Vụ kiện giữa bà Võ Thị Kim Ngọc (thôn 10 xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) và Công ty Cổ phần đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên đã được TAND TP. Buôn Ma Thuột xét xử sơ thẩm ngày 15-9-2011, với kết quả: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Kim Ngọc; buộc Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên trả cho bà Võ Thị Kim Ngọc số lượng là 18.356.476kg cà phê nhân.
Vừa qua, Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột đã ra quyết định kháng nghị bản án của tòa sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm. Trước đó, ngày 28-9-2011, Công ty cũng đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm này.
Xuất hóa đơn là đã bán hàng(?)…
Theo phân tích của Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột thì việc bà Ngọc có nhập vào Công ty 18.356.476 kg cà phê là đúng. Tuy nhiên trong số này bà Ngọc đã bán cho Công ty tổng cộng 18.200.000 kg, điều này được căn cứ từ các hóa đơn giá trị gia tăng từ số 0127472 đến số 0127482.
Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột cũng viện dẫn điểm 2, mục I, phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính về thời điểm xác định thuế Giá trị gia tăng: “Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”. Do đó, việc chuyển giao quyền sở hữu đối với 18.200.000 kg cà phê theo 11 hóa đơn giá trị gia tăng của bà Ngọc bán cho Công ty đã hoàn tất. Việc xác định giá tạm tính ghi trong hóa đơn phải được giải quyết theo hướng thỏa thuận của các bên.
Theo nhận định của Viện Kiểm sát thì bà Ngọc đã nhận toàn bộ số thuế giá trị gia tăng do Công ty hoàn thuế trả cho bà Ngọc theo các ủy nhiệm chi (20,68 tỷ đồng) để bà Ngọc nộp thuế cho Nhà nước. Do vậy không thể nói bà Ngọc không nhất trí bán số lượng cà phê trong hóa đơn giá trị gia tăng. Còn giá tạm tính ghi trong hóa đơn là sự thỏa thuận của hai bên về giá cà phê tại thời điểm chốt giá, việc ghi giá tạm tính không có nghĩa là bà Ngọc chưa bán toàn bộ lô hàng trên cho Công ty.
Cũng theo quan điểm của Viện Kiểm sát thì việc gửi giữ tài sản (cà phê) giữa bà Ngọc và Công ty không có hợp đồng gửi giữ tài sản, chỉ có các hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng) xác định việc giao nhận tài sản giữa bên thu mua và bên cung ứng. Do vậy, không thể xác định đây là vụ án “Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản” theo Điều 559 Bộ Luật Dân sự, mà phải xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” và là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Do đó, Viện Kiểm sát kháng nghị cần phải sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà Ngọc, buộc Công ty phải trả cho bà Ngọc 156.476 kg cà phê nhân xô.
Chứng cứ mua – bán: Hóa đơn hay hợp đồng?
Giải thích về việc xuất 11 hóa đơn giá trị gia tăng cho tổng cộng 18.200.000 kg cà phê như đã nói trên, bà Ngọc khẳng định: “Mỗi lần nhập cà phê vào kho gửi, phía Công ty đều yêu cầu xuất hóa đơn (theo giá tạm tính – giá ghi trên hóa đơn luôn thấp hơn giá công ty phát ra trong ngày). Hóa đơn này được công ty sử dụng để vay tiền ngân hàng, sau đó cho các nhà cung ứng vay lại để tiếp tục thu mua cà phê. Do đó hóa đơn này chỉ là tạm tính để xác định số lượng cà phê nhập gửi vào công ty chứ không thể hiểu là hóa đơn bán hàng. Bởi thực tế nếu là bán hàng thì không có lý gì tôi lại bán thấp hơn giá do công ty phát ra, về trên hóa đơn cũng không thể ghi là tạm tính được”.
Không đồng ý với quan điểm của Viện Kiểm sát, luật sư Phạm Hàn Lâm – Văn phòng Luật sư Hàn Lâm (Đoàn Luật sư Dak Lak) và cũng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ngọc trong vụ án khẳng định: Đứng trước pháp luật là phải nói đến chứng cứ. Chuyện mua bán phải được thể hiện bằng hợp đồng. Do đó, 11 hóa đơn này không thể thay thế cho hợp đồng thương mại và cũng không thể là căn cứ thể hiện việc mua – bán được.
Ông Lâm cũng cho biết: “Trong vụ án này có một chứng cứ vô cùng quan trọng nhưng Viện Kiểm sát không quan tâm xem xét. Cụ thể: Ngày 29-11-2010, bà Ngọc có đơn đề nghị Công ty xem xét về giá đối với lô hàng 18.356.476kg cà phê, gồm các loại: R1-18 (291.821kg), R1-16 (1.506.332kg), R2-5 (45.321 kg) và loại RXO (16.513.002 kg). Đến ngày 30-11-2010 thì đích thân ông Vũ Đức Tiến, Tổng Giám đốc Công ty đã phê ngay trên đơn của bà Ngọc “đồng ý hủy chốt theo yêu cầu bà Ngọc”. Đây chính là căn cứ thể hiện việc mua bán chưa thực hiện được!”
Một chứng cứ quan trọng nữa mà luật sư Lâm cho rằng Viện kiểm sát cần xem xét chính là biên bản hòa giải lần thứ nhất do TAND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức vào ngày 15-4-2011 giữa các bên đương sự trong vụ kiện.
Trong biên bản này, chính ông Nguyễn Minh Đường, Phó Tổng giám đốc Công ty thừa nhận bà Ngọc gửi vào Công ty số lượng 18.356.476 kg cà phê, gồm nhiều loại như đã nói trên. Thừa nhận này của ông Đường đồng nghĩa với việc số lượng 18.356.476 kg cà phê của bà Ngọc là gửi ở Công ty chứ chưa phải là đã bán.
Sự việc sắp tới sẽ được TAND tỉnh giải quyết theo trình tự phúc thẩm và tin chắc Tòa sẽ có sự xem xét, phân tích và lý giải khách quan, công minh thỏa đáng với các đương sự. Tuy nhiên qua vụ tranh chấp này, chúng tôi một lần nữa muốn cảnh báo về những rủi ro thường trực, dễ phát sinh tranh chấp đối với phương thức giao dịch thương mại theo kiểu ký gửi không lập hợp đồng, mua bán – chốt giá bằng… miệng, hóa đơn chỉ ghi giá tạm tính đang diễn ra phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh.
