Nếu như việc doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê của nông dân trước đây bị coi là không đúng luật thì gần đây chuyện này gần như hợp thức hóa khi có thông tin tỉnh Đăk Lăk đề nghị Bộ Công thương chấp thuận cho một doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê của nông dân.
Trao đổi với Đất Việt, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) nhìn nhận, nguy cơ sụp đổ toàn bộ thị trường cà phê Việt Nam là điều hoàn toàn có thể nếu để doanh nghiệp ngoại nắm tận gốc cây cà phê.
– Ông đánh giá thế nào về việc nếu có doanh nghiệp ngoại được cấp phép thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân?
– Giới kinh doanh cà phê trong nước nhận định, có một sẽ có hai, ba và nhiều nhà kinh doanh cà phê ngoại muốn thâm nhập sâu vào thị trường trong nước. Nhiều người cho đó là cơ hội nhưng lại không lường trước những ẩn họa phía sau toan tính từ các nhà kinh doanh nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp ngoại đang tỏ ra rất quyết tâm trong việc hợp thức hóa việc mua cà phê trực tiếp từ tay nông dân, bằng thực tế là họ tuyên bố đã đầu tư cho nông dân trồng cà phê, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài… Tuy nhiên, điều nghe rất hay này ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường khi doanh nghiệp ngoại nắm được tận gốc cây cà phê. Bởi khi đó ai đảm bảo an toàn cho thị trường cà phê VN? Ai sẽ điều tiết, đẩy giá lên hay hạ giá xuống (?) Việc này với các nhà kinh doanh cà phê thành thạo trên sàn London chỉ làm bằng dăm ba tin đồn.
– Nhưng chẳng lẽ va vấp thương trường vài thập kỷ rồi mà các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn dễ bị tin đồn chi phối?
– Va vấp tới đâu cũng rất khó đối phó với tin đồn. Tôi chỉ nêu ra một ví dụ rất thực tế vừa xảy ra cách đâu không lâu đã tác động rất lớn đến thị trường cà phê Việt Nam và thế giới. Vài tuần trước, trong lúc Vicofa chưa có một dự báo chính thức nào về niên vụ sắp tới nhưng trên báo chí trong và ngoài nước liên tục xuất hiện thông tin “Việt Nam vào vụ sớm”, “Việt Nam được mùa cà phê”, “Năm kỷ lục về sản lượng cà phê của Việt Nam”, hay “Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn, nông dân hoảng hốt, vào vụ chắc chắn phải bán tháo”… khiến giá cà phê trong nước rớt 6 – 7 triệu đồng một tấn. Vậy những thông tin đó từ đâu mà có, điều mà giới kinh doanh cà phê đều biết rõ là thị trường cà phê đang bị điều khiển từ bên ngoài. Mấy năm trước khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 10 – 20% lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam, nhưng năm vừa rồi đã lên mức 40%, dự đoán năm tơi sẽ vượt 50%, vì hầu hết các doanh nghiệp đã lập các điểm thu mua ở hầu hết các huyện ở những địa phương trồng cà phê.
– Họ đã đáp ứng đủ điều kiện nên dù không muốn chúng ta phải chấp nhận. Theo ông, doanh nghiệp trong nước cần làm gì để không mất thị phần lúc này?
– Năm 2001, thị trường cà phê Việt Nam tưởng chừng như sụp đổ vì mức lỗ lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại được Chính phủ cho phép mua tạm trữ và đã vực dậy được. Điều đó cho thấy nếu sức mạnh của một ngành hàng được quy về đầu mối sẽ có thể điều tiết được cả thị trường. Một số ngành hàng của Việt Nam như cao su, lương thực, hồ tiêu… đã làm được điều này đó thôi.
– Nghĩa là Hiệp hội cà phê đang cần hỗ trợ từ phía Nhà nước?
– Cần Chính phủ đứng đằng sau các doanh nghiệp trong việc xây dựng những cơ chế, và coi Hiệp hội là đầu mối điều tiết thị trường thông qua những biện pháp đồng bộ. Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay mở quá rộng, kiểm soát khó, hoạt động cà phê quá đông, quá ồn ào. Nếu bằng cơ chế có sự sàng lọc thị trường sẽ dễ kiểm soát hơn.
