Thị trường hạt tiêu thế giới từ đầu tháng tới nay tiếp tục xu hướng giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường Việt Nam. Giá tiêu trong nước giảm mạnh từ mức đỉnh 150.000 – 160.000 đồng/kg xuống còn 136.000 – 140.000 đồng/kg.
Nguồn peppertrade dẫn lời các chuyên gia quốc tế cho rằng xuất khẩu tiêu Việt Nam 10 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục 120.000 tấn đã khiến thị trường tiêu thế giới đảo chiều giảm giá mạnh.
Hạt tiêu 500 Gr/l-FAQ xuất khẩu của Việt Nam giá 6.900 – 7.300 đô la/tấn, loại 550 Gr/l-FAQ giá 7.600 đô la/tấn, giảm 600-700 đô la so với mức đỉnh cao cách nay chừng 1 tháng.
Hạt tiêu đen xô tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện thấp hơn khoảng 20.000-30.000 đồng/kg so với mức đỉnh, khoảng 136.000-140.000 đồng/kg. Nhiều người găm hàng đang bắt đầu xả vì lo ngại giá có thể giảm hơn nữa.
Hạt tiêu FAQ 500 GL và 550 GL của Việt Nam giảm giá đã tác động tới thị trường toàn cầu.Trên thị trường Ấn Độ, sự chênh lệch giá giữa hợp đồng kỳ hạn tháng 11 và tháng 12 đã tạo ra một hiện tượng bán tháo chuyển đổi kỳ hạn, cộng thêm áp lực từ thị trường Việt Nam khiến giá tiêu Ấn Độ giảm khá mạnh.
Mùa mưa đã bắt đầu ở khu vực đông bắc Ấn Độ, nơi có những nông trường tiêu rộng lớn, và thu hoạch ở đó chắc chắn sẽ bị chậm lại, có thể ngăn xu hướng giá giảm. Người trồng tiêu Ấn Độ đã bắt đầu tỏ ra thất vọng khi thấy giá giảm trong thời gian dài, mặc dù nhu cầu tại các thị trường nước ngoài vẫn tương đối mạnh.
Từ khi các thị trường châu Âu gặp phải một số vấn đề phát sinh từ khủng hoảng nợ, nhiều nhà nhập khẩu thích tìm kiếm tiêu Việt Nam giá rẻ hơn là tiêu Ấn Độ có giá cao hơn. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn ưa chuộng tiêu Ấn Độ.
Dự báo thị trường tiêu thế giới tiếp tục trong xu hướng giằng co, bởi hoạt động bán hàng dự trữ từ Việt Nam và vấn đề khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro.
Ngoài ra, chính sách cắt giảm tỷ lệ lãi suất của Việt Nam cũng tác động không nhỏ tới xu hướng giá gần đây và sắp tới.
Bài báo trên cho rằng giá tiêu thế giới hiện nay giảm là do VN bán tháo hồ tiêu ?!
Giá tiêu tăng hay giảm do tác động bới 2 yếu tố chính là cân đối cung cầu và bàn tay điều khiển của các nhà đầu cơ quốc tế.
Từ 2007 đến nay giá tiêu VN tăng cao, bám sát giá thị trường tiêu dùng các châu lục, đã phản ánh đúng quy luật khi nguồn cung toàn cầu giảm trong khi nhu cầu vẫn gia tăng hàng năm. Nông dân và doanh nghiệp VN đã đã thay đổi cách mua, bán, xuất khẩu, phần nào đã hạn chế bàn tay điều khiển của các nhà đầu cơ quốc tế (trước đây giá tiêu VN thường thấp hơn giá thế giới 500-1.000 USD/tấn).
Tuy nhiên trong từng thời điểm, giá tiêu trong nước còn bị chi phối bởi giá tiêu giao dịch tại sàn KOCHI, Ấn Độ (đây là sàn đánh bạc của các nhà đầu cơ, mua bán tiêu chủ yếu là hàng giấy, ít hàng thật). Giá tiêu trong nước gần tháng nay giảm mạnh, không phải do cung cầu mà chủ yếu là do các nhà đầu cơ điều khiển. Các nước sản xuất tiêu chính thế giới đã thu hoạch xong, phần lớn tiêu đã được tiêu thụ. Giá tiêu giao dịch tại sàn KOCHI liên tục giảm trong khi Ấn Độ sản xuất tiêu chỉ đủ tiêu dùng trong nước, tồn kho tiêu của VN còn không đáng kể, giá tiêu phân phối tại thị trường Châu Âu, Mỹ vẫn ở mức cao gần 8.000 USD/tấn tiêu đen, trên 11.000 USD/ tiêu trắng.
Hai năm qua, khá nhiều bà con nông dân và doanh nghiệp VN rất tỉnh táo, thường xuyên theo dõi tình hình cung cầu, giá cả tiêu thế giới, từ đó có kế hoạch mua, bán, xuất khẩu (không bán tháo khi vào mùa thu hoạch, dự trữ hàng, không bán giao xa, chọn thời điểm giáp hạt, nhu câu tăng, bán với giá tốt nhất. Bài học kinh nghiệm này làm các nhà đầu cơ quốc tế rất khó chịu).
