Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”

Dù chưa được luật pháp cho phép nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài đã mua trên 50% tổng lượng cà phê nguyên liệu trên địa bàn cả nước.

Xem thêm: > Một DN nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê từ nông dân

Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa” việc trực tiếp mua cà phê từ người dân. Nhiều công ty xuất khẩu cà phê trong nước cho biết với hoàn cảnh vốn thiếu, lãi suất cao… như hiện nay, việc đề xuất trên càng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.

Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa”việc trực tiếp mua cà phê từ người dân.
Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa” việc trực tiếp mua cà phê từ người dân.

“Mở cửa” cho nước ngoài

Chương trình tạm trữ sẽ diễn ra đúng kế hoạch

Đó là khẳng định của Vicofa ngày 2-10. Ông Lương Văn Tự cho biết thực tế hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn nhiều so với các năm trước. Cung cầu cà phê thế giới niên vụ 2011-2012 cũng không thừa như các thông tin trước đó đưa ra. Do đó, triển khai chương trình tạm trữ sẽ có tác động tích cực đến giá cả trong nước và xuất khẩu.

Theo ông Đỗ Hà Nam – tổng giám đốc Công ty CP Intimex TP.HCM, Intimex TP.HCM đã được ngân hàng đồng ý cấp vốn để mua 100.000 tấn cà phê như cam kết từ đầu, các doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình đàm phán với ngân hàng nên chương trình tạm trữ sẽ được tiến hành đúng kế hoạch.

Theo công văn của UBND tỉnh Đắk Lắk gửi Bộ Công thương, tỉnh đã đề xuất cho Công ty chế biến cà phê Man – Buôn Ma Thuột (liên doanh giữa Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2-9 Đắk Lắk và Công ty E.D. & FMan Vietnam Holdings B.V, vương quốc Anh) được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.

Đây là trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được tỉnh Đắk Lắk đề xuất xin cơ chế riêng để mua cà phê, và nếu được chấp thuận sẽ là công ty nước ngoài đầu tiên tại VN được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.

Lý giải việc này, UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man – Buôn Ma Thuột từ lâu đã có liên kết với các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn để phát triển cà phê có chứng nhận cà phê sạch (tiêu chuẩn 4C). Với sự đầu tư lớn như thế, nếu không mua được cà phê trực tiếp từ nông dân thì sẽ rất thiệt thòi cho công ty.

Theo ông Trần Hiếu – phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, sở dĩ UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất cho Công ty Man – Buôn Ma Thuột mua cà phê trực tiếp từ nông dân bởi đây là công ty liên doanh góp vốn với một công ty nhà nước.

Dù chưa được thông qua nhưng đề xuất này đã khiến nhiều doanh nghiệp cà phê trong nước thật sự lo lắng. Bởi hai năm qua dù chưa được phép mua cà phê trực tiếp từ người dân, nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các công ty nước ngoài đã ngày càng mở rộng hệ thống mua cà phê trên thị trường nội địa.

Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN (Vicofa), cho biết đến nay 12 nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới đều đã có mặt tại VN để mua và xuất khẩu cà phê. Mạng lưới của các công ty này rộng khắp các vùng cà phê trọng điểm cả nước thông qua đại lý hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu như cách đây hai năm tỉ trọng các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 15% thì đến hôm nay đã trên 50%.

Ông Vân Thành Huy, tổng giám đốc Công ty Inexim Đắk Lắk, cho biết các năm trước 20 doanh nghiệp cà phê hàng đầu VN xuất khẩu trên 80% cà phê cả nước nhưng vụ vừa qua chỉ còn trên 60%, và với xu hướng này vụ năm nay còn xuống thấp hơn nữa.

Không đúng luật

Lãnh đạo Vicofa cho rằng nếu chỉ dựa vào việc doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra một số tiền nhỏ lấy chứng nhận cà phê sạch để cho họ mua cà phê trực tiếp là sai luật. Là người trực tiếp tham gia đàm phán với các nước trong quá trình VN tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Lương Văn Tự cho biết phía VN đã nỗ lực đàm phán để thỏa thuận với các đối tác giữ thị trường nội địa bằng cách không đồng ý cho các doanh nghiệp nước ngoài được mua trực tiếp nhiều loại nông sản Việt Nam, trong đó có cà phê.

