Sau thời kỳ cầm cự, nhiều doanh nghiệp đến nay thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…Mỗi niên vụ cà phê đều kết thúc vào thời điểm bản lề giữa 2 năm, tức cuối quý 4 năm trước kéo sang đầu quý 1 năm sau, nên ngành thuế trên Tây Nguyên thường đẩy mạnh tận thu vào dịp này.
Xem thêm bài: Vì sao doanh nghiệp cà phê lép vế ngay sân nhà?
Cứ tới cuối tháng 2 hằng năm, các Chi cục Thuế (CCT) thu được khoảng 20% mức thuế, phí, lệ phí cả năm so với chỉ tiêu.
Năm 2012, quá giữa tháng ba, CCT TP Buôn Ma Thuột chỉ thu được chưa tới 13% trong chỉ tiêu 940 tỷ đồng/năm, CCT TP Đà Lạt hiện mới thu được 12,4% trong chỉ tiêu 713 tỷ đồng/năm.
Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Trần Vĩnh Cảnh, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Hiện có tới 767/2.380 doanh nghiệp trên địa bàn đang rơi vào tình trạng rất khó khăn do đói vốn, doanh số kém, không có nguồn thu.
Trong số đó có 110 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng tới 1 năm, 14 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản.
Đối với nhiều DN kinh doanh xuất khẩu cà phê, tình hình càng bi đát hơn, bởi họ còn phải cạnh tranh không cân sức với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp (FDI).
Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký kinh doanh xuất khẩu cà phê có DakMan (Anh), Olam và Jayanti (Singapore), Amtrada (Hà Lan)…
Dù mua chui trực tiếp hay thông qua đại lý nội địa theo ràng buộc của Nghị định 23, thì với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực điều hành giàu kinh nghiệm thương nhân FDI chỉ cần nhấc giá mua lên cao hơn chút đỉnh đã dễ dàng đánh bạt DN nội ra khỏi “sân chơi”.
Nhiều doanh nghiệp từng thành công trong ngành xuất nhập khẩu cà phê, giờ ôm những khối nợ nặng trĩu, ít cơ may hồi phục. Trong số đó, có Cty Cổ phần Đầu tư XNK Cà phê Tây Nguyên gọi tắt là Vinacafe Buôn Ma Thuột (V BMT).
Nợ khó trả đến gần hai nghìn tỷ đồng, V BMT (đơn vị từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng Cty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu) hiện bị xem là “muốn chết cũng khó”, vì không còn đủ tài sản để “thế mạng”.
Mới đây, ngày 15-3-2012, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định dừng dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại tại huyện Cư Kuin của V BMT, vì không còn đủ sức triển khai.
Một lãnh đạo của V BMT cho biết: Mọi năm, vào thời điểm này, thường V BMT đã thu mua từ 60 đến 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn bây giờ cố lắm cũng chỉ mua được chưa tới 20 nghìn tấn.
Nguyên nhân thất bại đã lỗ nặng trong các hợp đồng trừ lùi dự đoán sai từ mấy năm trước, cộng với tình trạng đói vốn, lãi suất vay quá cao, nguồn nguyên liệu bị khối doanh nghiệp FDI hút phần lớn nên cơ hội để doanh nghiệp nội tồn tại rất mong manh.
Còn Cty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu INEXIM, doanh nghiệp nhiều năm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hàng vạn hécta cà phê trên nhiều huyện của tỉnh Đắk Lắk, nay cũng gánh hàng trăm tỷ đồng nợ quá hạn.
Ông Vân Thành Huy, Giám đốc INEXIM tiết lộ: Nếu được phép bán hết các khoản bất động sản mà Cty đang sở hữu, may ra chúng tôi còn chừng bốn chục tỷ đồng nhen nhóm lại kinh doanh. Số này chẳng là gì so với những “ông FDI” khổng lồ trước mặt?