Tại Biên bản về việc yêu cầu cung cấp thông tin do Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột tiến hành xác minh tại Công ty (ngày 11-11-2010) để phục vụ việc xử lý nợ thuế đối với bà Ngọc, phía đại diện Công ty (trong biên bản làm việc gồm có các ông: Nguyễn Viết Nhu, Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Văn Sáng, trưởng Phòng kinh doanh và Bùi Hùng Mạnh, cán bộ Phòng Kinh doanh) đã cho biết bà Ngọc có số lượng cà phê 18.356.476kg do bên thứ ba (tức Công ty) đang giữ (căn cứ theo bảng chốt giá ngày 9-11-2010). Tuy nhiên, đến ngày 28-2-2011, trong cuộc làm việc với đại diện Cục Thuế Dak Lak, lãnh đạo Công ty lại cho rằng: “Bảng chốt giá ngày 9-11-2010 là không có giá trị pháp lý, do cán bộ Công ty không hiểu rõ nghiệp vụ, cung cấp số liệu không chính xác…”(!?)
Theo Luật sư Tạ Quang Tòng – Đoàn Luật sư Dak Lak nhận định thì quan hệ pháp luật trong vụ kiện này phải được nhìn nhận là tranh chấp thương mại. Luật sư Tòng phân tích: Ở đây không rõ là giữa Công ty và bà Ngọc có hợp đồng nào về việc cung ứng cà phê hay không. Nhưng rõ ràng là bà Ngọc có ứng tiền của Công ty để đi mua cà phê về nhập vào Công ty thì dễ hiểu rằng nhập vào là để bán. Trong khi đó, theo quy định của ngành Thuế thì một khi đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng chính là đã bán hàng. Theo nhận định của tôi thì vấn đề cơ bản nhất ở đây chính là quan hệ mua bán giữa Công ty và bà Ngọc vẫn chưa thống nhất được giá nên nảy sinh tranh chấp.
Trong vụ này những tờ hóa đơn GTGT ghi giá tạm tính đã có cách nhìn nhận trái chiều ngay trong các cơ quan BVPL.
Có ý kiến cho rằng tòa Phúc thẩm cần có văn bản tham vấn chuyên môn từ Tổng Cục Thuế để làm căn cứ xét xử là rất chính xác.
Lập luận của Viện KS BMT cũng không vững chắc, căn cứ cũng thiếu thuyết phục, có lẽ do trình độ cán bộ của ta cũng chỉ có hạn…
Chi tiết : trong cuộc làm việc với đại diện Cục Thuế Dak Lak, lãnh đạo Công ty lại cho rằng: “Bảng chốt giá ngày 9-11-2010 là không có giá trị pháp lý, do cán bộ Công ty không hiểu rõ nghiệp vụ, cung cấp số liệu không chính xác…”(!?) mà cán bộ này là ai? Phó TGĐ, Trưởng PKD… Cty đến hồi mạt vận rồi hay sao mà cốt cán lại thế này?
Nhưng án tại hồ sơ.
Dễ hiểu thôi, chỉ là lấp liếm, chống chế mà…
Giá cà phê cứ nhảy múa thế này thì ai mà biết được… chóng mặt quá các bác bác ơi ?
Vì thế cá ăn kiến – Kiến ăn cá thì cũng thường thôi..!
Theo dân buôn cà phê và có thể nói là theo “Phong tục tập quán cũng như truyền thống” nghề buôn bán cà phê xô thì chẳng ai không biết cái Củ khoai lớn đã cố tình lừa đảo. Tôi dám chắc con kiến kia đã đúng. Vấn đề quan trọng là ở chỗ các ông lớn bảo vệ luật pháp có phải là người công tâm hay lại thích giao du vơí củ khoai lớn rồi tìm kiếm những luận chứng và lý lẽ thiên lệch.
Đoạn cuối bài viết này có nhắc nhỡ bà con mình có cà phê không nên ký gửi bằng miệng mà phải làm hợp đồng hẵn hoi nhé! Tránh tình trạng tranh chấp, kiện tụng lung tung, phiền phức.
Giờ tôi mới hiểu vì sao vụ gửi 188 tấn cà phê tại Inexim ĐăkLăk của dân hơn 10 năm nay không ai trả.
Sáng suốt! Sáng suốt!
1 diễn đàn viên có nói tới tòa án lương tâm, nhưng theo chỗ tôi biết thì đã bị sập tiệm đóng cửa lâu rồi. Đừng nên làm những điều quá trái với lương tâm, như thế là tội ác, những người biết sai nhưng vẫn hùa theo thì còn ác đức hơn vì họ đã không biết khuyên can mà lại còn đổ thêm dầu vào lửa tiếp tay với tội ác.
100% hóa đơn GTGT bên bán xuất cho Công ty này đều có ghi rất rõ ràng như sau:
-Tên, phẩm loại cà phê.
-Xuất theo số HĐ Ktế , ngày HĐKT.
-Số lương, đơn giá, thành tiền.
Sở dĩ ghi cụ thể như vậy là để nhân viên nghiệp vụ Cty theo dõi chặt các HĐKT được bên bán thực hiện đến đâu rồi.
Cán bộ nghiệp vụ Công ty anh Mạnh anh Sang rất tỉ mỉ thận trọng trong nghiệp vụ này. Không tin cứ hỏi và xem sổ sách thì sẽ rõ.
Thực tế trên cho thấy 11 tờ hóa đơn của bà Ngọc xuất cho Cty không giống như quy định trên đây mà chỉ là xuất tạm tính (xin các anh cán bộ thuế quản lý cho ý kiến) theo chỉ đạo của Cty mà thôi. Không bao giờ Cty mua hàng mà không có HĐKT dù chỉ là 1 tấn huống chi đây là một SL cà phê khổng lồ trên 18.000 tấn!!?
Ai đó có thể biến trắng thành đen, nhưng như thế là tội ác!
Mời bà con thư giãn Truyện Kiều:
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.
Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao ?
Giá tạm tính tất nhiên phải thấp hơn giá phát ra ngoài là đúng rồi. Chứ nếu bằng thì ai gọi là tạm tính nữa mà là bán luôn rồi chứ. Nhưng tạm tính cũng phải có thời hạn quy định trong bao lâu thì phải chốt bán chứ. Đó là người ta nhân nhượng lắm rồi. Phải biết mà cảm ơn người ta chứ. Đằng này thấy giá lên cứ để mãi, thế thì có tham không? Chuyện này chắc có uẩn khúc gì đây! Nhưng theo tôi không tòa án nào bằng tòa án lương tâm. Không nên tham cái gì mà không phải của mình. 18.200 tấn này bà Ngọc cũng đã lấy tiền gần hết rồi, chỉ chênh lệch một ít nữa mà thôi (vì giá tạm tính chỉ thấp hơn giá thời điểm một ít mà thôi).
Bây giờ bà Ngọc và công ty nên thõa thuận tính lại sau ngày tạm tính đó khoảng bao nhiêu ngày đủ để bà Ngọc trả tiền lãi cho công ty và vẫn có lãi chút đĩnh, để cho xong cái vụ 18.200 tấn đó đi, số còn lại tính giá thời điểm bây giờ là hợp lý. Khỏi phải mất ăn mất ngủ suy nghĩ làm chi cho mệt xác.
