Rất hiếm khi thị trường cà phê thế giới liên tiếp có những phiên giao dịch mà giá cà phê chao đảo quay cuồng với biên độ cực lớn như trong tuần này.
Thị trường cà phê thế giới đang bị chi phối mạnh mẽ bởi thông tin dự báo của hãng Reuters cho rằng cây cà phê robusta của Việt Nam sắp bước vào vụ thu hoạch với sản lượng sẽ đạt 21 triệu bao, tăng 13,5% so với vụ 2010/2011.
Trong khi ngân hàng Rabobank nhận định, Việt Nam sẽ thu hoạch vụ mùa cà phê kỷ lục lên tới 22 triệu bao kể từ tháng 10. Thậm chí, nhiều thương gia nước ngoài còn dự báo là sản lượng cà phê vụ mới có thể sẽ lên tới 24 triệu bao.
Dow Jones còn cho biết, những nhà xuất khẩu của Việt Nam lo ngại giá sẽ bị nhấn chìm khi vào thu hoạch rộ nên đã ký bán được một khối lượng đáng kể, khoảng 40.000 tấn hàng vụ mới, bằng một nửa so với đầu vụ của năm trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/2012 sẽ tăng 5,4% lên 3,29 triệu tấn. Trong đó, sản lượng của các nước sản xuất chính đều tăng cao.
Đầu tuần, giá cà phê giảm mạnh trên cả 2 thị trường. Giá cà phê robusta tại London kỳ hạn tháng 11 giảm 50 USD, chiếm 2,59%, xuống còn 1.929 USD/tấn ; kỳ hạn tháng 1 giảm 51 USD, chiếm 2.6 %, xuống 1.962 USD/tấn. Giá arabica tại New York kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 4,2 cent tương đương 1,87% xuống 224,7 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô trong nước tại các tỉnh Tây nguyên về đứng ở mức 43.200-43.300 đồng/kg.
Cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, giá 2.030 USD/tấn, FOB-HCM, với mức cộng 100 USD so với kỳ hạn tháng11 tại London.
Trái với những thông tin từ bên ngoài, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) vẫn giữ dự báo sản lượng niên vụ 2011/2012 ở mức 1,1 triệu tấn, tức 18,33 triệu bao, không thay đổi so với vụ trước. Hiệp hội còn đưa ra khả năng sản lượng có thể chỉ đạt 18 triệu bao, thấp hơn 0,5 triệu bao so với vụ trước và kém 5% so với dự báo ban đầu. Vì thời tiết ở các vùng trồng cà phê chủ chốt hiện nay rất xấu sẽ làm cho thu hoạch khó khăn và chậm lại.
Vụ thu hoạch cà phê mới của Việt Nam bị chậm có thể làm tăng áp lực lên nguồn cung robusta của thế giới khiến cho giá cà phê London hiện nay không thể ổn định, trong khi các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường.
Giữa tuần, giá cà phê robusta có những phiên tăng giảm đan xen quay vòng. Đặc biệt có phiên giao dịch với biên độ cực lớn làm thị trường London chao đảo, quay cuồng. Ghi nhận được ở phiên ngày thứ Ba 4/10, biên độ dao động trong phiên đạt 184 USD, là phiên hiếm thấy.
Vào phiên ngày thứ Năm 6/10, giá cà phê robusta London lên cao nhất tuần, đạt mức 2.025 USD/tấn cho kỳ hạn tháng 11 và mức 2.051 USD/tấn cho kỳ hạn tháng 1.
Giá cà phê arabica tại thị trường New York có 3 phiên tăng trưởng liên tiếp, tổng cộng tăng 11,1 cent, chiếm 4,94 %, lên mức 235,8 cent cho kỳ hạn tháng 12.
Giá cà phê robusta nhân xô tại Tây Nguyên cũng lên mức 44.500-44.600 đồng/kg, mức cao nhất trong vòng nửa tháng qua.
Thông tin mưa bão xảy ra liên tục tại Việt Nam và thời tiết xấu ở Brazil làm chậm nguồn cung ra thị trường khiến các nhà rang xay lo lắng. Nông dân ở Đak Lak, vùng trọng điểm của cây cà phê Việt Nam cho biết, mưa còn kéo dài như hiện nay thì thu hoạch vụ mới phải qua tháng 11. Do đó vào giữa tháng 12 mới có thể đưa cà phê vụ mới ra thị trường.
