là chuyện bình thường, phải không bạn? nên, ở đây, thay vì bạn rên, than vì kẻ khác, là chưa thấy hết chính mình.
Nói thế mà cũng nói được. Làm ăn thì tham lam ép dân, mất uy tín cũng đổ cho dân, đến khi gặp nạn ôm của bỏ chạy. Ôi đời, nản quá!
Đ.HÙNG ạ! Hình như bạn là giới kinh doanh mua bán mặt hàng này, tôi không phải rên nhưng đồng ý thương hiệu uy tín có thể đẩy giá trị sản phẩm cao hơn, điều đó ai cũng biết. Về mặt chế tài cạnh tranh VN chúng ta ko thể bằng họ được, còn bạn bảo là nông dân ko uy tín với DN và vụ Trúc Tâm là một ví dụ. Tôi ở gần Trúc Tâm mà tôi biết, bạn có biết Trúc Tâm khiêng qua Mỹ bao nhiêu của cải ko? Xưa nay DN lừa đảo xù nợ ND chứ ND làm sao xù được DN. Cơ chế thị trường mà ở đâu cao hơn là bán thôi, còn ko ai dại gì quên ko giao hàng đâu. Mà muốn quên đâu có dễ. Còn Volcafê cho rằng ND găm hàng cũng đúng thôi bởi giá quá thấp nên phải bán đủ trang trải chứ.
Nông dân còn cà dâu nữa mà găm hàng! Cà bây giờ còn chỉ có đại lý thu mua và các nhà đầu cơ nhỏ lẽ đã trót mua hàng từ đầu vụ với giá 39 – 41 tr/t nay cầm cự chờ giá lên đôi chút để xuất hàng thu hồi vốn. Dân VN mình bị các nhà nhập khẩu bắt bài làm thay họ khâu dự trữ. Các bạn thấy đó các kho dự trữ ở nước ngoài công bố giảm liên tục nhưng giá cà có tăng đâu? Trong khi thị trường hàng hóa giao dịch tạm thời thiếu họ tạm thời đẩy giá lên đôi chút, dân ta thấy vậy xả hàng nhà nhập khẩu ung dung mua hàng đủ bù đắp thiếu hụt, một số doanh nghiệp VN thấy vậy cũng tưởng cà giá đang lên đành mua đón với giá cao hơn giá trên sàn nhưng đâu ngờ ngay lập tức ngày hôm sau giá cà trên sàn thế giới sụt giảm so với ngày hôm trước kéo theo giá cà nội địa cũng bốc hơi theo, thế là dân ta lãnh đủ.
Đ. Hùng thân mến
Bạn nói : “trong quá khứ, chính họ bị các nhà cung ứng, nông dân phía chợ dưới xù không có hàng giao, bản thân một số nông dân cũng chẳng vì uy tín, hàng bán rồi, cáp giá rồi, nhưng chỗ khác giá cao lại đưa bán chỗ giá cao, xù hay thiếu nợ người đã mua giá thấp…”. Bạn có bằng chứng gì không hay chỉ là cảm nhận rất chủ quan của mình mà quan điểm như vậy.
Người ND bỏ ra nhiều công sức để có vụ bội thu và họ muốn bán với giá cao để tương xứng với sức lao động của mình… nhưng không phải vì thế mà có chuyện xù nợ, làm sao có thể xù được! Trong khi họ là dân lao động, đất đó, nhà đó, vườn đó, xù rồi sẽ ntn? Tôi nghĩ có thể người ND mà bạn nói đó thực chất là các thương buôn nhỏ, gom hàng lẻ tẻ, không có mục đích trữ hàng dài hạn nên tranh thủ nơi nào ra giá cao là bán hết, ăn chênh lệch!
Nói tóm lại “Xưa nay DN lừa đảo xù nợ ND chứ ND làm sao xù được DN”. (@Hoàng tuyên)
Thân!