Từ tình hình trên cho thấy giá tiêu trong nước hiện nay 130.000 đ/kg là không hợp lý. Nên chăng bà con nông dân và các doanh nghiệp hãy thận trọng trong việc mua, bán ký kết hợp đồng xuất khẩu, hạn chế rủi ro khi mùa vụ thu hoạch của VN và Ấn Độ săp tới, giá có có thể giảm nhẹ, nhưng sau đó sẽ tăng cao trở lại. Giá tăng hay giảm phải chăng là chính VN – quốc gia sản xuất, xuất khẩu tiêu nhiều nhất thế giới, chiếm 50% thì phần thương mại toàn cầu, không thể để bàn tay của các nhà đầu cơ quốc tế điều khiển.
Mấy cái tin viết để phục vụ cho các nhà đầu cơ nước ngoài toàn gây nhiễu loạn, hoang mang cho bà con. Chip con xin phân tích từng ý:
1.Thị trường hạt tiêu thế giới từ đầu tháng tới nay tiếp tục xu hướng giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường Việt Nam.
-Thị trường VN không có lý do gì để giảm khi nguồn hàng ngày càng cạn dần vào cuối vụ. Ý này phải nói ngược lại: thị trường Việt Nam từ đầu tháng tới nay tiếp tục xu hướng giảm khá mạnh do ảnh hưởng thị trường hạt tiêu thế giới. (Điều này bà con ai cũng dễ dàng thấy)
2.Nguồn peppertrade dẫn lời các chuyên gia quốc tế cho rằng xuất khẩu tiêu Việt Nam 10 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục 120.000 tấn đã khiến thị trường tiêu thế giới đảo chiều giảm giá mạnh.
-Giá tiêu thế giới đảo chiều kể từ giữa tháng 10. Nửa đầu tháng 10, VN chỉ xuất 2.963 tấn chủ yếu là tiêu giá rẻ nhưng vẫn đạt bình quân cao hơn 50 usd/tấn so với tháng 9, nên không thể cho rằng vì VN xuất nhiều và rẻ được. (Chuyên gia quốc tế là ai?)
3.Hạt tiêu FAQ 500 GL và 550 GL của Việt Nam giảm giá đã tác động tới thị trường toàn cầu… cộng thêm áp lực từ thị trường Việt Nam khiến giá tiêu Ấn Độ giảm khá mạnh.
-2 lý do này không có cơ sở. Giảm giá như trên đã nói không phải từ phía các nhà KDXK VN, vì nông dân dự trữ hàng thay vốn vay cho họ rồi. Thị trường VN cũng không có áp lực cần phải xuất mà bán rẻ. Nói như vậy dễ nhầm rằng VN còn rất nhiều hàng, sắp đến vụ, hay năm nay … sẽ được mùa.
4.Nhiều nhà nhập khẩu thích tìm kiếm tiêu Việt Nam giá rẻ hơn là tiêu Ấn Độ có giá cao hơn. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn ưa chuộng tiêu Ấn Độ.
-Nói thế là quơ đủa cả nắm, gây nhiễu vì giá tiêu cao thấp là tùy loại chứ không thể nói chung chung mơ hồ được.
5.Người trồng tiêu Ấn Độ đã bắt đầu tỏ ra thất vọng khi thấy giá giảm trong thời gian dài, mặc dù nhu cầu tại các thị trường nước ngoài vẫn tương đối mạnh.
-Người trồng tiêu bất kỳ nước nào cũng thế chứ không chỉ Ấn Độ. Nhu cầu mạnh là thế nào khi VN xuất giảm và Ấn Độ thì vào mùa lễ hội, nghỉ nhiều? Nói vô thưởng vô phạt.
6. Dự báo thị trường tiêu thế giới tiếp tục trong xu hướng giằng co…
-Giằng co là thế nào? lên, xuống, hay hết lên lại xuống và ngược lại để cuối cùng là… đi ngang? Có trời mới biết!
Xin phân tích, trao đổi với bà con. Có gì xin được chỉ giáo.
Cháu phân tích vậy được không chú AV? Đừng cười cháu nghe.
Chip con.
Tiến bộ lắm Chip con ! Nhưng câu kết luận là không được.
Tại sao là có trời mới biết, vậy thì phân tích làm gì?
Cháu cần hiểu thêm: Đối tượng của bài viết trên là ai?
Không thể có bài viết mà không thuộc về một hay nhiều hơn một đối tượng nhất định nào đó.
Dù sao cũng khá lắm!
Hoan hô bạn tiêu cay bạn phân tích thật chí lí, tôi nhất trí với bạn không nên để bàn tay điều khiển của các nhà đầu cơ hàng giấy làm nhũng nhiễu thị trường vì chỉ còn VN còn hàng thôi. Bà con VN mình cứ để họ múa đi khi nào họ cần mình mới bán nhé, đừng vội bà con ơi