– Cám ơn ông!
“Chúng tôi không cần Chính phủ cho doanh nghiệp hưởng lãi suất ưu đãi mà chỉ cần Chính phủ có quy chế để các Ngân hàng thương mại cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp có thể mua được lượng cà phê cần thiết theo đúng giá thị trường với thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể chủ động điều tiết việc mua vào bán ra…” (Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó TGĐ Vinacafe).
Bài đã đăng:
Nền kinh tế mở cửa thì việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam – trực tiếp thu mua và chế biến cà phê là điều đương nhiên và được xem là tích cực sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trồng cà phê. Chúng ta không nên chỉ vì lợi ích một vài doanh nghiệp mà làm tổn hại đến lợi ích người trồng cà phê và sự phát triển phồn thịnh của thị trường cà phê ở VN
Các doanh nghiệp hoạt động trong việc xuất nhập khẩu cà phê ở VN phải tự nâng cao trình độ dự báo, chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nhân tài để có thể cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực làm sao để đảm bảo rằng giá cà phê của VN luôn được bán với giá tốt nhất và người trồng cà phê luôn được bán sản phẩm làm ra với giá tốt nhất có thể. Sự lo ngại của P.Chủ tịch Hiệp hội cà phê là đang lo lắng cho các doanh nghiệp, đang nhìn vào lợi ích doanh nghiệp mà không nhìn vào tổng thể lợi ích của người trồng cà phê.
DN nước ngoài trực tiếp thu mua tận người trồng cà phê là muốn loại bỏ khâu trung gian tận dụng tối đa về chi phí đó là cách làm hay của họ. Còn ở ta vòng vèo nhiều khâu rườm rà(cũng chính từ đây làm sản phẩm cà phê bị méo mó) Nên chăng DNTN cũng làm như họ có lợi hơn không! Đằng này chỉ la ó kêu gọi nhà nước chẳng chịu thay đổi cách làm thì thất bại kêu than nỗi gì. Tôi thấy nơi nào tư thương cà cũng giàu cả có ai nghèo như người làm cà phê đâu! NS nhà nước cấp càng nhiều họ càng sung sướng còn dân cà phê có được gì đâu. Đây chính là khâu có hệ lụy đến việc sụp đổ chăng?
Mình đồng ý với bạn Vương, bao nhiêu năm nay DN trong nước đã làm gì được cho nông dân ?
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Nguyễn Nhật Vương, cần phải có nhiều DN nước ngoài tham gia vào thị trường VN, trực tiếp thu mua chế biến cà phê. Nếu họ làm không tốt người trồng cà phê sẽ tẩy chay họ. Nên nhớ, nhiều DN trong nước đã KD không tốt, dẫn đến thua lỗ và thậm chí là xù nợ những người dân trồng cà phê nghèo khỗ. Còn DN nước ngoài tuy chưa đồng ý cho họ trực tiếp thu mua CB, nhưng họ củng đã làm và làm tốt, làm có lợi cho người dân. Đừng vì lợi ích nhóm, đừng vì thiếu năng lực mà làm những việc cạnh tranh không lành mạnh, và quên đi lợi ích của người trồng cà phê.
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu! BQT
Đã biết một tháng thế giới tiêu thụ 100.000 tấn sao mấy ông Hiệp hội cà phê và Nhà nước không có kế hoạch điều tiết cho phù hợp mà lại bán tới 200.000 tấn để cho bọn nước ngoài nó ép giá. Thật chẳng hiểu mấy ông thế nào cả. Tóm lại chỉ chết người nông dân thôi.
Ông Đỗ Hà Nam phát biểu nghe mà chán. Mấy ông chỉ biết quan tâm đến lợi ích của DN trong nước? cứ vô tư xem vườn cà phê của nông dân là ” chùm khế ngọt để trèo hái từng ngày”, cứ vô tư xem tiền thuế của dân, tiền ngân sách là ” bầu sữa mẹ để bú hằng ngày”, VN gia nhập WTO rồi, hãy kinh doanh cho đúng nghĩa cơ chế thị trường không có đuôi định hướng XHCN đi.