Mấy ông cà phê mà vỡ ra thì Diệu Hiền cá tra cũng phải gọi bằng cụ đấy ạ.
Trong kinh doanh, thương trường cũng là chiến trường- Mạnh được yếu thua. Ai trường vốn người ấy thắng. Các doanh nghiệp trong nước “ăn” no rồi, bởi một mình một chợ, nay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhảy vào thì doanh nghiệp trong nước thua là cái chắc. Đó cũng là quy luật của muôn đời./
Chuyện nhỏ, Vinacafe BMT của ông Tiến mà nợ khoảng 2 nghìn tỷ thì cũng không sao đâu. Đây là công ty cổ phần nên có gì thì có cổ đông sẵn sàng chung vai gánh chịu mà.
Thua lổ do quản lý yếu kém và tham nhũng tràn lan nên những ông KẸ này phá sản là đúng rồi . Không thấy cái yếu kém của mình để sửa đổi mà đi thuê người viết đổ lổi cho người khác thì làm sao mà tiến bộ được .
Thử hỏi các ông lớn vang bóng một thời như : Công Ty XNK Gialai , Imexco Gialai , Vinacaphe BMT , Fonexim , Công Chính , Trúc Tâm … đều phá sản ra đi trong khi các doanh nghiệp FDI chưa được hoạt động như bây giờ thì do lỗi của ai.
Hãy xem cách quản lý của họ nhé :
-Ứng tiền 70%-100% cho đại lý một cách vô tội vạ khi mà hàng thì còn ở trên cây, đến khi đòi hàng thì bị xù… , rồi huề cả làng vì tiền nhà nước mà, lở bỏ túi % rồi thì làm sao không nghẹn họng được.
-Chất lượng nhập kho thì không thể tin được, 2-3% tạp vẫn thành 1%. Đen bể thậm chí 7-8% vẫn vào kho được … như thế làm sao không âm kho được.
-v.v…
Đáng lẻ phải tổ chức họp mời họ về dạy cho cách quản lý để làm cho tốt, thì đàng này cố đấm ăn xôi để hòng nhờ nhà nước ra tay cưu mang tiếp nên liên tục có nhiều bài báo như thế này để có chổ mà đổ cái lỗi của mình. Đáng chán thay.
Vinacafe Buôn Ma Thuột mà nợ như chúa Chổm thế này thì lấy đâu ra cho Bà Ngọc ở Hòa Thắng dù có thắng kiện cũng làm sao để mà đòi cho được tiền chênh lệch hơn 18 nghìn tấn cà phê nhỉ. Không khéo còn chết toi cả trăm triệu tiền án phí nữa. Oan gia.
Như một cơn lũ quét qua đồng bằng châu thổ, nó cuốn phăng đi chuột bọ, sâu rầy, bù lại nó bồi đắp phù sa, hứa hẹn một vụ mùa mới bội thu.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường! những DN ăn xỗi, yếu kém trong quản lý, không đủ sức cạnh tranh, hoặc từ bỏ cuộc chơi hoặc phải “thay máu” để tồn tại! Hứa hẹn sẽ cho ra đời những DN mới, có năng lực, có sức cạnh tranh hơn, tạo nên một bức tranh sáng sủa hơn trong lãnh vực ngành hàng cà phê nước ta trong tương lai!
Hãy để “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường làm tròn chức năng của nó!
Theo Thông tư số 35/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải công khai nợ xấu kể từ ngày 1.4.2012. Dù rằng, đây là việc vạch áo cho người xem lưng, nhưng là để giúp người xem sẽ có cơ hội nhìn ra bệnh để có cách chữa hiệu quả.
Động thái này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với những DN cà phê hiện nay? Nhất là trước sự lớn mạnh của các DN có vốn FDI, có giúp cho các DN cà phê nước ta trưởng thành vững vàng hơn không?
Đúng như ý kiến của các bạn, cần phải có một cuộc đại phẩu trong ngành cà phê Việt.