“Theo cam kết với WTO, cho dù mở cửa thị trường nhưng VN cũng không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia trực tiếp việc mua bán cà phê với người dân” – ông Tự khẳng định.

Theo ông Vũ Đức Tiến – giám đốc Công ty xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), lý do mà UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man – Buôn Ma Thuột có chứng nhận cà phê sạch 4C là không thỏa đáng, bởi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay đã có một số doanh nghiệp đang thực hiện quy trình này.

[ Tìm hiểu các chứng nhận cà phê phổ biến hiện nay ]

Theo ông Tiến, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với các công ty xuất nhập khẩu cà phê có vốn đầu tư nước ngoài khi các công ty này được phép tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân.

Doanh nghiệp cạnh tranh, nông dân được lợi?

Nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép công ty cà phê nước ngoài đầu tư và tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp từ nông dân là một việc làm có lợi cho thị trường cà phê.

Ông Lê Văn Phượng, một nông dân trồng cà phê tại Bảo Lâm (Lâm Đồng), cho biết trước đây bán cho các doanh nghiệp cà phê trong nước rất khó vì họ không mua trực tiếp của dân mà thông qua các đại lý. Giá bán cho doanh nghiệp trong nước cũng thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Năm rồi có thêm các đại lý của công ty nước ngoài nên bán cà phê dễ dàng hơn nhiều.

Ông Nguyễn Xuân Thái – giám đốc Công ty cà phê Thắng Lợi (Krông Pắk, Đắk Lắk) – cho rằng càng có nhiều doanh nghiệp mua cà phê cho nông dân thì càng tăng tính cạnh tranh trong “cuộc đua” này, nông dân sẽ được hưởng lợi về giá cả.

Tuy nhiên, theo một nhà môi giới cà phê tại TP.HCM, không nên gắn việc giá cà phê tăng mạnh trong vụ vừa qua là kết quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh thu mua. Bản thân trong nước đã có hàng trăm doanh nghiệp cà phê, họ cũng phải cạnh tranh để mua hàng và xuất khẩu chứ không có chuyện cấu kết nhau ép giá người dân. Giá trong nước bám sát giá xuất khẩu trên thị trường thế giới và giá trong nước tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. thuận hòa

    …Trích nguyên văn : (Chương trình tạm trữ sẽ diễn ra đúng kế hoạch
    Đó là khẳng định của Vicofa ngày 2-10. Ông Lương Văn Tự cho biết thực tế hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn nhiều so với các năm trước. Cung cầu cà phê thế giới niên vụ 2011-2012 cũng không thừa như các thông tin trước đó đưa ra. Do đó, triển khai chương trình tạm trữ sẽ có tác động tích cực đến giá cả trong nước và xuất khẩu.
    Theo ông Đỗ Hà Nam – tổng giám đốc Công ty CP Intimex TP.HCM, Intimex TP.HCM đã được ngân hàng đồng ý cấp vốn để mua 100.000 tấn cà phê như cam kết từ đầu, các doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình đàm phán với ngân hàng nên chương trình tạm trữ sẽ được tiến hành đúng kế hoạch.)…
    Vậy theo ông Tự biết THỰC TẾ như thế thì nên đề nghị các đơn vị được cấp quyền thu mua và xuất khẩu cafe nên điều chỉnh nâng giá sàn cho bà con nhờ chứ hơi đâu mà mua gom trữ? Còn nếu muốn dự trữ thì nên đầu tư vào tiền cho bà con nông dân vay sẽ thực tế hơn.

    1. Tư Mõ Cày

      Đọc nhiều ý kiến của bạn, nhưng lần này không hiểu bạn có lập trường thế nào và bạn nói gì nữa.
      -Sao bạn nói các đơn vị thu mua điều chỉnh nâng giá cho bà con nhờ, bạn có ảo tưởng không?
      -Bạn còn nói : nên đầu tư vào tiền cho bà con nông dân vay sẽ thực tế hơn.
      Bạn lại nhầm rồi, bạn tưởng DN KDXK cà phê là ngân hàng hay sao mà đem tiền cho nông dân vay?