Cuối tuần, giá cà phê giảm mạnh trên cả 2 thị trường. Tại London, giá cà phê robusta giảm 70 USD, tức giảm 3,58 %, xuống 1.955 USD/tấn cho kỳ hạn tháng 11 và giảm 68 USD, tức giảm 3,43 %, xuống 1.983 USD/tấn cho kỳ hạn tháng 1. Tại New York, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 12 giảm 10,05 cent, chiếm 4,48 %, xuống còn 224,35 cent/lb.
Giá cà phê trong nước cũng mất 1.200 đồng xuống còn 43.300-43.400 đồng/kg nhân xô.
Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ ở mức 2.055 USD/tấn, FOB, vẫn duy trì mức cộng 100 USD so với giá giao tháng11 tại London.
Chủ tịch khối Eurozone vừa tuyên bố, Liên minh Châu Âu sẽ làm đủ mọi cách để vực Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ chứ không thể để cho nước này vỡ nợ. Các chuyên gia của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cũng vừa đưa ra cảnh báo, Hy Lạp vỡ nợ không chỉ là thảm họa riêng của châu Âu.
Sở giao dịch Liffe NYSE quyết định sẽ mở kho tại nước ta, cho phép gửi mẫu từ Việt Nam sang London để kiểm tra chất lượng, nhằm rút ngắn thời gian giao hàng. Tin này là một thách thức lớn đối với sàn giao dịch BCEC tại Tây nguyên.
Anh Văn (giacaphe.com)
Sàn giao dịch BCEC đang còn lúng túng, vừa làm vừa học vừa đúc rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhưng nhà nước cho NYSE mở kho tại nước ta là hoàn toàn bất lợi cho BCEC, có thể đẩy nó đến chỗ phải chết yểu chăng?
Để tồn tại thì BCEC phải lên tiếng khẩn trương, đừng để nước đến chân rồi mới nhảy!
Thời buổi kinh tế mở, việc nhà nước cho NYSE mở kho tại nước ta là điều tất yếu. Sàn giao dịch BCEC muốn tồn tại thì phải tự mình vươn lên, nếu không trụ nổi thì dẹp tiệm tránh lãng phí NSNN và còn không nên chơi bài “Chó cậy gần nhà, Gà cậy gần vườn”.
Ok với bạn Bốn Cà, nhưng tôi cho rằng TTKH London không còn mang bản chất tiến bộ như mục tiêu khi ra đời là đem lại cho nông dân một phương thức mua bán thuận tiện và hiện đại nữa. Bây giờ nó là nơi cho các nhà tư bản tài chính và các quỹ đầu cơ thao túng thị trường, bên cạnh là dành cho những người “chơi hàng giấy” và đánh bạc công khai.
Vấn đề tôi quan tâm suy nghĩ là tại sao một số nước như Brazil, Indo, Ấn Độ… vẫn xây dựng sàn mua bán cà phê của riêng mình. Bên cạnh việc thu được thuế, có thêm công ăn việc làm cho lao động nước mình còn tránh khỏi sự thao túng trên các sàn quốc tế. Sợ gì chuyện không có khách đi chợ? Xa xôi như sàn Kenya vẫn có khách đến mua bán miễn là CÓ HÀNG.
Cứ sản xuất hàng chất lượng như Indo thì bán được giá London cộng 200-300$, thậm chí có khi hơn 500$ mà khách mua vẫn tìm đến. VN là nước sản xuất R số 1 thế giới mà!
BCEC nếu làm một phép so sánh với các ” chợ” nước ngoài thì chỉ tầm cỡ như cái chợ chiều mà thôi! Việc NYSE có mặt tại VN là yếu tố tích cực giúp đưa thương hiệu cà phê VN ra thế giới, hãy xem đây là yếu tố tích cực và xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập. Đừng để nông dân cứ “tắm” ao nhà mãi
Một mặt, thị trường thế giới đang bất ổn. Nhưng mặt khác, chính những thương lái thu mua cà phê tại các địa phương đưa ra những tin đồn xấu gây lo lắng cho bà con nông dân. Những thương lái này lợi dụng lúc thị trường có nhiều biến động để giảm tuột giá thu mua, tranh thủ gom nguyên liệu với giá thấp nhất để trữ hàng. Dù nhà nước có kế hoạch mua dự trữ, nhưng nếu người dân trong điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu vốn sẽ phải chấp nhận bán sớm với giá thấp cho thương lái.
Đến nay, các ý tưởng về bình ổn giá cả để đảm bảo cho quyền lợi của người nông dân vẫn chưa thành hiện thực.