Là người trực tiếp làm ra sản phẩm, đúng là “người làm cà phê” khổ muôn đời khó. Riêng Tôi mọi khâu kỹ thuật chăm sóc cây cà phê để có hiệu quả, quả thật không khó bằng việc lo về giá cà phê. Mong rằng sự điều tiết vĩ mô cho ngành hàng này đi đúng hướng.
-Trong lúc Vicofa chưa có một dự báo chính thức nào về niên vụ sắp tới nhưng trên báo chí trong và ngoài nước liên tục…
Ai cấm anh nói ? Anh ko nói là chuyện của anh. Người ta đâu cần phải đợi anh mới được nói ? Trong khi ICO, USDA hay Rabobank… người ta dự báo cả tháng rồi, ngồi đó mà kêu ?
Nói ra thì bảo trong nhà ko binh vực nhau, mà để cho các anh thì suốt đời làm kiếp “trâu chậm uống nước đục”, chỉ chạy theo đuôi người ta, nghĩ càng thêm buồn cho ngành cafe Việt.
Tôi xin có câu hỏi đến đích danh ông Đỗ Hà Nam, PCT Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là giá cà phê trên thị trường dao động hàng ngày theo sát giá London và New York, điều này ai ai cũng biết. Vậy Hiệp hội cà phê cao cao mà ông là Phó Chủ tịch có tác động chổ nào đến giá này? Hay chỉ biết nhân theo tỷ giá rồi bớt xuống để mua kiếm lời ?
Tôi nghĩ là bạn hỏi không đúng chỗ thì không ai trả lời đâu.
Bạn cũng nhầm mục tiêu của diễn đàn nông dân cà phê rồi.
Xin mách bạn có thể vào trang Web của Vicofa để đặt câu hỏi.
Đã là thế kỷ 21 rồi đâu còn như xưa mà hù dọa nông dân, “… ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường khi doanh nghiệp ngoại nắm được tận gốc cây cà phê. Bởi khi đó ai đảm bảo an toàn cho thị trường cà phê VN? Ai sẽ điều tiết, đẩy giá lên hay hạ giá xuống (?) Việc này với các nhà kinh doanh cà phê thành thạo trên sàn London chỉ làm bằng dăm ba tin đồn.” chỉ là lý do to hơn mục đích.
Khi nhiêù doanh nghiệp tham gia bất kể nội hay ngoại, thì khi đó không xẩy ra o ép rủi ro cho người dân cà phê. Tôi là công nhân nhận khoán cà phê nên hiểu các quan trong doanh nghiệp nhà nước chỉ giỏi hù và tìm mọi biện pháp o ép tới tối đa. Hợp đồng giao khoán thì người nhận khoán không có quyền bàn,chỉ ký hay không.
Thực chất khả năng kinh doanh cà phê của các nhà kinh doanh cà phê ViệtNam là quá yếu kém, điển hình như Tổng công ty Cà phê Việt nam gần như không quản lý được sản phẩm của các công ty thành viên mặc dù đã nhiều lần ra lệnh hành chính tập trung quản lý sản phẩm trong Tổng công ty. Các đơn vị xuất khẩu của Tổng công ty lần lượt bị tan rã hoặc bị thu hẹp nhường lại thị phần cho các công ty tư nhân và công ty nước ngoài. Có thể nêu vài nguyên nhân của tình hình đó là:
-Không có đủ vốn
-Không có khả năng cạnh tranh về giá mua và kỹ năng mua bán kém.
-Thiếu thống nhất về chủ trương tập trung quản lý sản phẩm từ trên lãnh đạo Tổng công ty đến lãnh đạo các đơn vị thành viên vì bản chất sâu xa là lợi ích “phết phẩy” trong giao dịch mua bán.