  2. Dân Cafe nông trường

    Theo tôi, nhà môi giới cà phê tại TP.HCM chỉ môi giới mua bán giữa cty cà phê trong nước với cty cà phê nước ngoài chứ biết sao được chuyện DN câu kết nhau ép giá người dân mà ý kiến.
    Bà con có nhớ những lần giá mạng tăng mạnh nhưng đợi mãi mà chưa có giá thu mua. Đến trưa trợt mới có giá thấp tè mà bà con la ó phản đối trên Y5 không? Giá đó vì sao mà chậm? vì sao mà thấp? Không phải là đợi các Cty lớn hội ý rồi mới đưa giá ra à? Đó không phải là câu kết thì là gì? (thương lái của các vị khai hết rồi)
    Thậm chí còn cho giá trên mạng luôn cao hơn giá thực, như giá hạt tiêu xô vậy.
    Đừng có ngoa ngôn mà tưởng nông dân không biết gì nhé!

  3. thuận hòa

    Sory bạn Tư mỏ cày:
    .-Sao bạn nói các đơn vị thu mua điều chỉnh nâng giá cho bà con nhờ, bạn có ảo tưởng không?
    Mình trả lời với bạn ý mình là việc thách giá như trường hợp giá tiêu hiện tại vì VN đang là nước XK cafe lớn thứ hai thế giới mà. Cho nên các DNXK có quyền chào giá bán cao hơn giá sàn LD-NY
    -Bạn còn nói : nên đầu tư vào tiền cho bà con nông dân vay sẽ thực tế hơn. Bạn lại nhầm rồi, bạn tưởng DN KDXK cà phê là ngân hàng hay sao mà đem tiền cho nông dân vay?
    Ý mình là việc kiến nghị với các ngân hàng cho các doanh nghiệp thu mua vay tiền mua tạm trữ thì nên tạo cửa mở cho bà con nông dân được ưu tiên vay tạm trữ gây sức ép lên thị trường và khi người dân có tiền sẽ không bán tháo thì giá cả lên sẽ có lợi cho chính người sản xuất có đời sống khả quan đầu tư cafe cũng tốt hơn.

  4. duchuy

    Tạm trữ chưa hẳn là công cụ hiệu quả cho các DNTN
    1/ Các DNTN quá yếu về vốn, do đó chịu áp lực lãi suất vay NH trong suốt thời gian hàng lưu kho, giá cà phê nội địa thường liên thông với sàn LIFFE, chờ khi các DNTN đã tạm trữ hàng đầy kho, lúc đó các nhà rang xay, nhà đầu cơ… ép giá trên sàn LIFFE xuống ” hết cỡ” và duy trì với thời gian dài ( tương đương với thời gian tạm trữ) thì liệu DNTN có dám ” ôm bom” chờ nổ không?
    2/ Khi đã không thể ” ôm bom” thì các DNTN chỉ còn cách bán tháo ngay cho các DNNN ( đang kinh doanh tại VN) với giá rẻ! đó là con đường thu hồi vốn nhanh nhất!
    3/ Các DNNN sẽ tiếp tục tạm trữ ngay tại VN bằng cách nhập vào kho ngoại quan, và vô cùng cám ơn DNTN đã “tiếp tay” để cho họ mua được cùng lúc một khối lượng hàng khá lớn, giá rẻ với chi phí thu mua gần như là bằng 0
    4/ Đến mùa giáp hạt, các DNTN thiếu hàng giao cho các HĐ đã ký, thật đơn giản hãy đến kho ngoại quan mà chở nhưng lưu ý lúc đó giá không còn như thời mua tạm trữ đâu
    Cầu trời đừng để xảy ra chuyện lớn như vậy! vì nếu nó xảy ra nông dân sẽ khổ lắm, trong thời gian hàng còn tạm trữ trong kho DNTN thì nông dân không thể bán với giá cao được và cũng không còn hàng để “cạnh tranh” với hàng trong kho ngoại quan lúc giáp hạt

    1. Nguyễn Chính Nghĩa

      Xin chào bạn duchuy, chào bà con và quí vị: Tôi rất đồng tình với cách lập luận của bạn. Bạn chắc đang làm việc trong các DN xuất khẩu và hiểu rõ nội tình. Điều mà bạn đề cập và nỗi lo cho nông dân, theo tôi chắc chắn sẽ xẩy ra, nếu Vicofa và các DNTN thực hiện tạm trữ đúng như họ đang nói. Nhưng xin thưa bà con và quí vị, tôi dám chắc chắn rằng Vicofa và các DNTN sẽ không làm như họ nói. Đây là việc làm “một mũi tên bắn trúng nhiều đích”. Nhưng cái đích quan trọng là bảo vệ lợi ích cho người trồng cà phê thì không có.