Các đại lý có thế áp đặt giá cả vì tại các địa phương vùng xa, các thương lái gần như độc quyền trong việc thu gom, nếu có đơn vị nào thu mua với giá không theo ý đồ của các thương lái sẽ bị cho là phá giá vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Hiện nay, thương lái chỉ cần thu gom với giá thấp để cung cấp cho các đại lý và ăn hoa hồng, không quan tâm gì đến quyền lợi của người nông dân, và đây là một thực tế.
Chắc chắn mình không đồng ý với duchuy rồi. Này nhé.
-BCEC tầm cỡ như chợ chiều? sao bạn lại so sánh một đưa bé đang tập đi với một cụ già 150 tuổi. Đã đẻ nó ra thì phải tìm cách để nuôi nó chứ? hay bạn muốn cho nó chết?
-Đưa cà phê VN ra thế giới? Cà phê VN đã xuất đi trên 80 nước và vùng lãnh thỗ thế giới rồi đó.
-Cà phê VN chưa có thương hiệu? trời ạ! bạn không thấy người ta đang chôm của VN đó sao?
-Tiến trình hội nhập? nhưng trong trường hợp này coi chừng bị hòa tan đấy, cần phải có lộ trình cụ thể ! (có dịp ta bàn thêm chủ đề này bạn nhỉ).
-Đừng để nông dân “tắm” ao nhà? bạn lại nhầm nông dân với các nhà kinh doanh, kinh tế hay nhà gì gì… rồi! Sao bạn lại bắt nông dân bơi ra biển? tội nghiệp bà con chứ!
Rất vui khi thảo luận cùng bạn.
Cám ơn Y5 đã dành cho bà con sân chơi bổ ích.
Sàn LIFFE và ICE không phải là “Ông lão”150 tuổi đâu bạn, mà thật sự là ” Gã khổng lồ” bên cạnh ” Bé tý hon” BCEC đấy!
Bạn thử tìm hiểu lịch sử các phiên giao dịch trên BCEC, số lượng giao dịch thành công lớn nhất trong 1 phiên trên BCEC và đem so sánh với sản lượng Rubusta/mùa vụ của VN thử xem.
Buồn quá duchuy ơi. Kẻ nói gà, người nói vịt thì sao mà trao đổi được!
-Mình so sánh BCEC như đứa bé mới tập đi là còn cảm tính chứ nó mãi đến tháng 3 vừa rồi mới chính thức cắt rốn, đặt tên với ông cụ NYSE 150 tuổi bởi vì cụ ấy ra đời từng ấy năm, tràn đầy kinh nghiệm không chỉ để đi đứng mà còn chạy nhảy leo trèo đủ cả. Mình đâu có nói qui mô. Mà ai lại đi nói chuyện qui mô giữa 1 sàn của tỉnh với 1 sàn đã vươn ra khắp năm châu. Còn hiểu theo cách của bạn thì mình không dỡ hơi mà đem con chuột để so sánh với con voi đâu.
-Còn nói về lịch sử thì bạn muốn làm ngược lại theo kiểu con ếch muốn phình to thành con bò? Cái này thì mình chịu. Mới đẻ mà cũng có lịch sử thì quả là ghê gớm quá.
Chẳng ra cái ông chằng bà chuột nào cả. Bó tay.
Chịu bác Cafe Vối .
Đủ cả gà, vịt, chuột, voi, ếch, bò… bác còn con gì nữa không đem ra cho nó đi, đứng, leo, trèo, chạy, nhảy… đủ bầy luôn?
Thấy sôi nỗi quá mình liền vào trang bcec.vn tìm hiểu thêm nhưng thấy thông tin trên bcec cập nhật còn chậm lắm, chỉ có kết quả phiên giao dịch ngày 07/10 là mới nhất, với tổng khối lượng giao dịch thành công là 21 lô ( 42 tấn), giá trị giao dịch là 1.854.000.000 đồng, không biết BCEC có đủ phí hoạt động không nữa?
Nếu ngày 7/10 mà giao dịch với giá đó thì cà phê này thuộc loại xi-cà-que rồi.
Mời bạn Cư Pul kiểm chứng thông tin tại đường link này nhé
http://bcec.vn/portal/page/portal/Bcec/giao_dich?cat_name=result_in_day
Cũng như nhiều bạn nói, tui ko quan tâm gì sàn vì đưa cà phê lên đó được cũng nhiêu khê lắm. Ý tui còn theo hocuduc nói, ngày 7/10 giá giao dịch sàn đạt 44.142 đ/kg trong khi giá thị trường 44.600 đ/kg, thì lên sàn chi cho mệt, còn chịu các loại phí tổn nữa. Nông dân không màng đến sàn là phải.
