Như tin đã đưa, trong thời gian gần đây có doanh nghiệp ồ ạt thu mua lá vải thiều khô tại vựa vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang làm dấy lên dư luận nghi vấn về mục đích thu mua.
> Ào ạt mua lá vải thiều để xuất khẩu?
Nhà kho chứa lá vải tại cơ sở thu mua của ông Nguyễn Đăng Đạo, thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Sáng ngày 8-12, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại Lâm Sơn (có trụ sở tại Phường Định Công, Hà Nội) khẳng định: Đơn vị hiện đang tiến hành thu mua lá vải thiều khô tại Lục Ngạn. Số lượng thu mua ước đạt khoảng hơn 100 tấn. Mục đích của doanh nghiệp là thu mua lá vải thiều khô đã rụng xuống và không sử dụng của người nông dân.
Sau khi thu mua, đơn vị sẽ tiến hành sơ chế, ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ tiếp tục chế biến để thành đất nhân tạo hoặc phân bón. Nguyên nhân mà Nhật Bản phải nhập khẩu lá vải thiều về làm đất nhân tạo là do nhiều vùng đất ở nước này đã bị nhiễm xạ do rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân thời gian qua, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Ông Thành cho biết thêm, trước khi mở xưởng thu mua và sơ chế tại thôn Áp, xã Tân Quang, đơn vị đã tiến hành thu mua khoảng 2 tấn lá vải thiều khô, ủ trong 2 tháng và mời phía đối tác Nhật Bản sang kiểm tra chất lượng, ký hợp đồng thu mua với đơn vị.
Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do bất ổn chính trị và ảnh hưởng của trận lũ vừa qua nên đã chuyển thị trường sang Việt Nam với sản phẩm chính là lá vải.
Về phía Công ty Lâm Sơn do sức chứa có hạn và gặp trục trặc trong việc sản xuất, lắp ráp dây chuyền thiết bị nên dự kiến thời gian sản xuất sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20-12. “Tuy nhiên, đặc tính của lá vải thiều rất khó phân huỷ nên phía Nhật Bản chỉ thu mua lá vải đã rụng. Chúng tôi cũng không mua lá vải thiều tươi do bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để làm khô lá vải” – Ông Thành nói.
Sau thông tin về việc thu mua lá vải thiều khô trên Tiền phong, UBND huyện Lục Ngạn đã mời đại diện Công ty Lâm Sơn về làm việc để làm rõ mục đích thu mua và những vấn đề liên quan vào chiều ngày hôm nay, 8-12.
Trên báo An ninh Thủ đô có đoạn viết:
Việc thu mua lá vải thiều của nông dân không vi phạm pháp luật, dĩ nhiên không ai có thể ngăn cấm điều đó. Hiện nay người nông dân vẫn náo nức thu gom đem bán vì nó là thứ lá đã rụng sẵn có dưới gốc và vô tác dụng đối với họ. Tuy nhiên, một khi thứ lá rụng này đã được ồ ạt bán hết, thương lái đột ngột đẩy giá thu mua lên cao, thậm chí cao hơn cả giá quả vải, liệu người dân có vặt trụi hết cả lá xanh mang bán hay không? Liệu thứ cây đặc sản này có chết dẫn đến mất mùa hay không? Câu hỏi ấy thì chắc các phòng nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang chưa hề nghĩ đến. Nên nhớ, chúng ta đã có bài học nhãn tiền về trồng cây thanh hao, nuôi ốc bươu vàng, nuôi đỉa…
Hình như nhà báo này rỗi hơi mới đặt ra những câu hỏi này. Dân trồng cây gì, nuôi con gì nhà nước không có quyền xen vào (tất nhiên trừ những loài nguy hại đã bị cấm). Họ cũng chưa khùng để đi vặt hết lá xanh
Theo tôi, có rác hữu cơ khô sạch như thế này giá 1 tr/tấn là quá rẻ. Người Nhật đang làm rất sáng suốt. Còn chúng ta đang vô cùng lãng phí.
Tôi cũng đang nghĩ đến việc có nên khuyên bà con ở Tây nguyên gom lá cà phê khô hay không đây.
Mọi người có nhớ Trung Quốc những thập niên 90 mua râu ngô và móng trâu ko, làm cho nông dân ta bị ảnh hưởng kinh tế mức nào? Bây giờ Nhật lại thu mua lá vải thìều liệu có mục đích gì ko?