Sắp có một cuộc cách mạng lớn đối với kinh doanh nông sản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học “chính quy” khái niệm “Hội nhập”. Xưa nay họ chỉ hội nhập theo kiểu học “tại chức” nên giờ bị “lũ” cuốn là phải rồi.
Một bài viết với những so sánh khập khiễng hay nói đúng hơn so bì quá sức trẻ con. Trong số vị lãnh đạo quý vị đã đưa ra phân tích, có người có công ty là Anh hùng Lao động Thời kỳ Đổi Mới, có vị là cựu lãnh đạo Vicofa, hầu hết đều có tiếng nói trọng lượng với lãnh đạo cấp cao hơn, hét ra lửa, bây giờ vẫn còn đấy! Tệ như Trúc Tâm, cũng đã từng nhận Huân chương Lao động hạng Ba đấy.
So sánh, so bì kiểu ấy, hóa ra các phần thưởng cao quý, uy tín ấy đều là củ khoai hết sao? Cứ một lần thua lỗ, là cứ đổ vấy cho người, đổ thừa lung tung như đứa con nít tự mình đi đụng cục đá mà cứ bảo do cục đá chạy tới đụng mình. Hãy bỏ thói xấu đó đi. Cái gì mình chưa tốt, cố làm cho tốt. Cái gì mình sai, phải biết chỉnh.
So sao được khi người lãnh đạo công ty người ta chỉ có bằng tú tài, còn công ty mình thì thạc sĩ tiến sĩ; người ta không có thân có thế gì giữa thương trường, còn mình thì từ tỉnh đến trung ương đều nghe đều bênh vực. Làm không nổi, làm không được, tiền vung khắp nơi vì ảo tưởng mình là đại gia… thì nay trách ai? Đại gia thời nay là gì? Là những tay lấy tiền của nhân dân làm của riêng mình mà cứ tưởng là của mình. Làm trúng, tiền bỏ túi. Làm trật, thua lỗ, đổ tội cho thiên hạ, cho FDI, cho đám cạnh tranh giàu có… Họ chẳng giàu bằng quý vị đâu. Muốn đi xem, tôi dắt cho đi xem ở tây, ở Mỹ, ở Nhật…
Cứ hỏi các vị lãnh đạo công ty của ta xem, họ đều xem đám nước ngoài là con nít… nay sao lại so bì kỳ vậy.
Nếu làm ăn không nổi, không lấy cái tâm vì công ty mình, vì tập thể… thì nên im lặng mà về. Chứ tôi thấy đa số công ty tư nhân của ta vay tiền ngân hàng đem đi làm bậy rồi bỏ trốn, nhưng đều khai rằng đó là tiền của mình, công sức và tài cán của mình…
Hãy bỏ thói vừa ăn cắp vừa la làng ấy đi. Hãy vì nhân dân, vì đất nước, dù một tẹo thôi, chúng tôi cũng sẽ yêu quý các vị liền.
Còn thua lỗ, quý vị cứ tưởng quý vị chịu ư? Không, nông dân chúng tôi chịu, người đóng thuế chúng tôi chịu… và con cháu sau này của chúng tôi chịu. Còn quý vị, ai đã trốn khỏi nước Việt này rồi thì phủi tay. Còn ai chưa trốn hay cũng đang tìm cách trốn… Nhưng đi khỏi nước này rồi nhớ đừng quay miệng chửi chúng tôi. Chúng tôi đã mê muội mà cất công nuôi quý vị. Trốn được thì đừng phát biều ẩu nào tôi là này kia, là yêu nước… mà tội xuống ngục vô gián đấy nhé.
Các doanh nghiệp đang hấp hối nhưng họ ko bao giờ chết… Người nông dân chúng ta chết ko kịp ngáp chứ trước khi chết nông dân chúng ta có được hấp hối như các doanh nghiệp đâu ?