      Chính Nghĩa tôi có vài suy nghĩ thế này, để bà con và quí vị xem xét:
      -Theo tôi chủ trương tạm trữ cà phê là hoàn toàn đúng đắn, nhưng tạm trữ lúc nào và ai là người chịu trách nhiệm cho rủi ro của tạm trữ đó mới là vấn đề cần phải bàn. Vấn đề tạm trữ chỉ nên làm khi mà giá bán cà phê nhân thấp hơn giá thành sản xuất, lúc này nếu không tạm trữ thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bà con trồng cà phê, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Khi đó vấn đề tạm trữ là vấn đề quốc gia đại sự, chứ không phải là vấn đề riêng của ngành cà phê nữa. Khi đó Chính phủ phải đứng ra chịu trách nhiệm, các DNTN chỉ đứng ra mua và giữ hàng cho Nhà nước mà thôi. Tạm trữ phải làm như các QUĨ TỔNG HỢP trên thế giới (qũi đầu cơ tổng hợp là quĩ mà khi họ đã tham gia thị trường thì xu hướng thị trường đi theo họ. Họ đang mua thì thường là giá lên và ngược lại, và chỉ khi nào có lời thậm chí lời lớn họ mới tất toán). Để làm được như vậy trong vấn đề tạm trữ cà phê ở nước ta, ngoài CHÍNH PHỦ ra không tổ chức cá nhân nào có thể làm được. Và nếu làm được như vậy thì TẠM TRŨ MỚI THẬT SỰ LÀ TẠM TRỮ. Tạm trữ khi đó mới đem lại lợi ích cho nền kinh tế, đem lại lợi ích cho bà con trồng cà phê.
      -Trở lại vấn đề tạm trữ của ta hiện nay:Nếu với đề án mà Vicofa và các DNTN sắp thực hiện thì hoàn toàn không phải là tạm trữ mà thật sự chỉ là ĐẦU CƠ. Mà đã là đầu cơ thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi và nếu thực sự diễn ra như vậy thì hỡi ơi… phương án mà bạn duchuy nói ở trên chắc chắn sẽ thành sự thật. Vậy thì thưa bà con và quí vị, những điều cơ bản abc về quản trị rủi do như vậy mà lãnh đạo Vicofa (trong tay có rất nhiều chuyên viên giỏi) và các CEO DNTN lại không biết hay sao? Theo tôi thì hoàn toàn không phải họ không biết :
      + Họ biết nhưng họ không dám tham mưu cho Chính phủ, có thể do sợ trách nhiệm cá nhân nếu vấn đề tạm trữ xẩy ra không suôn sẻ. Họ biết nhưng họ vẫn cố tình tham mưu như hiện nay để phục vụ cho LỢI ÍCH NHÓM. Chứ không phải vì lợi ích của nền kinh tế và của người trồng cà phê.
      +Những doanh nghiệp làm ăn giỏi và khoẻ mạnh, chắc chắn không muốn tạm trữ kiểu này. Đã là đầu cơ thì cũng vỡ nợ dễ như chơi. Vậy thì tại sao các DNTN lại ủng hộ chủ trương này thế? Xin thưa bà con và quí vị, họ ủng hộ vì họ đang rất rất kẹt tiền. Chí ít ra thì họ sẽ vay đựoc một khoản tiền lớn với thời gian dài và lãi suất thấp để quay vòng vốn mà thôi.
      +Còn những DN làm ăn kém thậm chí đang trên bờ vực phá sản thì đây quả là một ân huệ cuối cùng. Mua xong nếu giá mà vút cao thì đổi đời, còn không thì cũng kéo dài sự tồn tại thêm một thời gian nữa rồi lại có lí do phá sản do tạm trữ.
      Hỡi ôi! TẠM TRỮ NHƯ VẬY MÀ CŨNG GỌI LÀ TẠM TRỮ Ư. Thật là một mũi tên nhưng lại trúng rất nhiều đích.
      Kính thưa bà con và quí vị. Do trình độ còn hạn chế, những điều Chính Nghĩa tôi vừa nói có gì sai sót mong bà con và quí vị lượng thứ.