Giá cả thế này bạn còn đòi lên sàn trên BMT bán hử? có họa là dở hơi. Bán quách cho đại lý mà được giá hơn đó.
Chào các bác, thấy thảo luận sôi nổi quá nên em cũng muốn tham gia chút ít ạ.
Là cha là mẹ sinh ra ra một đứa con thì sớm hôm chăm lo khôn xiết, ấy vậy mà có BCEC rồi mà họ còn cấp phép cho VNX giao dịch mặt hàng cà phê, vậy là hai đứa con phải đấu tranh một mất một còn (vì trên thế giới chưa có nơi nào như VN hai sàn giao dịch có cùng một mặt hàng và thường thì một sàn giao dịch gắn với một mặt hàng nhất định), vậy thì theo tôi chỉ nên có một mà thôi, từ đó đầu tư nhân – vật lực để nó có thể phát triển tốt, mang lại lợi ích cho người trồng cà phê.
Còn trước đây có một số bác kêu ca sàn như thế này, như thế kia… Thì tôi xin thưa với các bác rằng chính các bác cũng chưa tích cực tham gia giao dịch nên đã góp phần làm nên tình trạng như hiện nay. Tại sao vậy? Hệ thống giao dịch của BCEC (theo tôi được biết) hiện nay đã tương đối hoàn chỉnh, chỉ chờ các bác mang cà tới gửi vào vậy mà năm nào cũng có một số lượng rất ít hàng được được gửi vào kho BCEC. Ai cũng nói ở đó giao dịch rất ít, thưa thớt… Nhưng nếu các bác không “xắn tay áo” nhảy vào cùng làm (tham gia giao dịch) thì điều tất yếu sẽ xảy ra là BCEC sẽ tàn lụi thôi. Tất nhiên chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch hàng hóa nên cũng không tránh khỏi những hạn chế hay chưa phù hợp nên rất mong mọi ý kiến đóng góp.
Một vài lời xin mọi người hãy cùng đóng góp ý kiến. Em ít học nên nếu có gì không phải hay đụng chạm tới ai xin các bác bỏ qua.
Thân ái!!
Người ta chưa mang cà phê tới gửi là không phải lỗi của người ta mà là lỗi của các anh ở BCEC. Có bao giờ các anh tự hỏi tại sao năm nào cũng có chuyện đại lý xù mà người ta cứ gửi, còn các anh hoành tráng thế mà người ta không gửi?
Chú Ba Đờn có nói “Sách có câu: tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Như Phước Trung nói trên thì các anh đốt sách mất tiêu rồi.
Anh Hai Lúa nói đúng, dân không gửi cà phê chứng tỏ chiến lược của BCEC chưa đúng. chưa được lòng dân.
Bây giờ vào trang chủ website của BCEC vẫn còn thấy lịch nghĩ lễ 2/09/2011.
Đúng đó bạn!
Thông tin trên bcec,vn cũ lắm, không cập nhật kịp thời, lại ” nghèo’ về nội dung nữa… thử hỏi làm sao mà không “ế” như chợ chiều được
PT nói tôi thấy cũng có ý đúng, giống như Chu Du than : “Trời sinh BCEC sao còn sinh VNX”.
Sợ phải đối đầu nên Chu Du với Gia Cát “bắt tay nhau, cùng nhau tiến bộ” rồi thì PT còn kêu gì nữa. Hay là kêu đã trở thành thói quen của công chức ngày nay rồi?
PT còn nói “trên thế giới chưa có nơi nào như VN” là chính xác, đã đến lúc thế giới phải học của VN rồi đó. Phải tự hào chứ PT.
Ko đụng ai đâu, nhưng bạn nói khó nghe lọt tai lắm!
Phước Trung nói bậy rồi, trách nông dân vậy là không đúng. Tôi có để ý và biết sàn BCEC ở BMT chính thức vận hành vào ngày 11/30/2011 vừa qua, mà khi đó tôi và những nhà nông thân cận đã bán hết cà phê rồi thì quan tâm làm chi nữa? Sau ngày đó may ra còn các doanh nghiệp.
Tôi và bạn bè dự tính thu hoạch xong sẽ tìm hiểu điều kiện tham gia sàn rồi tính.
Theo lời nói tôi nghĩ PT là người của sàn, mà nói cách như thế chỉ càng làm cho người ta xa lánh sàn hơn.
