Theo hiệp hội cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa), hiện tổng sản lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu tấn. Có khoảng 150 đơn vị chế biến và xuất khẩu và 13 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100% vốn. Số lượng cà phê do các công ty FDI thu mua chiếm khoảng 40% đến 50% sản lượng cà phê của Việt Nam.
Lâu nay, thị trường cà phê mạnh ai nấy làm, dẫn tới việc doanh nghiệp tranh mua, tranh bán, thậm chí ngay cả tư thương Trung Quốc cũng có thể vào vườn tranh mua cà phê nguyên liệu của doanh nghiệp trong nước. Từ đó, làm nản lòng các doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu thực sự.
Người dân, chủ yếu nhìn thấy lợi trước mắt, ai trả giá cao hơn thì bán. Nên về lâu dài, nếu thị trường ế ẩm, chính người trồng cà phê thiệt đầu tiên.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến, Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phân tích: “Phải tạo ra cà phê chất lượng có giá trị gia tăng cao, mà muốn thế phải tập trung hóa, sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Khi giá trị gia tăng cao, đầu ra thông thoát, thì nông dân được hưởng lợi, doanh nghiệp có điều kiện tái đầu tư trở lại cho nông dân. Một điểm tồi nhất của cà phê chúng ta hiện nay là giá càng cao, chất lượng càng xấu, vì cà phê không có chủ”.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, lâu nay, chúng ta thả cho các doanh nghiệp kinh doanh tự do dẫn đến có quá nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh cà phê, kể cả những người không am hiểu về cà phê. Chính vì vậy, kinh doanh cà phê xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, không quan tâm đến chất lượng cà phê.
Mặc dù cà phê Việt Nam thơm ngon nhưng độ đồng đều không giống nhau, nên các nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng điều đó để kéo giá xuống. Bên cạnh đó, hiện có một số doanh nghiệp chỉ kinh doanh cà phê theo hình thức lấy nợ rồi bán tháo để lấy lại vốn.
Theo ông Tự, điều kiện đầu tiên cần đưa ra là các doanh nghiệp phải biết làm cà phê, có khả năng tài chính. Thứ nữa, doanh nghiệp phải có kho trữ hàng, vì cà phê khác các loại khác, ví dụ gạo năm 3 vụ nhưng cà phê 1 năm chỉ có 1 vụ nhưng bán quanh năm. Những doanh nghiệp có kinh nghiệm, trường vốn đầu vụ họ mua vào vì lúc này giá thấp, bán quanh năm họ sẽ thu lời cao.
Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao VN:
Kinh doanh phải có chuẩn mực
Theo tôi, chúng ta không nên hạn chế số lượng DN cà phê, nhưng kinh doanh phải có chuẩn mực, không để tự do, tản mạn như hiện nay. Hiện nay, vai trò của các Hiệp hội còn chưa rõ nét, sản xuất vẫn manh mún, phân tán, sự liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ còn chưa cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi giá tốt thì các DN nước ngoài thu mua, bất chấp chất lượng. Từ đây cũng nảy sinh ra thói quen cho người sản xuất hàng hoá mà không quan tâm nhiều đến chất lượng.Bên cạnh đó, tình trạng xuất thô là một trong những nhược điểm của ngành cà phê VN. Hiện, ngành cà phê sản xuất tập trung chỉ 10%, 90% còn lại là sản xuất cá thể. Phần lớn các hộ sản xuất cá thể chỉ có 2ha trở xuống, nên đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây cà phê không hề đơn giản. Trong chiến lược phát triển 15 -20 năm tới, ngành cà phê đã kiến nghị với Chính phủ nên đẩy mạnh và hỗ trợ đầu tư vào chế biến, cố gắng đưa cà phê chế biến chiếm 20-25% lượng cà phê XK. Bởi thực tế, lợi nhuận nằm ở khâu rang xay, chế biến là chủ yếu.
