Tái canh cây cà phê: không để nước đến chân

Bên cạnh những chuyển động tích cực, vấn đề không thể lơ là của ngành cà phê là trong số 560.000ha cà phê, có tới 100.000ha trên 20 năm tuổi. Nếu không tái canh thì 5 – 10 năm tới, năng suất sẽ giảm dần, có thể lên đến 50%, thiệt hại khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

Cần đầu tư xây dựng rất nhiều vườn cung cấp chồi giống để tái canh

Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, bài học các nước cho thấy, do chưa lường hết hậu quả, một số nước như như Brazil, Colombia, Ấn Độ không chú trọng đến việc tái canh cây cà phê già cỗi nên sau đó năng suất cà phê sụt giảm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, đây là một việc cần làm ngay để càng lâu sự thiệt hại càng lớn.

Tuy nhiên, khi giá cà phê tăng cao như năm 2011, khó mà khuyến khích người dân tái canh, nếu không có chính sách rõ ràng sẽ hạn chế tốc độ diện tích tái canh. Chi phí tái canh cho 1 ha cà phê hiện nay khoảng 100 – 120 triệu đồng, trong đó 60% là chi phí về giống, phân bón. Hơn nữa, việc tái canh không đơn giản, tỷ lệ cây cà phê trồng mới sống được đến khi thu hoạch khá thấp. Nghiên cứu của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, gần 88% diện tích tái canh bị thất bại, sau 4 năm tái canh chỉ có 14% số cây cho trái.

Cục Trồng trọt cho biết, theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ tái canh xong 100.000 ha cà phê già cỗi, nhưng với trở ngại này sẽ phải kéo dài đến năm 2020. Điều quan trọng hiện nay là Chính phủ nên sớm có chính sách, nhất là hỗ trợ về lãi suất để khuyến khích người trồng cà phê có thể chủ động tái canh.

Chủ tịch Vicofa, ông Lương Văn Tự, đưa ra một gợi ý, để bù cho chi phí đầu tư tái canh, nhà nước có thể thu phí xuất khẩu qua mỗi tấn cà phê. Mỗi năm Việt Nam xuất khoảng 1,1 triệu tấn, nếu thu phí phần trăm trên từ đầu tấn con số có được hàng năm không nhỏ. Đó là cách lấy cà phê nuôi cà phê, thay vì chờ tiền nhà nước.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tùng

    Vì sao có đến 88% diện tích tái canh bị thất bại, sau 4 năm tái canh chỉ có 14% số cây cho trái ?
    Viện KHKT-NLN Tây nguyên không thể giải thích được câu hỏi này.

    Câu trả lời đơn giản nhất là tại vì bà con tự ý tái canh, không mua giống của Viện nên phải chịu thất bại.
    Giá như bà con chịu mua giống của Viện thì…

  2. toancafe

    Cái vụ này nó đụng đến nỗi đau của em!
    Từ luân canh cây khác 3 năm, lót nhiều phân chuồng, xử lý Mocap khi trồng và sau đó năm/2 lần, dùng giống gốc mít- gốc chè- gốc vối- gốc bầu to hai năm- dặm liên tiếp 5 năm và dự kiến mùa mưa tới còn phải dặm tiếp.
    Tuy nhiên kết quả cao hơn 14% của bác Báu, cở 50% -xem ra vất vả lắm lắm.

  3. Đại ca chùa bộc

    – Theo tôi nghĩ vấn đề tái canh thành công hay không là thuộc về giải pháp kỹ thuật. Cụ thể hơn đó là vấn đề tìm ra biện pháp kỹ thuật giúp tái canh cà phê thành công. Muốn làm được điều đó trước tiên phải tìm ra nguyên nhân khiến vườn cây bị chết, kém phát triển.
    – Tuy nhiên, trong vấn đề đầu tư cho nghiên cứu còn nhiều hạn chế, cả về chất xám và tài chính.
    Vấn đề không tìm ra biện pháp kỹ thuật cho vườn cây cà phê trồng lại được tốt, thì các chính sách, tài chính hỗ trợ cho tái canh chỉ giống đem muối bỏ Biển.
    – Nghiên cứu theo lối mòn, không đột phá thì việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp kỹ thuật được “mới lạ”.

  4. toancafe

    Em đồng ý với Đại ca là tái canh cà phê mắc ở chổ kỹ thuật chớ không phải tài chính.
    Em nghe các đại ca khác bảo mấu chốt ở thằng Tuyến trùng, Phytophthora và dinh dưỡng đất nhưng không biết giải pháp là gì!
    Mong chờ các bác có trách nhiệm cho bà con lời khuyên nào đó, chớ năm nay là em thuê máy nhổ thêm mấy ha nữa. Em chỉ bực một nỗi là nông dân mang tiếng không lo gì cho tương lai ngành cà phê nước ta!

Tin đã đăng