-Thiếu nhất quán trong lãnh đạo ví dụ như Đoạn này được ẩn bởi BQT vì không phù hợp với nội qui gửi bài “các cậu ngu sao lại giao hết sản phẩm cho nó” mặc dù trước đó ông đã chỉ đạo hai đơn vị phải hợp tác để thu mua hết sản phẩm trong vụ cà phê chè 2010…
Nếu chúng ta đi chợ thấy có nhiều người cùng bán một mặt hàng mà ta cần mua thì chúng ta tha hồ chọn lựa. Ngược lại nếu chỉ duy nhất có một người có mặt hàng đấy trong khi có rất nhiều người cần mua thì dẫn đến sự chen lấn cạnh tranh để mua… Việc cho các DNNN vào Việt Nam trực tiếp thu mua các mặt hàng nông sản nói chung và cafe nói riêng sẽ là động lực tốt thúc đẩy tích cực đưa đời sống bà con nông dân ngày một tốt hơn. Mục đích lợi ích nhóm- kém năng lực của các nhà quản lý XNK cafe nên cần được xem xét đúng hướng. Nhiều người mua sẽ không có chuyện bị o ép giá cả.
Việc lo ngại các nhà thu mua bắt tay đưa giá xuống thì cũng như các công ty trong nước lâu nay cũng chỉ biết xem lợi nhuận của nhóm cho nên không nên vội kết luận. Hiệp hội VICOFA mà không xem lợi ích của bà con nông dân trên hết- không có sự đầu tư về kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn cho nhà nông thì cũng nên phải nhìn nhận việc đưa khoa học kỹ thuật đến người làm nông của một vài DNNN là điều tốt.
Tôi thiết nghĩ, để nâng mức sống nông dân chiếm 80% dân số, nước ta cần phải có chính sách hỗ trợ như:
– Thiết lập giá sàn thu mua cà phê, gạo.
– Cho cạnh tranh thu mua.
– Hỗ trợ lãi suất cho các DN thu mua tạm trữ, hỗ trợ nông dân vay vốn để trữ không bán ra trong trường hợp giá rớt.
– Các DN xuất khẩu VN cần liên kết nâng giá xuất khẩu.
– Nhà nước hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại.
– Hỗ trợ các DN chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô.
Cảm ơn
30/09/2011
Theo tôi, bác Nam đâu có gì phải lo, mình cũng đầu tư cho nông dân giống như các công ty nhà nước, nông dân thấy mình làm tốt thì bán hàng cho mình thôi. Còn nếu mình đầu tư cho nông dân còn tốt hơn công ty nhà nước thì lúc đó DN nhà nước chắc lại ngồi lo giống bác bây giờ.
Tôi thống nhất với các ý kiến bạn đọc trên, thử hỏi dân giàu nước mạnh ở đâu khi giá cà phê mới nhích lên chưa đủ cho dân cơm no áo ấm thì DN lại kêu ca. Phải có hướng hạn chế, mang danh bình ổn giá… thử hỏi có phải kềm kẹp cạnh tranh trong kinh doanh không hay nói đúng hơn là hạn chế thu nhập của người dân để nuôi DN.
Sao không đặt ra câu hỏi DN trong nước đã làm được gì, các hiệp hội thành lập nên để chi?
Tại sao không cạnh tranh để cùng nhau phát triển cho người làm ra sản phẩm từ lâu cung cấp nguyên liệu cho mình bớt đi nổi khổ.
Đừng đưa ra lý do này kia để tìm cách đối phó kiềm hãm sự tăng trưởng và phát triển chung của nông sản Việt Nam nói chung và nông dân nói riêng.
Nghe chán lắm!
Thật buồn cười ! Nếu việc mua cà phê trực tiếp từ Nông dân là một miếng bánh béo bở thì thử hỏi trong những năm qua các nhà XK Việt Nam thuộc Vicofa đã ăn được bao nhiêu phần trăm cái bánh ??? Tôi tin là không quá 10%. Vậy có phải chúng ta đang CỐ GIÀNH CÁI MÀ CÁC BẢN THÂN CHÚNG TA KHÔNG MUỐN NHẬN không ?