Ông Nguyễn Xuân Thái – TGĐ Cty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Đắk Lắk:
Trái quy luật thị trường
Việc đưa ra điều kiện XK cà phê là trái quy luật thị trường. Thay vào đó cần xem tính hiệu quả của DN XK cà phê để làm tiêu chí, không thể căn cứ vào số lượng cà phê XK hàng năm rồi mới cho phép DN đó được phép xuất khẩu hay không.Vừa qua có DN XK cà phê với khối lượng 150.000 tấn/năm nhưng khi thống kê lại thì DN này bị lỗ vì những quyết định mua bán không hợp lý. Do đó, cần xem lại quy định DN đủ điều kiện đã tham gia chế biến và XK cà phê 2 năm liên tục với lượng cà phê XK tối thiểu 5.000 tấn/năm sẽ làm khó DN XK cà phê có số lượng ít nhưng hiệu quả cao.Ông Vân Thành Huy – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty cổ phần đầu tư XNK Đăklăk:
Điều kiện cụ thể
Tôi ủng hộ việc giảm đầu mối XK, nhưng điều kiện như thế nào cần phải cụ thể. Hiện nay có nhiều DN nhỏ, mỗi năm chỉ XK được 2-3 container, XK không đảm bảo về giá theo thị trường, nhiều khi các DN này bị các Cty nước ngoài lợi dụng cho rằng các DN VN bán phá giá. Tuy nhiên, cũng có những DN tuy lượng sản xuất không lớn nhưng lại thu về lợi nhuận rất lớn. Tôi lấy ví dụ, Cty Thắng lợi ở Đăklăk, họ chỉ sản xuất khoảng 3000 tấn/năm, nhưng DN này chỉ sán xuất cà phê chất lượng cao, do vậy nếu tính theo dự thảo này thì DN này không đạt yêu cầu 5.000 tấn. Tuy nhiên, cà phê họ XK là cà phê chất lượng cao và lợi nhuận thu về lớn. Hay có DN chỉ sản xuất và XK 2000 tấn, quản lý nông trường cà phê 1000ha. Điều đáng nói là DN này tự sản xuất và tự tiêu thụ từ A – Z. Tôi cho rằng mô hình kinh doanh này rất tốt, tuy nhiên nếu cứ theo dự thảo này thì chẳng lẽ DN này sẽ bị loại khỏi “sân chơi”. Tôi cho rằng, những DN nhỏ không có kho chứa hàng thành phẩm XK, không chế biến mà chỉ thu mua, thỉnh thoảng mới XK được 2-3 container…cần hạn chế cho XK trực tiếp. Bài toán đặt ra là sẽ giải quyết số DN không đủ điều kiện XK này như thế nào? Theo tôi, chỉ có thể gom các DN này lại thành các nhà cung ứng cho các DN XK. Tuy nhiên cũng phải có giải pháp hỗ trợ, bởi khi trở thành nhà cung ứng họ rất dễ bị ép giá.Ngoài ra, những DN đủ điều kiện, nhà nước cũng cần hỗ trợ để phát triển hơn, các DN này có thể mua trực tiếp cà phê từ nông dân, do vậy cần sự hỗ trợ về vay vốn ngân hàng để mua thiết bị, nguyên liệu… Hiện nay các DN như chúng tôi gặp nhiều khó khăn về vốn, với lãi suất 20 – 23% khó có DN nào có thể trụ được.
Y5cafe (Theo Tiền Phong/ Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
xuat khau ca phe co dieu kien theo toi thi day la che do bao ho mau dich.chung ta vao Wto va nong dan vua mung vi doanh nghiep nuoc ngoai thu mua ca phe truc tiep cua dan,nen gia ca phe len cao.vay ma bay gio lai quy dinh phai co 2 nam kinh nghiem xuat khau mat hang nay thi khac gi lai cam doanh nghiep nuoc ngoai hoat dong de bao ve cho doanh nghiep viet.de nguoi nong dan lai bi ep gia boi nguoi vietVui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu!
Xin thưa với các anh rằng các anh ngồi ở trên cao, các anh có biết nỗi khổ của người nông dân khi làm ra hạt cà phê mà không bán được cà phê không? Và cứ ngồi đó tự tung tự tát, phải thanh tra kiểm tra kỹ xem các doanh nghiệp xuất khẩu lớn mà xem họ đã xù bao nhiêu hàng của nước ngoài đã và nợ ngân hàng bao nhiêu mà không có khả năng trả nợ mà CỨ LÀM CHO RỐI LÊN
Theo tôi được biết, một vài khách của Thụy Sĩ nói họ đòi nợ đến khi nào trả hết nợ thì họ mới mua hàng mới. Các nhà hoạch định chính sách có biết không? Có đến 90% của G20 là vỡ nợ trong đó rồi đấy, cứ cho kiểm toán mà xem.