Mấy hôm nay bận việc đi xa nên không lên diễn đàn. Hôm nay đọc bài viết nói rằng các Doanh nghiệp cà phê trong nước phần lớn đang hấp hối, quả là một sự thật rất đau lòng. Nhưng mà đành phải chấp nhận thôi, luật chơi là vậy mà. Doanh nghiệp trong nước có một bộ máy quá ư cồng kềnh gây tốn tiền lương ( Đó cũng là mô hình chung của hệ thống quản lý các DNNN hiện nay), tiền vay NH ngoài khoản lãi suất thực tế còn cõng thêm “tệ phí” do nạn tham nhũng, cò kéo NH đòi hỏi quá lớn ( ở địa phương tôi là 10% đó ), khâu kiểm tra hàng hóa thu mua về cũng vì “hoa hồng lót tay” cho nhân viên kiểm tra chất lượng mà hàng dù xấu cũng biến thành tốt, và biết bao tệ nạn chồng lên hạt cà phê từ khi nó được mua về từ tay người nông dân cho đến khi xuất khẩu ra nước ngoài. Mạnh ai người đó ăn, ăn được càng nhiều càng tốt. Đâu phải của riêng nhà mình đâu mà lo sợ lỗ với lãi. Doanh nghiệp như vậy không phá sản mới gọi là kỳ lạ còn sớm muộn bị phá sản là một sự thật tất yếu. Trong thờ đại hôm nay, với nạn mua quán bán chức, cống nạp cấp trên để tồn tại và thăng tiến, tham nhũng có mặt hầu như khắp mọi nơi, thì tôi xin phát biểu một câu có thể nói như là chân lý vậy: Các doanh nghệp NN làm công việc mua bán tất yếu bị phá sản, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tất yếu trở thành tư sản!
Thưa bà con, hôm nay trên mạng giá cà phát ra là 40 tr/ tấn, các đại lý ở nơi khác về mua đúng giá . Vậy mà tại địa phương tôi, các đại lý chỉ mua 39.500.000 đ/ tấn. Cà phê chúng tôi đang gửi ở kho họ làm sao bán được đây? Làm ăn như vậy thì mùa sau ai còn dám mua bán, gửi cà với họ nữa. Chính họ đang tự giết dần họ rồi đó. Vì vậy chúng ta dù có thương các DN trong nước đến đâu cũng khó mà rơi nước mắt khi thấy họ bị phá sản được. Người dân chân thật, khốn khó sản phẩm mình làm ra ai mua cao thì bán. Còn nhà Doanh nghiệp, dù trong nước hay ngoài nước cũng không ai ngu gì mà đi mua cao bán thấp (mua cao hơn giá thật chỉ có mà người điên). Vậy thì dựa vào đâu mà bảo DN nước ngoài ép DN trong nước. Một sự thật ai cũng thấy trong suốt thởi gian qua chưa bao giờ hạt cà phê được mua đúng giá trị nó đang giao dịch cả…tất cả chỉ là ngụy biện. Xin các ngài hãy đào mồ tự chôn mình đi, nếu còn ép người dân đến thế. Nông dân thời @ hãy tin vào cơ chế thị trường : ai đi chệch hướng sẽ bị hũy diệt!
Thuơng cho mấy doanh nghiệp nội địa quá. Vậy mà mấy ông Vicofa lại còn định thu 2usd/tấn. Tại sao không nghĩ ra cách làm hạn chế việc lách luật của mấy doanh nghiệp ngoại?
Công ty Vinacafe BMT là của ông Tiến đến 95%. Ở Cty này, nghe nhân viên nói, ổng quyết hết mọi việc, từ mua cái bình trà đến sắm cái xe hơi. Nhưng lỗ là lỗ của cty chứ cá nhân ổng thì chưa chắc. Nhà ở HCM mấy cái, con cái sống và học tập tại New Zealand, 84ha cà phê vv…