Tôi biết và nhiều nhà XK VN cũng biết ( Có thể Lãnh đạo Vicofa chưa biết ) việc mua trực tiếp từ Nông dân rất phức tạp và đầy rủi ro. Bản thân các nhà XK VN cũng muốn mua qua các DN cung ứng hoặc đại lý có tư cách pháp nhân rõ ràng, có ký Hợp đồng và phát hành Hóa đơn VAT cho nó ” chắc ăn “.
Thật buồn cười ! Chúng ta không lo giành 90% thị phần mua qua các DN mà lại chằm hăm vào thị phần bé tí ẩn chứa nhiều rủi ro và lại cón thổi phồng nguy cơ lên quá đáng.!
Buồn cho ngành cà phê VN : Người thì to mà tâm nhìn như trái nho.
Cám ơn
Chào diễn đàn. Tôi theo dõi, thấy các bác lo quá.
1/ Sợ chương trình tạm trữ không được thực hiện. Đúng, sẽ không xảy ra vì vụ tới mất mùa, có đâu dư mà tạm trữ. Có bạn nói chỗ nơi bạn ở mất đến 40-50% thì thử hỏi còn đâu ra cà để thực hiện tạm trữ.
2/ Sợ mấy công ty xuất khẩu ém giá. Sao được? Vì họ có tiền đâu mà mua để ém giá. Một công ty chỉ ém giá được khi có thật nhiều tiền, dùng lực ấy để mua cao ít, mua giá thấp nhiều.
3/ Sợ mình bị lỗ do giá xuống. Đúng. nhưng tất cả các công ty xuất khẩu họ cũng nói họ lỗ. Các bạn nói lỗ, nhưng không có con số cụ thể. Còn các nhà xuất khẩu và đại lý lỗ là có thật như trường hợp công ty Công Chính Lâm Đồng làm tiêu 1000 tỉ, như các đại lý tại Đắc lắc và Đồng Nai chạy xù nợ, mỗi anh vài chục tỉ. Tiền lỗ ấy đi đâu?
Cái ông Nam sợ: mất thị phần, đã xảy ra rồi còn sợ gì nữa. Trong khi cái đáng sợ lại không sợ.
1. Các công ty xuất khẩu xù hàng, khách hàng lánh xa.
2. Khủng hoảng tài chính châu Âu: các công ty trong nước không có tiền mua, nay chưa chắc công ty nước ngoài có tiền mua.
Vậy, may mà mất mùa. Chứ hàng nhiều, có lẽ năm nay bán được kí lô nào là khó theo kí lô đó.
Góp ý kiến với anh V.Đ Hùng:
Cách thu mua cà phê
DNNN: Giao hàng => Lấy tiền
DNTN: Giao tiền => Lấy hàng.
DNTN => Mua hàng từ đại lý lớn => Đại lý lớn mua hàng từ đại lý nhỏ => Đại lý nhỏ mua hàng từ người dân.
Người dân chưa thu cà thì đã bán cà non lấy tiền về chi trải cuộc sống => Khi bán cà non thì giá chỉ khoảng 22.000đ/kg đến lúc thu hoạch giá cà lên 50.000 đ/kg. Tiếc của người dân không giao hàng, thu hoạch cà phê rồi bán cho người khác => Đại lý nhỏ vỡ nợ ( có thể chỉ vài trăm triệu) => Đại lý lớn vỡ nợ (có thể chỉ vài tỉ đồng) =>DNTN vỡ nợ mất hàng trăm hàng ngàn tỉ đồng. ( Thực ra DNTN chỉ lỗ khoảng vài chục tỉ thôi, nhưng khi lỗ vài chục tỉ thì cũng đã quá lớn rồi bởi DNTN lớn trong ngành cà phê vốn điều lệ cũng chưa vựot quá 100 tỉ (bao gồm cả giá trị tài sản cố định). Khi DNTN bị lỗ nhiều vậy thì rất dễ đánh bạc => Đánh bạc thì đương nhiên là thua DNNN rồi.