      1. duchuy

        Cám ơn bạn Chính nghĩa đã quan tâm và cùng chia sẻ với bà con nông dân!
        Mình cũng là nông dân mà bạn! mình đồng tình với ý kiến của bạn chương trình tạm trữ do Vicofa đề xướng nghe có vẻ “đầu cơ” nhiều hơn là tạm trữ và tất nhiên các nhà nhập khẩu, đầu cơ nước ngoài, quĩ đầu tư, nhà ray xay… cũng sẽ có đối sách với việc thắt chặt nguồn cung từ VN.
        1/ Mỹ và Châu Âu tuy không sản xuất cà phê, nhưng lượng tồn kho hàng thật (niên vụ trước) của họ chắc chắn lớn hơn nhiều so với lượng các DNTN sẽ tạm trữ niên vụ này, do đó họ vô tư mở kho và “quét dọn” sạch sẽ, đồng thời dùng quyền mua đón trên sàn LIFFE để “dọn kho” với giá có lợi nhất và “giúp đỡ” các DNTN mua tạm trữ với giá “không được thấp”.
        2/ Cuối thời gian tạm trữ khi DNTN hoàn thành “chỉ tiêu” và hết tiền mặt thì họ sẽ dùng quyền bán khống kết hợp với chuyển vị thế trên LIFFE theo kiểu “double” thì lúc đó giá đi về đâu bạn biết rồi đó!
        3/ Sau khi dọn kho sạch sẽ thì đã đến lúc họ “yên tâm” nhập hàng niên vụ mới có “certificate of origin from Vietnam”
        Vài ý kiến chia sẻ cùng bạn!
        Chúc bà con nông dân có vụ mùa thắng lợi!

  5. quan tam

    Nói thẳng ra rằng kinh doanh là kiếm lời, bởi vậy mới có nhiều bài nhiều thông tin nhiễu loạn kiểu “đục nước bèo cò” và vòng vo là tất yếu!
    Nếu muốn bảo vệ nông dân như ý tưởng của Vicofa là nên tính toán thời điểm thuận lợi nhất đề nông dân bán hàng, hỗ trợ nông dân khi giá rẻ, đặt lợi ích nhà nước và nông dân lên hàng đầu khi đấy sản xuất mới thực sự bền vững được. Còn vì mục đích kiếm lời thì như thời tiết lúc nắng lúc mưa mà thôi.

  6. nin

    Tôi rất đồng tình với UBND tỉnh Đak Lak về việc doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp mua cà phê từ người dân. Việc UBND tỉnh Đak Lak làm vì lợi ích toàn xã hội trong đó có người nông dân (những người thiệt thòi nhất trong mua, bán cà phê) và việc làm này đúng quy luật cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp trong nước phải tự nhìn lại mình để vươn lên như ông Nguyễn Xuân Thái giám đốc Công ty cà phê Thắng Lợi (Krông Păk, Đak Lak).
    Vì sao các doanh nghiệp trong nước lo? Vì mua sắm, xây dựng hạ tầng quá nhiều, nhưng tiền lại đi vay ngân hàng với lãi xuất rất cao, nếu bảo thủ thì dân bị thiệt thòi. UBND tỉnh Đak Lak làm đúng, tuy nhiên lấy ý kiến của dân, chắc chắn dân rất ửng hộ.

  7. Nông Văn Dân

    Tôi là người dân làm cà phê thấy việc UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa” việc trực tiếp mua cà phê từ người dân, là đúng đắn.
    Chỉ mới đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài hợp thức hóa trực tiếp mua từ người dân vậy mà các doanh nghiệp VN đã rối lên sợ mất “sân nhà”, các doanh nghiệp VN muốn không cho DNNN trực tiếp mua để DNVN tha hồ ép giá người dân, quá là tham lam, thua kiện vụ 18.000 tấn cà phê là đúng thôi, tham thì thâm.