Chuyện này thì tui xin miễn bình luận, vì mình không biết thực hư…
Anh cà đắng chẳng hiểu gì sất, bà con phân tích thấu tình đạt lý cả nửa năm nay như vậy mà anh chẳng chịu đọc kỹ gì cả. Anh nên tham khảo kỹ lại nhé. Ở đây không bàn thêm nữa vì đủ rồi.
4-Vụ 18.000 tấn cà phê: “Khoai” thua “kiến”, bên nào cũng đau
3-Vụ 18.000 tấn cà phê: Bài học từ một vụ án dân sự có chứa đựng yếu tố hình sự
2-Vụ 18.000 tấn cà phê gửi kho: Phần thắng thuộc về người ký gửi
1-Hơn 18.000 tấn cà phê gửi kho: Kẻ nói có người nói không
Thân ái.
Chuyện này chắc có uẩn khúc gì đây!
Có nghĩa là không biết có gì trỏng mà bình luận búa xua, kể ra thì cũng hay.
Đọc… làm chi cho mệt xác.
Thật là chuyện nực cười và bao biện cho cái làm sai. Tại sao cái công ty này cứ phải bao biện và vẽ ra đủ thứ chẳng lô gích chút nào, lúc nói thế này, lúc đổ tội cho ngưòi kia. TGĐ, Ctịch HĐQT Vũ Đức Tiến phê “huỷ chốt giá” rõ ràng là cơ sở để nói rằng: Ngày giá cà phê lên, Ông Tiến cho quân gọi Bà Ngọc đến để giải quyết bán 18.356 tấn cà phê để trả nợ tiền ứng, tiền lãi như bao người khác mà công ty cho ứng tiền. Bà Ngọc cũng là một trong nhưng ngưòi được ông Tiến ưu tiên cho ứng tiền để mua cà phê gửi kho chờ giá lên bán (trừ nợ vay + lãi giá khoảng trên 35,200 đ/kg là hết). Nhưng giá tại ngày bà Ngọc ra Cty trên 36,200 đ/kg, Bà Ngọc thấy thiệt hơn 18 tỷ (nếu hôm đó chốt 36,000 hoặc 35,800 chắc bà Ngọc đã OK và cảm ơn ra về (thiếu quân tinh nhuệ và hơi Ban căng nên mới ra sự thể thế này).
Tôi nghĩ rằng :
Thứ nhất phải nói: có rất nhiều CBCNV, cung ứng, đại lý (có cả DN) do buôn bán với Cty bị thua lỗ, không trả được. Cty đi vay tiền Ngân hàng, tiền tạm trữ cà phê của Chính phủ… cho vay mua cà gửi kho chờ giá lên (may quá năm nay giá lên, chắc nhiều ngưòi thót tim thoát nợ).
Thứ Hai: Nếu không tin các luật sư, các nhà quản lý Thuế,… đến Cty kiểm tra xem trong các chứng từ thu chi… hàng tá người ứng tiền, mua hàng, gửi kho như chị Ngọc.
Thứ Ba: Công ty này có qui định rất cụ thể về việc chốt giá bán hàng hàng ngày như sau: Phòng Kinh doanh (ông Mạnh, ông Sáng) hàng ngày phát giá mua hàng (lệnh phát giá này lãnh đạo phòng KD, chánh phó GĐ ký). Thông tin mua cho các cung ứng, DN, đại lý để bán cà phê các loại theo từng giá; các cung ứng, đại lý, DN điện về chốt hàng. Cán bộ KD ghi vào sổ phối hợp với phòng Kế toán để làm các HĐKT mua bán hàng. Cuối ngày Tổng hợp số liệu báo cáo cho cho Lãnh đạo kiểm soát. Bà con và cơ quan pháp luật cứ hỏi các ông đã ra đi khỏi Cty như ông Quí, ông Long… là các nhân chứng đang ở BMT và kiểm tra các sổ chốt hàng hàng ngày xem các ngày bà Ngọc ra hoá đơn tạm tính có ghi chốt bán hay không? và cũng kỉểm tra luôn xem hàng ngày cung ứng, đại lý, DN bán hàng có làm HĐKT mua bán theo đúng số lượng và lấy tiền không (điều này Luật sư Lâm và bản thân bà Ngọc cũng như nhiều cung ứng, DN đều biết). Hãy đi thu thập chứng cứ để viện dẫn và xác minh cho việc 18.356 tấn cà phê bà Ngọc ứng tiền mua gửi kho là chưa bán.
Thứ tư: Việc Viện KS TP.BMT ra QĐ kháng án sơ thẩm chắc chắc là có vấn đề… Vấn đề này Toà Phúc thẩm nếu cứ theo chiều hướng của VKS Tỉnh có khi rẳc rắc mưa rào?
Cuối cùng Son tôi thấy: Hãy ngồi lại mà hoà giải có lý có tình thì may còn có cơ hội KD, còn không Son tôi ngày ngày đi qua Cty nhìn thấy cán bộ các ngân hàng đến ăn nhờ nhiều quá? rồi biết mần ăn sao đây, thăng thiên, độn thổ cũng khó.
Thưa bà con, theo các cụ Lão thành lãnh đạo đã nghỉ hưu của Vinacafe có một nhận xét thế này: Hiện nay Vinacafe có Hai con Voi đang ốm (con thứ nhất: Vinacafe BMT, con thứ hai: Vinacafe Biên hoà – con này đã bị thôn tính trên 51% cổ phần – đã Ngồi ghế chủ tịch HĐQT, sau này lấy luôn ghế TGĐ mà thôi ); thế là hai Anh Hùng Thời Kỳ Đổi Mới sốt rét.
Lỡ rồi! lỡ gắp lửa bỏ tay người rồi biết làm sao anh Son, theo anh khi bị phát hiện thì tội này bị xử có nặng không?
Vu khống hàng chưa bán mà tuyên bố bán rồi gây thiệt hại nghiêm trọng là tội gì?
Gửi : Huỳnh nhị Khúc!
Đây không phải là lỡ rồi mà là cố tình do tham, tưởng ép được cung ứng (con ruột) để thu nợ (đúng lý ra nếu giá 35,200 mà yêu cầu siết nợ bà Ngọc cũng phải chịu. Nhưng lại gọi vào thời điểm 36,200). Thế là sự tham xảy ra mà lại không xử lý ngay.
Đây không phải là vu khống mà cố tình làm sai, nói như Lê Bình báo QĐND: cố tình chiếm đoạt tài sản công dân – Tội hình sự rồi!
Vấn đề ai là ngưòi tiếp thêm sức mạnh và có các chứng cứ xác đáng – lại phải bà Ngọc thôi.
