Bà Rịa – Vũng Tàu: Héo lòng vì bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Mùa mưa năm nay kết thúc muộn, lại có thêm những cơn mưa bất thường vào cuối năm làm cho bệnh chết nhanh trên cây tiêu bùng phát, nhiều nhà vườn điêu đứng.

Các nhà vườn trao đổi kinh nghiệm phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu
Các nhà vườn trao đổi kinh nghiệm phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Xà Bang (huyện Châu Đức) cho biết: Gia đình anh có 1 ha tiêu năm nào cũng cho thu nhập từ hai đến ba trăm triệu đồng, nhưng hiện nay tiêu bị chết hàng loạt. Lúc đầu chỉ vài ba trụ, nhưng sau đó lan nhanh khắp vườn, gây chết hàng loạt. Nhiều trụ tiêu đang xanh tốt bỗng dưng rũ lá, chỉ trong vòng 10 – 15 ngày thì dây tiêu chuyển sang màu đen và chết khô như bị cắt gốc.

Chị Nguyễn Thị Mến ở xã Kim Long có 1,5 ha tiêu đang giai đoạn cho trái, năm nào gia đình chị cũng dồn công chăm sóc rất kỹ để chờ đón vụ thu hoạch. Năm nay, khi chuyển sang giai đoạn cuối mùa mưa thì nhiều trụ tiêu bắt đầu rụng lá chết hàng loạt. Mặc dù chị Mến đã mua nhiều loại thuốc để phòng trị nhưng không có kết quả, các trụ tiêu đang xanh tốt cứ lần lượt chết khô, chị chỉ còn biết than trời.

Tương tự một số vườn tiêu tại huyện Xuyên Mộc cũng bị chết hàng loạt ở giai đoạn cuối mùa mưa, nhiều chủ vườn điêu đứng và có nguy cơ trắng tay. Hiện ngành chức năng chưa có thống kê chính xác số diện tích tiêu bị chết nhưng theo nhận xét của các cán bộ khuyến nông, bệnh chết nhanh là nguyên nhân chính khiến cho diện tích vườn tiêu của tỉnh giảm nhanh trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm nay khả năng dịch bệnh này gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Theo các cán bộ khuyến nông, tiêu là một trong những cây trồng chịu úng rất kém. Năm nay mưa bão liên tục, mùa mưa kéo dài, những vườn không thoát nước kịp thời làm cho gốc bị úng và tổn thương, tạo điều điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh phát triển, đặc biệt là nấm Phytophthora tấn công mạnh vào các rễ tiêu, gây tổn thương bó mạch nên tiêu không thể hút nước và chết hàng loạt. Nếu không có giải pháp kịp thời, các nhà vườn có nguy cơ trắng tay là điều khó tránh khỏi.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc chuyển giao kỹ thuật, Công ty Hoá chất Sumitomo Việt Nam cho biết, bệnh chết nhanh thường có giai đoạn ủ bệnh trước đó từ 2-3 tháng, khi bệnh xuất hiện thì rất khó phòng trị. Nhiều loại thuốc hiện nay được nông dân sử dụng đã bị kháng, nên không thể ngăn chặn bệnh chết nhanh. Cũng theo kỹ sư Hùng, để quản lý bệnh chết nhanh, ngoài việc thoát nước tốt sau những cơn mưa, bà con cần tăng cường phân hữu cơ hoai mục, tránh lạm dụng quá nhiều phân hoá học, nhất là phân đạm.

Thời gian qua, Công ty Hóa chất Sumitomo Việt Nam đã xây dựng mô hình trình diễn tại xã Kim Long, huyện Châu Đức. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, khi phối trộn 2 sản phẩm Sumi Eight 12.5WP và Validacin 5L phun lên lá và tưới trực tiếp vào những gốc tiêu đang bị chết nhanh đã giúp ngăn chặn bệnh một cách triệt để, tiêu phục hồi nhanh chóng.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, hiện nay nhiều sản phẩm Validacin khi phun lên tiêu đã gây rụng lá, rụng đốt và chết hàng loạt. Vì vậy, để an toàn cho tiêu, trước khi phun bà con nông dân nên phun thử và kiểm tra một vài gốc trong thời gian 3 ngày trước khi phun chính thức. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm Validacin 5L chính hiệu của Nhật Bản (loại Validacin 5L nhãn đỏ, nước màu xanh có mùi thơm dầu).

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Dân cafe TN

    Chà chà, tin này đáng chú ý đây.
    -quá trình thực nghiệm cho thấy, khi phối trộn 2 sản phẩm Sumi Eight 12.5WP và Validacin 5L phun lên lá và tưới trực tiếp vào những gốc tiêu đang bị chết nhanh đã giúp ngăn chặn bệnh một cách triệt để, tiêu phục hồi nhanh chóng.
    -Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm Validacin 5L chính hiệu của Nhật Bản (loại Validacin 5L nhãn đỏ, nước màu xanh có mùi thơm dầu).

  2. Tiêu Ea Hu

    Hiện nay ở vùng trồng tiêu Cư Ewi, Ea Ning, Ea Hu của huyện Cư Kuin có rất nhiều bà con đang điêu đứng khổ sở vì bệnh chết nhanh chết chậm gây hại rất nhiều vườn tiêu.
    Sao không thấy Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông huyện mời các nhà khoa học, các Công ty sản xuất thuốc BVTV về hội thảo tìm cách phòng trừ dịch bệnh cho bà con nhờ ?

    1. Long

      Nhất trí cao với ý kiến của bạn Ea Hu.
      Mong các cơ quan ban ngành địa phương tìm cách giúp đỡ nông dân nhiều hơn nữa. Xin cảm ơn!

  3. cafe vũng tàu

    Nhà tôi có 3 ha mà tiêu bị bệnh này chết cách đây đã 3 năm… Bệnh này thì bó tay thôi, chỉ có biện pháp phòng ngừa ban đầu là tốt nhất thôi.

  4. bannhanong

    Nếu như cây tiêu đang trong giai đoạn phát bệnh thì rất khó khắc phục, tuy nhiên chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc kỹ lưỡng một tí. Ví dụ tìm ra nguyên nhân gây bệnh sau đó xử lý mầm bệnh. Theo cá nhân tôi thì đa số bà con mình thường trồng tiêu trong các hố đã có sẵn một lượng phân chuồng (phân bò khô hoặc phân cúc, gà đã ủ hoai) tuy nhiên loại phân này có một số mầm bệnh nhất định nếu không được xử lý thì sau khi trồng cây khoảng 2 đến 3 năm thì bệnh tuyến trùng rễ sẽ bùng phát. Do đó bà con nên hạn chế dùng các phân chuồng chưa qua xử lý. Bên cạnh đó về phía nhu cầu dinh dưỡng cây tiêu rất nhạy cảm với phân bón (đặc biệt là phân có nồng độ cao – do đặc điểm rễ mẫn cảm), nên chọn phân bón có nồng độ thấp và chia thành nhiều lần bón khác nhau sẽ tốt hơn. Chúc bà con thành công

Tin đã đăng