Hic… đau đầu thật
Hic…đau đầu thiệt (xin lỗi PT nhe), mấy người ở BCEC cũng đau đầu lắm các bạn ah. Tôi thấy họ cũng loay hoay mãi nhưng chưa có kết quả gì mấy. Không nên vội trách họ lại càng ko thể trách nông dân hay nhà đầu tư hay doanh nghiệp. Thực ra họ cũng làm được khá nhiều việc nhằm quảng bá, tuyên truyền, cố đưa sàn đến gần người SX nhất nhưng vấn đề (theo cá nhân tôi) có lẽ ở đó đang thiếu 1 cơ chế hoặc là 1 cái đầu có thể xoay chuyển tình thế. Các bạn đều đúng cả, BCEC so với LIFFE thì quả là tội quá, khập khiễng quá, khác gì giấc mơ trăm năm thành 1 ngày. Nhưng nếu ngay từ bây giờ ko ai làm gì cả thì nó sẽ trở thành giấc ngủ ngàn thu mất.
Vậy tôi mong mọi người hãy cố gắng tìm hiểu, tiếp cận, thâm nhập vào nó với tinh thần người Việt Nam, mỗi người chúng ta trên Y5Cafe hãy là nhân tố tuyên truyền, giới thiệu cho BCEC, hãy là những viên gạch cho BCEC ngày càng gần gũi và đi vào trong cuộc sống người yêu mến cafe.
Các bạn có phản ảnh hoặc yêu cầu gì có thể gọi đến Phòng quản lý thành viên BCEC- 0500.3877555 hoặc Cty Môi giới VNCB- 0500.3877776 họ sẽ cung cấp thông tin hoặc tư vấn cho bạn. Chỉ cần 01 bản sao công chứng giấy CMND bạn đã trở thành thành viên của BCEC rồi.
Thân ái!
Có thể BCEC không “muốn” làm vì đã có “nguồn sữa” ngân sách?
Muốn biết làm sao để lôi kéo nông dân? hi hi. Thuê bác đây tư vấn cho nè.
Phải chịu khó suy nghĩ rằng nông dân mình trình độ thì chưa cao (không phải là còn thấp đâu nghe), mà lại hay lý sự, tính toán (VN mà). Suy nghĩ như PT và HB là không hợp lý rồi, đụng đâu thấy cũng dở ẹc.
-Này nhé : Các bạn có phản ảnh hoặc yêu cầu gì có thể gọi đến Phòng quản lý… thấy sai chưa?
Sàn cần nông dân hay nông dân cần sàn? vậy thì ai gọi ai? thấy chưa? phải lần theo mà gỡ chứ.
Các bạn có thể cho rằng biết ai mà gọi. Đúng, vậy thì chờ đến bao giờ?
Hãy đặt mình vào vị trí của nông dân để tìm ra cách giải quyết.
Mà không thuê mình thì mắc gì nói nhỉ !
Gọi chi cho tốn tiền điện thoại hả bác? biết có được gì không?
Ở đời mà, ai muốn ăn thì lăn vô bếp, ai muốn chết thì lết vô săn, cấm có sai bác nhỉ.
Có phải ý bác Cafe Việt là cần có đường dây miễn phí để bà con tham vấn?
Nhà nước đầu tư cho BCEC tiền tỷ, chừng này nhằm nhò gì hả bác.
“Này nhé : Các bạn có phản ảnh hoặc yêu cầu gì có thể gọi đến Phòng quản lý… thấy sai chưa?
Sàn cần nông dân hay nông dân cần sàn? vậy thì ai gọi ai?” Theo tôi nói như Cafe Việt vậy là không đúng rồi. Chúng ta cần nhau chứ không phải ở đây ai cần ai, còn việc so sánh với Liffe thì theo tôi không nên, ta nên theo học hỏi kinh nghiệm, cách làm của họ chứ đừng nên so sánh quá khập khiễng các bác ạ.
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Tâm, có lẽ nên cung cấp một đường dây tham vấn miễn phí.
Tuy nhiên do một phần chúng ta sinh sau đẻ muộn (thiếu kinh nghiệm lẫn cách làm) nên tôi thấy vẫn còn khá nhiều điểm BCEC chưa thực sự GẦN được người nông dân. Vả lại dân ta xưa nay quen với cách mua bán truyền thống rồi, tôi thấy đã đến lúc cần có sự chuyển biến về cách nghĩ và làm của cả hai bên để làm sao người nông dân thật sự làm chủ và chính mình quyết định được giá cả của sản phẩm mình làm ra.
Thân ái!
Vậy thì PT cứ ngồi đó mà lý sự cho được gần nhé! còn lúc nào cần chuyển biến thì nông dân khắc biết!