Một vấn đề nữa mà Son tôi muốn nêu ra: Các cổ đông không nhận được sổ cổ đông sau 7 năm có lẻ: có sai với các qui định của Luật Doanh nghiệp không? Ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này? HĐQT, hay TGĐ, Bà Kiểm Soát ăn gì? Sao năm nào cũng ĐHCĐ mà không ai dám nói ra?
Xâu lại từng chuỗi sẽ thấy bão sắp đổ bộ vào thôn 11 Hoà thắng rồi !
Thưa anh Son anh Khúc: Anh nói, bà con nói cho rát cổ vậy thôi chứ Ô. Tiến TGĐ có thấy tăm hơi gì đâu, không khéo….
Thưa hai anh lúc này TGĐ gặp nhiều khó khăn nên các cổ đông không đòi hỏi làm gì, coi như đầu tư không hoàn lại tựa ODA vậy mà, mà bây giờ đòi thì biết gặp ai mà bày tỏ. Thật là nuốt bồ hòn làm ngọt!
Bạn Son biết 1 mà không biết 2. Cty làm ăn vĩ mô, tiền cổ đông để lâu lâu chia một lần hốt mới đậm, hàng năm để lại không chia là để tái đầu tư làm ăn lớn, như là mua cả 1 đội xe vận chuyển cafe hàng trăm chiếc, bao đay A cũng tự cung luôn bên bán không lăn tăn bao bì làm gì. Rồi củng cố hạ tầng cơ sở Hòa Phú… Nhanh giàu là phải.
Năm nay dự kiến công bố thanh toán hết cho cổ đông.
Bạn nên tìm hiểu thêm nhé.
Tôi đồng ý với bình luận của bạn Bo chưa biết ai đúng ai sai, biết đâu đây là một mánh lới để khất nợ !
Ai đúng ai sai thì cứ chở tòa án phân giải, mình có phải người trong cuộc đâu mà hiểu rõ được sự tình? Chỉ đọc báo và chờ kết quả xem thế nào. Tin hay không tin vào Cơ quan thẩm quyền thì quyết định của họ cũng là quyết định cuối cùng, quan trọng là tâm có được tĩnh lặng hay suốt ngày dằn vặt rồi …
-Gửi trứng cho ác.
Phải nói là Công ty này rất giàu, liều đến nỗi cho người ta gửi lô hàng 18.356.476 kg cà phê mà không cần một chút ràng buộc nào. Cờ bạc đỏ đen cũng không xả láng như vậy, chơi cờ chơi bài người ta đặt dự phòng nhiều cửa, rủi thua cửa này còn trông cửa khác, đây nhận giữ gửi một lô hàng lớn như vậy mà không hề nghĩ đến độ an toàn cho phép. Đành rằng trong kinh doanh quyết đoán là quyết định, nhưng đạo làm tướng có gan thì làm giàu, làm bại tướng cũng phải biết nhận thua mới là hơn người.
Nếu dùng lô hàng 18.356.476 kg để kinh doanh mà thắng rồi thì cũng kiếm cách mà hóa vàng cho người ta chứ, mà nếu thua rồi thì quân tử hành sự sao cho phải đạo, sao lại tìm cách đưa người ta vào con đường cùng như vậy. Vậy gọi là lật lọng, đạo kinh doanh gọi là thất tín.
Ai đã từng làm trong ngành kinh doanh cà phê sẽ biết khi bán hàng, chốt giá chỉ cần một cú điện thoại là xong, chứ không phải đợi có hợp đồng, có hóa đơn mới ok đâu. Ai là kẻ thất tín thì người đó tự trong lòng sẽ biết. Riêng cá nhân tôi thì Ông Vũ Đức Tiến không phải là người thất tín.
Sự việc không đơn giản như các bạn nghĩ. Hãy cứ để Tòa án, Viện Kiểm Sát, cơ quan có thẩm quyền làm việc và quyết định.
Anh Teppy chắc chắn không phải là dân KD cafe, không có hợp đồng, không có hóa đơn là dạng trốn thuế chính hãng, bạn xài máy FAX chưa, đó là công cụ để trao đổi hóa đơn, HĐKT giữa hai bên 1 cách hợp pháp đó. Tôi hiểu sếp Tiến hơn bạn nhiều. Thân.
Tôi đồng ý với bình luận của anh Son , Như Anh bình luận thì theo tôi hiểu thì mấy ông CTHĐQT và Tổng GĐ chẳng biết gì về luật DN cả hay các ổng cố tình làm vậy hả anh
Cuối cùng báo Công An cũng đã lên mạng 21/10/2011 với bài báo:
“Vinacafe Buôn Ma Thuột thua kiện”
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=707&id=416137
teppi chắc chắn là người nhà ông Tiến, bênh vực một cách trắng trợn, nhưng bàn tay không che được mặt trời đâu bạn ơi! Đừng tự đánh mất mình như ông Tiến .
Các bác ah!
E cũng đọc khá nhiều bình luận viết về vụ của Vina cà phê và bà Ngọc rồi. Thực sự mà nói, em cảm thấy rất bất bình với ý kiến của nhiều độc giả. Người xưa có câu : Có chui vào trong chăn thì mới biết chăn có rận. Nếu đứng trên góc độ của 1 cá nhân, khi mà chưa có cơ hội tiếp xúc với Vina, nếu như xảy ra 1 vụ kiện như thế này em cũng xin đứng về phía chị Ngọc. Nhưng, em cũng đã từng làm tại Vina, và cũng là một kế toán của công ty, cũng đã làm bên kho hàng, thanh toán cà gửi, cà bán cho chị Ngọc và rất nhiều nhà cung ứng khác. Em hiểu quy trình mua bán, ký gửi cà phê của công ty rất chặt chẽ, hợp lý, nếu như không có sự đồng ý của cả 2 bên về giá cả, chất lượng, số lượng, thì không bao giờ có chuyện công ty cho nhập hàng vào kho. Về phần chị Ngọc, thời kỳ em vào vina làm, chị Ngọc là nhà cung ứng lớn nhất trong hơn chục nhà cung ứng của công ty. Sếp Tiến cũng như toàn thể các lãnh đạo khác của công ty, rất ưu ái cho chị Ngọc. Khi hàng chưa nhập vào kho- hoặc đang trên xe chở tới kho của công ty, chị Ngọc đã được ứng tiền, và mức ứng thường cao hơn so với nhà cung ứng khác. Hàng nhập ngày nào, là chị Ngọc được ứng tiền ngày đó. Việc chị Ngọc đi kiện cáo công ty, là do lòng tham của chính bản thân chị ấy. Đã rất nhiều lần Sếp Tiến giục chị chốt bán đi, kiếm tiền mà trả cho thuế – Vì chị Ngọc còn nợ thuế tại chi cục Thuế- nên bị cơ quan thuế truy thu hóa đơn giá trị gia tăng. Em mới nghỉ làm tại Vina khoảng 5 tháng trước, nên vụ chị Ngọc, em hiểu khá rõ. Nhân viên kế toán bọn em khổ sở khi các cơ quan thuế tới thanh tra thuế má, cà phê của chị Ngọc, và cả những vụ việc chị Ngọc bị bọn du côn, chủ nợ đuổi đánh, phải trốn vào công ty. Chị Ngọc mua cà của dân, không trả tiền. Trong khi đó, cà chị nhập vào công ty, công ty đều trả hết cho chị khoảng 70-80% giá trị, số còn lại chỉ là tiền thuế GTGT, khi chị Ngọc chốt bán, công ty sẽ trả hết.