  8. Nguyễn Chính Nghĩa

    Xin chào diễn đàn chào bà con và quí vị: Chính Nghĩa tôi đã có các bài comment trên diễn đàn của Y5Cafe với các chủ đề:
    -Lo thị trường cà phê sụp đổ.
    -Đăk Lăk, các DN FDI đang làm gì.
    -Tăng tốc xuất khẩu cà phê: Cốt lõi là sự đoàn kết của các doanh nghiệp.
    Trong các bài đó cũng đã đề câp đến khá nhiều vấn đề.
    Ở chủ đề này tôi chỉ góp ý thêm một vài ý như sau:
    -Ông Lương văn Tự chủ tịch VICOFA khẳng định rằng theo cam kết WTO, cho dù mở cửa thị trường, Việt Nam cũng không cho phép các DNNN, mua trực tiếp của nông dân.
    -Ông Vũ Đức Tiến giám đốc Vinacafe BMT thì lo ngại rằng các DNTN sẽ rất khó cạnh tranh khi mà các DNNN được phép thu mua trực tiếp từ nông dân.
    Có hai vấn đề ở đây cần bàn đó là :
    + Các DNNN được phép thu mua cà phê trực tiếp từ hộ nông dân trồng cà phê.
    + Các DNNN được phép thu mua cà phê từ các DNTN, các DN nhỏ, các đại lý, hộ kinh doanh cá thể có đăng kí kinh doanh (có sử dụng hoá đơn GTGT).
    -Nghị định 23/2007 của chính phủ : cho phép các DNNN chỉ được thu mua cà phê thông qua các DN hoặc đại lí có đăng kí KD (có hoá đơn GTGT)
    -Điều ông Tự khẳng định thì đúng rồi. Điều mà ông Tiến lo thì quả là lo quá xa, thế rồi báo chí cứ hùa vào rồi rùm beng lên, nào là cuộc xâm lăng, nào là DNNN làm trái luật. Chúng ta cứ hãy nhìn vào thực tế niên vụ 2010-2011, sáu DNNN trên địa bàn Dăk Lăk mua trên 195.000 tấn thì có bao nhiêu tấn họ mua trực tiếp của nông dân. Bằng chứng là sở Công thương Đăk Lăk đã khẳng định các DNNN đang làm đúng pháp luật Việt Nam. Cũng có DNNN họ báo cáo là có mua trực tiếp của nông dân với số lượng khoảng vài trăm tấn. Vài trăm tấn trên số lượng họ mua là vài chục ngàn tấn theo tôi con số nhỏ ấy là có thể chấp nhận được. Lãnh đạo tỉnh có biết và cho qua cái đó cũng là hợp lý.
    Một thực tế nữa là trong tổng số tren 200.000 ngàn tấn cà phê nhân mà các DN xuất khẩu Việt Nam mua liệu có được bao nhiêu tấn là mua trực tiếp của nông dân hay cũng chỉ mua thông qua các đại lí. Theo tôi được biết thì vài năm gần đây các DN xuất khẩu lớn như SIMEXCO Đăk Lăk… đã giải tán tất cả các điểm thu mua trực tiếp cà phê từ hộ nông dân và chỉ thu mua thông qua các DN nhỏ và đại lí. Đó là một sai lầm lớn. Thuật ngữ chiến tranh có câu “nuôi quân ba năm có khi chỉ dùng cho một trận đánh”. Vậy mà với một đội quân thu mua hùng hậu chỉ vì thấy cái lợi trước mắt họ đã giải tán hết để bây giờ cẩn nhũng chiến binh ra trận cạnh tranh với các DNNN thì hỡi ơi …
    -Việc UBND tỉnh Đắc Lăk cho phép một DNNN có liên doanh với DNTN được thu mua trực tiếp từ các nông hộ mà họ đã đầu tư là chẳng có gì sai phạm và khi họ đề nghị chắc chắn đã nghiên cứu kĩ về luật.
    -Việc lãnh đạo Vicofa và các CEO DNTN phản đối các DNNN, dùng các kênh báo chí này nọ chỉ tự hạ thấp mình mà thôi. Đến bà con nông dân nghe mà cũng còn khó chấp nhận.
    -Là một người Việt Nam phải nói lên những điều này Chính Nghĩa tôi cũng cảm thấy thật buồn.
    -Hi vọng một ngày không xa sẽ có những doanh nhân giỏi làm được điều mà các DNTN đang dần đánh mất. Để mỗi chúng ta có thể ngẩng cao đầu tự hào là con cháu Lạc Hồng.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85