– Em hoàn toàn đồng ý với anh Trần Tuấn Son. Em không biết anh có làm trong ngành cà phê hay không, nhưng sự phân tích của anh hoàn toàn đúng.
– Và việc xuất hóa đơn GTGT tạm tính, chị Ngọc đã nói dối, bản thân chị biết là một khi đã xuất hóa đơn GTGT thì có nghĩa là chị đã bán hàng, và quy định của luật kế toán cũng vậy. Hợp đồng mua bán chỉ là thể hiện sự tin tưởng giữa 2 bên, và tránh xảy ra tranh chấp. Nhưng nó không phải là điệu kiện bắt buộc, có mua bán là phải có hợp đồng- giống như ông luật sư Lâm đã nói. Và cơ sở pháp lý là tờ hóa đơn GTGT, đã xuất hóa đơn, có nghĩa là đã bán. Bản thân chị Ngọc biết, nhưng lại nói dối là không biết. Hóa đơn tạm tính cũng là hóa đơn GTGT.
– Còn về sự chênh lệch mức giá giữa giá trên hóa đơn tạm tính và giá cà phê phát ra trong ngày. Em lấy ví dụ thế này cho mọi người hiểu : Lúc đầu chị nhập hàng gửi, chị chỉ được viết giá tạm tính. Khi mà thấy giá cà phê lên cao, chị có thể đến công ty chốt bán lượng cà phê đó, với giá của ngày bạn đến chốt. Nếu giá chốt đó > giá tạm tính. Chị sẽ phải xuất hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng, và phần tăng đó, công ty sẽ phải trả thêm cho chị. Nếu giá chốt < giá tạm tính, chị phải xuất hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm, phần giảm đi đó, chị phải trả lại công ty. Và theo em biết, giá chốt bán luôn luôn lớn hơn giá tạm tính, công ty phải trả thêm cho chị. Như vậy, các bạn đã hiểu: Dù giá tạm tính thấp hơn rất nhiều so với giá bán phát ra trong ngày. Nhưng tiền của chị Ngọc vẫn là của chị Ngọc, không mất đi xu nào cả. Nếu chị chốt bán được giá cao thì chị lãi nhiều, chốt giá vào hôm giá thấp thì lãi ít. công ty không ăn cướp của chị đồng nào cả. Chị Ngọc vu vạ cho công ty như vậy là không được, đã ăn cướp còn la làng.
Thôi, e viết vậy cũng khá dài rùi, e chỉ mong độc giả hay phán xét một cách công bình, hãy hiểu cho nỗi khổ của các doanh nghiệp Việt Nam. một cổ mà nhiều trhòng : Thuế, ngân hàng, khách hàng, nhân viên, chính phủ, lao động…
Tôi đồng ý với Tiểu Yêu, phân tích rất thực tế. Điều tôi phân vân là cà phê hiện nay chỉ còn 37.500 đồng/kg thì bà Ngọc phải trả nợ cho Vina BMT hàng trăm tỷ và Chi cục Thuế tpBMT gần 10 tỷ đồng thì bà Ngọc phải làm sao nữa đây ? chắc bà Ngọc là người thâm thía nhất .
Chuyện của người ta mà sao bạn băng khoăn lo lắng quá, rồi còn phân vân nữa làm gì cho khổ vậy?
Nhưng tôi lại thấy Tiểu Yêu tự mâu thuẫn với chính mình. Xin trích 2 ý:
-Và việc xuất hóa đơn GTGT tạm tính, chị Ngọc đã nói dối, bản thân chị biết là một khi đã xuất hóa đơn GTGT thì có nghĩa là chị đã bán hàng, và quy định của luật kế toán cũng vậy. Hợp đồng mua bán chỉ là thể hiện sự tin tưởng giữa 2 bên, và tránh xảy ra tranh chấp. Nhưng nó không phải là điệu kiện bắt buộc, có mua bán là phải có hợp đồng- giống như ông luật sư Lâm đã nói. Và cơ sở pháp lý là tờ hóa đơn GTGT, đã xuất hóa đơn, có nghĩa là đã bán. Bản thân chị Ngọc biết, nhưng lại nói dối là không biết. Hóa đơn tạm tính cũng là hóa đơn GTGT.
-Lúc đầu chị nhập hàng gửi, chị chỉ được viết giá tạm tính. Khi mà thấy giá cà phê lên cao, chị có thể đến công ty chốt bán lượng cà phê đó, với giá của ngày bạn đến chốt. Nếu giá chốt đó > giá tạm tính. Chị sẽ phải xuất hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng, và phần tăng đó, công ty sẽ phải trả thêm cho chị. Nếu giá chốt < giá tạm tính, chị phải xuất hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm, phần giảm đi đó, chị phải trả lại công ty.
Xin hỏi Tiểu Yêu, vậy thì vụ này đã có hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng giảm chưa? Lấy cơ sở nào để quyết toán thuế? trong khi ngành thuế không chấp nhận tính thuế trên hóa đơn tạm tính…
Tôi xin nói thêm, hai bên mua bán có thể không có hợp đồng, điều này ở nước ta rất phổ biến. Nhưng khi đã tranh tụng pháp lý thì phải có hợp đồng để làm cơ sở căn cứ. Luật qui định thế.
Điều này nữa: Nếu đứng trên góc độ của 1 cá nhân, khi mà chưa có cơ hội tiếp xúc với Vina, nếu như xảy ra 1 vụ kiện như thế này em cũng xin đứng về phía chị Ngọc.
Thế thì bạn đọc là ai mà bạn lại nói: E cũng đọc khá nhiều bình luận viết về vụ của Vina cà phê và bà Ngọc rồi. Thực sự mà nói, em cảm thấy rất bất bình với ý kiến của nhiều độc giả.
Đến đây tôi thấy Tiêu Yêu lại quá hồ đồ!
Cần khẳng định, bà Ngọc xuất hóa đơn tạm tính là xác thực khi nhập hàng gửi kho và chưa chốt bán vì chưa có xuất tiếp hóa đơn điều chỉnh =>
1. Bà Ngọc được ứng tiền trên cơ sở hóa đơn, bao nhiêu thì do Cty quyết định làm cơ sở để tạm nộp thuế nữa.
2. Công ty có đầu vào của hàng hóa => thế mới có nguồn để xuất chứ! không có đầu vào thì đầu ra xuất bằng niềm tin (ai hiểu kế toán thì chắc chắn hiểu nguyên tắc này)
Chuyện bà Ngọc bị chủ nợ, du côn đuổi đánh thì lý do cũng chẳng khác gì giữa bà Ngọc với Vina bây giờ đuổi nhau lòng vòng; Người ta gửi bà Ngọc, bà ngọc gửi Vina…
Chuyện ai đúng ai sai chẳng qua đó là ích kỷ cá nhân, lòng tham chứ về mua bán chẳng có gì là khó hiểu.
Bà ngọc tham (cũng có thể…)
Vina tham (cũng có thể)
Xem lại tình hình lúc bấy giờ nhé!
Giá cà cho là 38, Vina yêu cầu chốt 35,6 =>lỗ nên không chốt (mỗi bên đều có cái lý của nó), thế mới mang nhau ra tòa.
Cần hiểu thêm về tình hình tài chính lúc bấy giờ của Vina.
Ngẫm là ra ngay.
– e xin trả lời ý kiến của a Trọng tài :
+ Thứ nhất: Hóa đơn điều chỉnh chỉ được xuất khi khách hàng chốt bán cà. Khi đó, nhân viên kế toán sẽ tính toán lượng cà chốt, giá chốt và tổng tiền. Phần giá chênh lệch đó, sẽ yêu cầu bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh tăng hoặc giảm. Chị Ngọc không chốt bán thì lấy căn cứ đâu để xuất hóa đơn điều chỉnh.
+ Còn về vấn đề: “Thế thì bạn đọc là ai mà bạn lại nói: E cũng đọc khá nhiều bình luận viết về vụ của Vina cà phê và bà Ngọc rồi. Thực sự mà nói, em cảm thấy rất bất bình với ý kiến của nhiều độc giả.
Đến đây tôi thấy Tiêu Yêu lại quá hồ đồ!”- Nếu nhìn một cách cách phiến diện : một cá nhân so với 1 doanh nghiệp (Đặc biệt lại là Vina- một công ty cà phê lớn của Việt Nam có vốn của nhà nước) thì hiển nhiên là con kiến mà đi kiện của khoai rồi. Nhưng khi mình trực tiếp làm ở đó, mình hiểu công việc của kế toán ở Vina, hiểu được thực chất của việc chốt cà gửi, cà bán, ứng tiền, thanh lý hợp đồng…. các bạn sẽ hiểu thôi. E cảm thấy bất bình vì : Khi chúng ta nhận xét 1 vấn đề nào đó, nếu không biết rõ, không nắm chắc, thì không nên nhận định, khẳng định bất kỳ điều gì. Vì lời đã nói ra, không thể sửa được, nếu nói sai sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân cũng như doanh nghiệp.
+ Còn về vụ việc giá : 38 hay là 35,6 : ai làm chứng cho việc đưa ra cái giá này: Nếu không có văn bản, chứng từ, ký tá đầy đủ thì ai tin. Miệng nói với miệng = 0 thôi!
+ Còn về kết quả của vụ kiện này như thế nào : một khi đã đưa ra tòa, có sự tham gia của báo chí, công luận, các ban ngành …. thì thắng hay thua bây giờ chỉ có thể dựa vào mấy bác luật sư thôi. Ai giỏi, ai đưa ra được các chứng cứ hợp lý, hợp tình thì bên đó thắng. Còn thực tế thế nào, tự bản thân các bên tự hiểu thôi.
Tui cũng thấy bạn này nói cực kỳ mâu thuẫn. Cho nên pháp luật mới đòi hỏi phải có hợp đồng mua bán, chứ bạn đọc làm sao mà biết đâu là thực tế!
Theo bạn, không bàn, không nói thì lên diễn đàn làm gì?
Vậy thì tại sao trên nhiều báo chí lại nói, khi ra toàn án ông Đường PGĐ khẳng định số cà phê theo 10 hóa đơn GTGT tạm tính là đã bán rồi? Như thế có ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân cũng như doanh nghiệp không?
Ta bàn cho vui chứ họ tiền tỷ không cãi chày cãi cối với nhau mới là chuyện lạ!
Cái vụ 18.356 tấn cà phê của chị Ngọc và Vinacafe BMT Tuấn Son tôi đã bình luận cùng bà con.
Mấy hôm nay đọc ý kiến của các vị tôi thấy cần trao đổi thế này:
Trước tiên Son tôi rất biết Tiểu Yêu là người đã từng làm việc tại Phòng TCKT thì quá biết rõ số lượng, qui trình gửi cà phê, ứng tiền, chốt giá và thanh toán công nợ… việc ra hóa đơn tạm tính để lấy thuế VAT của Vina và các cá nhân gửi cà phê (và chắc chắn số lượng, tiền nợ vay của nhiều tổ chức cá nhân gửi cà phê đều thực hiện khi xin giá, chốt bán …)
Tôi cũng phải nói với Tiểu Yêu, tôi còn biết rất nhiều về Vina BMT, về những con người đã ra đi và hiện còn ở lại ; việc vina 7 năm nay sau cổ phần không làm sổ cổ đông, không trả lãi cho cổ đông, không mời cổ đông tham gia ĐHCĐ… (vấn đề này chỉ có Ô Tiến quyết).
Sau nữa là sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ này: theo cơ quan phúc thẩm nguời ta sẽ chốt giá cà phê theo án sơ thẩm (nếu cơ quan pháp luật công minh). Vì ngày chị Ngọc khởi kiện giá cà phê gần 50.000 đ/kg; ngày xử sơ thẩm giá tính án phí 45.500 đ/kg; còn nếu để kéo dài lên Giám đốc thẩm giá có khi dưới 35.000 đ/kg.
Vấn đề mấu chốt chúng ta bàn là: số lượng 18.356 tấn cà phê của chị Ngọc tại thời điểm kiện là chưa chốt giá. Nếu thời điểm này giá 37.200 đ/kg hai bên có ngồi lại để hòa giải không? Giá thế nào? Đây là lúc Vina BMT và chị Ngọc nên ngồi lại giải quyết tốt nhất.
Tôi được biết Chị Ngọc đã gửi đơn cho Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Tỉnh và nhiều vị lãnh đạo đứng đầu các Sở của Tỉnh Đăk Lăk. Chắc chắn rằng khi có đơn thư của công dân gửi cho Bí thư, Chủ tịch Tỉnh thì các vị Lãnh đạo phải có chỉ đạo cho đúng luật. Biết đâu nếu không dứt điểm Chị Ngọc lại gửi thư đến Tổng bí Thư, Chủ tịch Nước, Tổng Thanh tra Chính phủ…
Giá cà phê còn có 37.000 đ vậy thì bà Ngọc trả nợ bao nhiêu đời mới hết các bác ?
Sao bạn lại cười mỉa như vậy? Cho dù cà phê còn 10.000, nhưng nhận được sự đền bù dù chỉ là 1 đồng danh dự còn hơn là mất hết tất cả. Nhưng sự việc không diễn ra như mong đợi của bạn đâu.
Vina kháng cáo từ 28-9-11 đến nay gần 2 tháng rồi để bảo vệ quyền lợi mà Cty cho là bị thiệt hại, kháng cáo rồi thì nên thúc nhắc tiến hành phân xử, chứng lý thì cũng không có gì thuyết phục hơn so với sơ thẩm để kéo rê.
Nếu cho là quá thiệt hại thì cũng nên khẩn trương để thu hồi lại tài sản nhà nước và cổ đông, không nên kéo dài lâu hơn nữa.
Có lời đỡ với bạn Tiểu Yêu (TY).
Nghe qua thì bạn rất hiểu về nội tình sự việc, nhưng bài viết giống như buôn dưa lê, nhìn vấn đề theo 1 góc độ không khách quan lắm.
-TY nên nói rõ vì sao bà Ngọc ưu ái ứng được nhiều tiền và có tiền ngay hơn các đối tượng khác, không nên lợi dụng đem phơi bày chuyện nôi bộ cơ quan ra đây.
-Sao lại nói : “Đã rất nhiều lần Sếp Tiến giục chị chốt bán đi, kiếm tiền mà trả cho thuế” câu này rất mâu thuẫn vì hàng chưa bán thì sao lại nợ thuế được?! Theo tôi thì TY không phải là kế toán giỏi, mà sếp thì không bao giờ nói câu này, đây là tài sản công, phải làm theo nguyên tắc, sao lại “giục” chốt hàng, tùy tiện như của tư nhân vậy?
– TY nói: “Nhân viên kế toán bọn em khổ sở khi các cơ quan thuế tới thanh tra thuế má, cà phê của chị Ngọc”. Câu này TY không nên nói oan cho cơ quan chức năng thuế và cũng không nên lo lắng thái quá dùm cho bà Ngọc. Bà Ngọc có pháp nhân riêng, nếu bà Ngọc nợ thuế thì đâu có ảnh hưởng gì tới Cty mà TY lo sợ như vậy?
– “Cả những vụ việc chị Ngọc bị bọn du côn, chủ nợ đuổi đánh, phải trốn vào công ty” theo tôi như thế là quá tốt rồi, Cty bạn có tốt hơn đâu vì người dân không dám đuổi đánh Cty nhà nước. Buôn dưa lê những việc này làm gì.
– TY nói: “Và việc xuất hóa đơn GTGT tạm tính, chị Ngọc đã nói dối, bản thân chị biết là một khi đã xuất hóa đơn GTGT thì có nghĩa là chị đã bán hàng, và quy định của luật kế toán cũng vậy”. Rất giống Ô. Đường cãi ở tòa!
– TY nói: “Dù giá tạm tính thấp hơn rất nhiều so với giá bán phát ra trong ngày. Nhưng tiền của chị Ngọc vẫn là của chị Ngọc, không mất đi xu nào cả” Có lẽ TY nói bừa, tôi không phân tích vì TY không hiểu gì cả, một mớ công nợ gốc lãi mà công Cty ghi nợ là giấy loại hay sao?
Ai ăn cướp, ai la làng?. TY đêm nằm gác tay lên trán tự suy gẫm và tự giải đáp cho mình nhé, bà con hiểu lắm rồi!
Lâu nay bận chạy lũ về, không vào thăm diễn đàn Y5Cafe được, và vẫn nhớ còn nợ bà con 1 vấn đề đang thảo luận nữa.
Đọc bài viết của bạn Tiểu Yêu mới thấy chủ quan như nhiều tranh biện đã nêu.
Không rõ vụ này tòa Phúc thẩm nghiên cứu đến đâu rồi, khi nào mở phiên xét xử đây? Vì theo tôi cũng chẳng còn gì phải “ngâm cứu” nữa, dù sao tòa vẫn có cái lý của tòa.
Lại đến mùa cà phê rồi, xin chia sẻ nổi vất vả của bà con Tây nguyên, nhất là phải canh giữ rẫy suốt ngày đêm.
*Tuy có chậm nhưng cũng xin có lời chào mừng ngôi nhà mới của Y5Cafe. Mong Y5Cafe mãi mãi sẽ là chỗ dựa tinh thần của bà con nông dân cà phê nước ta.
Minh Nho phải thông cảm cho tòa trăm công ngàn việc, chưa có rảnh, còn chờ bên Cty bổ sung chứng lý. Mà bên Cty có thua kiện thì cũng chẳng có gì mà đền. Kiên nhẫn chờ thôi.
Kính thưa quý báo!
Qua rồi 1 năm vụ bà Ngọc được kiện, Vinacafe và cán bộ chuyển kháng án lên 1 cấp. Quý tòa soạn giacaphe.com có thể cho bà con biết tình hình kết quả như thế nào vì năm rồi đã quan tâm theo dõi rất sát. Vụ việc không đến nỗi quá phức tạp lắt léo để phải kéo rê trên năm trời. Nếu các ông tòa quên luôn rồi thì thôi, nói để bà con khỏi ngóng.
Tòa Tp. làm 6 tháng tuyên rất đúng rồi, tại sao lại mắc ở cấp tỉnh, cớ sao lại chưa xử vậy? Cám ơn anh Hợp đã nhắc, bà con khủng hoảng xã hội kinh tế nên quên tuốt.
Tôi cũng không biết được đến khi nào thì tòa Tỉnh mới xử xong vụ này, 1 năm hoặc 2 năm nữa nhưng kết luận cũng sẽ như tòa TP thôi (nghĩa là Vina phải trả lại hàng cho bên kiện). Nếu thế thì VINA phải điều trần công khai trước cổ đông về 18000 tấn hàng trên.
Khi nào xét xử xong vụ này, kết luận như thế nào… là chuyện của Tòa Tỉnh. Vina phải điều trần công khai vụ 18000 tấn hàng trước cổ đông hay không… là chuyện của Vina. Sao bạn này lại thắc mắc mà còn tỏ ra lo lắng vậy nhỉ?
Không ai rỗi hơi mà đi thắc mắc, tiền dành dụm để tham gia cổ đông bỗng không cánh mà bay, chỉ biết nói một câu trên diễn đàn để đỡ stress không được sao. Bạn cũng là cổ đông, tôi dám chắc như vậy, vậy thì không nên như thế.
Lên diễn đàn để mà xả stress, để mà xưng mình là cổ đông… vậy mà bạn không mắc cở sao? Cổ đông kiểu gì mà 5-6 năm công ty không đại hội, không kiểm tra kiểm soát, không được chia cổ tức… mặc cho lãnh đạo muốn làm gì thì làm…
Tôi nghĩ, bạn chỉ stress thôi cũng chưa đủ đâu !
Bác Bình nói vậy là botay.com rồi, lỗi đâu phải do cổ đông, hoàn cảnh này theo Bác thì nên làm gì, nhưng mà nghĩ cũng mắc cỡ thay thật. Trước đấy Giám đốc Tiến đúng là một thần tượng, gửi gấm vào đấy là đúng bài, nhưng than ôi, không có gì là thật cả, ảo ảo thật thật như nhau, cuối cùng đều là guốcbay,…!
Vấn đề cốt lõi trước sau cũng chỉ xoay quanh với nhau việc trên 18.000 tấn cà phê đã bán hay chưa. VKS tp dẫn “…Do đó, việc chuyển giao quyền sở hữu đối với 18.200.000 kg cà phê theo 11 hóa đơn giá trị gia tăng của bà Ngọc bán cho Công ty đã hoàn tất…” (trích bài báo Y5 như trên).
Sau khi chuyển kháng án phúc thẩm hơn 1 năm rồi mà sự việc dường như mắc kẹt, mà theo tôi biết mọi diễn biến ở tòa Tỉnh cũng chẳng có gì mới ngoài vấn đề bán hay chưa bán, mọi người thấy sự kéo dài quá khó hiểu nhưng chuyện này quá phổ biến nên cảm thấy bình thường chăng?
Bên kiện nặng nề về món nợ mấy trăm tỷ và lãi mẹ đẻ lãi con, còn bên bị đơn giống như mèo vờn chuột, không có hạ hồi phân giải. Các bậc cao minh cho một tiếng nói.
Vụ án này kéo dài quá mức cần thiết mà cũng khó ngả ngũ vì ranh giới thật là mong manh, nặng về cảm nhận hơn là chứng lí. Chỉ 1 lời phán của quan Tòa: “tạm tính” hay “hoàn tất” kéo theo hàng trăm tỷ đồng, không dễ dàng phán đâu.
Quan Tòa chứ đâu phải thần thánh gì. Các vị ấy cũng người trần mắt thịt, cũng phải sống và làm việc kiếm tiền nuôi vợ con. Như vậy các vị đó có bị đồng tiền cám dỗ không?
Nếu các bác là quan Tòa thì sao? Còn tôi thì tôi sẽ “ăn chia” nếu có ai ok. Cho dù sau này có bị cho nghỉ vì năng lực yếu kém hay “phán đoán nhầm lẫn” thì cũng là chuyện thường vì có ngủ mơ tôi cũng không nghĩ được từ trên trời rơi xuống cục thịt mỡ bự tổ chảng đến vậy.
Chỉ có Nữ thần Công lý không biết mỏi tay, còn tôi là người thì tôi cũng mỏi tay chứ bộ.
Đôi dòng lạm bàn, chuyện thiên hạ mà ngỡ như chuyện vui cuối tuần !
Vậy thì quan Tòa xử vụ này cũng cân não các bác nhỉ !
Đúng là ranh giới thật là mong manh, khó vô cùng cho các quan. Các bác có làm thử mới biết được nỗi khổ của người cầm cân nảy mực. Hiểu thay!
Tòa Tỉnh đã nghị án cả tháng nay rồi mà vẫn chưa tuyên được. Hôm qua thứ sáu Tòa triệu nhưng bên Vinacafe vắng mặt có lý do. Huề cả làng.
Các bạn có biết, gần 10 bài báo về việc này trên Y5Cafe, các báo khác cũng 10 bài, khoảng 400 phản hồi trên Y5, rất sôi nổi nhưng mà sự thực vẫn là sự thực mà công quyền vẫn là công quyền. Công lý dừng lại ở Tòa Thành phố thôi sao?
Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tôi nghĩ pháp luật mình còn coi mặt đặt tên, sự việc rành rành ra đó rồi, Vinacafe nằng nặc cãi là hàng đã bán hết rồi nhưng không chịu biết rằng mấy cái biên bản đối chiếu ghi nợ ghi lãi người ta bự tổ chảng từ A tới Z còn lù lù tồn tại mà ai cũng thấy. (sau thời điểm xuất hóa đơn mới chết chớ!) Ai đời hàng bán rồi mà không chịu thanh lý giảm nợ hủy lãi vay cho bà Ngọc. (vậy là hàng chưa bán!)
Tòa biết quá đi chứ, đành rằng Tòa đã cố gắng hòa giải để sự việc hạ cánh cho rồi. Nhưng hòa giải và nhượng bộ có mức độ thôi chứ, hết hơn một năm rồi, làm sao cho được mắt ta ra mắt người.
Vậy là bà này đổ đại nợ rồi, vừa gánh cục nợ, vừa vác cục đơn kiện quá đơn độc mà trong khi mười mấy ngàn tấn hàng trong kho ngài Tiến bốc hơi rồi, thua kiện thì chỉ còn “con đường mưa”. Trong thế giới này con kiến vẫn là con kiến, trước khi kiện xin hãy ngước nhìn lên củ khoai.
Bên có hàng cũng còn tỉnh táo, nếu giờ này mới xin chốt hàng thì Vina cho hầu tòa sớm rồi.
Qua đây và đến đây mới biết được bản chất vụ việc và cái tâm địa của quý Cty này.
Hãy hình dung ra một tên địa chủ thời phong kiến cho nô lệ vay với lãi suất cắt cổ để nô lệ mua lúa về giao nộp tại kho địa chủ, và chuyện gì đã xảy ra khi tên nô lệ muốn bán lúa cho địa chủ để kiếm chút dư tiền còm và hủy số nợ cộng lãi kia. Địa chủ bèn tự ra giá, không bán thì thôi, thế là nô lệ kiện, không những tay địa chủ tuyên bố là lúa đã bán cho tao rồi mà số nợ của mày tao vẫn cứ treo, văn tự đầy đủ. Ông cha mình có câu bán trời không văn tự có phải là đây? Tên nô lệ buộc lòng phải kiện, thua thiệt cũng được để không còn phải đeo món nợ trần ai vào người.
Chuyện ngụ ngôn của bạn thật dễ hiểu, giống mấy anh hùng rởm thời đổi mới quá, danh hiệu và chiếc ghế quan thời nay sở hữu được thật là đơn giản.
Vụ này ăn thua gì so với vụ Vinashin, công luận biết hết nhưng nói lên được gì? Vụ thưa kiện này cũng vậy thôi, tham gia được gì không khéo rước họa vào thân!
Sự lãnh đạm, thờ ơ, mặc kệ nó. Sự im lặng còn đáng sợ hơn.