Ngòai ra còn do các nhà Bank để cho DNTN sử dụng vốn sai mục đích => dẫn đến mất vốn, thua lỗ
Có phải vậy không BÀ CON
Chỉ buồn một nỗi ngành cà phê VN lâu đời như thế mà không có được những doanh nghiệp mạnh kiểu như viễn thông (Viettel…). Chừ đúng là quan ngại khi bánh của ta lại có xí phần người ngoài. Rồi lại hậu qủa như sữa và dược phẩm mà thôi…
Thu hoạch, mua bán, xuất khẩu Cà phê vụ 2012 đang đến gần, thông tin, giá cả thị trường đủ mọi chiều. tieucay@ có đôi điều suy ngẫm để bà con nhà vườn tham khảo:
Trong bối cảnh thị trường nông sản VN hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa nông sản nói chung và cà phê, tiêu, điều nói riêng (từ nhà vườn đến bàn ăn), có 3 nhóm chính: Nhóm sản xuất, nhóm kinh doanh và nhóm tiêu dùng, trong đó nhóm sản xuất làm chủ hàng hóa ban đầu và cuối cùng là người tiêu thụ sản phẩm (cung và cầu); Hai nhóm này quyết định giá cả thị trường,( bên nào cũng muốn mua rẻ bán đắt).
Riêng nhóm kinh doanh (nhóm cầu nối), thường dùng mọi nghệ thuật ” tung hứng, ảo thuật, diễn xiếc ” làm méo mó thương trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Trong cuộc chơi, nhóm sản xuất (bà con nông dân) thường bị tổn thương nhất; vì vậy bà con nhà vườn chúng ta nên thực hiện bài cổ truyền của ông cha ta để lại rằng: Một khi cung không đủ cầu, ắt giá sẽ tăng. Mọi gia đình hãy găm hàng lại khi thu hoạch, bán hàng lúc giáp hạt, gia đình nào quá khó thì bán chút đỉnh để tiêu xài hợp lý (cách này là thượng sách, mấy năm qua nhiều hộ trúng đậm).
Trong ván cờ sản xuất, xuất khẩu nông sản quốc tế này, Việt Nam phải theo dõi toàn thế giới có bao nhiêu nước sản xuất cà phê, tiêu, điều, họ thu hoạch vào tháng nào, sản lượng tăng hay giảm, (phần nhu cầu tiêu dùng cà phê, tiêu, điều chỉ đứng và tăng, đã nghiền thì khó giảm)… từ đó truyền thông cho bà con biết để đánh cờ toàn thắng. Chính phủ, bộ Nông nghiêp, bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước VN phải vào cuộc, tham mưu cố vấn, hỗ trợ cho bà con (cờ ngoài bài trong) để cho ngày càng nhiều bà con nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên giàu có. Và cuộc chơi cuốn mọi doanh nghiệp theo chiều gió – nước lên thuyền lên – mua cao bán cao. Khi đó nông dân, doanh nghiệp sẽ đóng nhiều thuế, lãi tín dụng cho nhà nước và Tổ quốc VN ta sẽ mạnh giàu…
Chúng ta cần cảnh giác với việc cho nước ngoài vào thu mua cà phê. Bài học tôi nêu ra đây có thể áp dụng đối với cà phê nói riêng và nông sản nói chung:
Cách đây nhiều năm, có 1 số DNNN vào thu mua hàng thủ công ở nhiều cơ sở của Việt Nam như hàng gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ. Họ tìm đến các cơ sở có tay nghề, có chút vốn liếng để đặt hàng. Lúc đầu họ đặt hàng với giá tương đối cao, và đề nghị cơ sở đầu tư thêm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và họ sẽ bao tiêu sản phẩm. Các DN của ta tính toán có lãi, đầu tư thêm cơ sở và chỉ bán hàng cho DNNN này thôi. Sau khi DNTN đã đầu tư hết vốn liếng vào cơ sở, sản lượng khá lớn, DNNN này bắt đầu ép các cơ sở giảm giá. Họ tính toán rất chặt chẽ làm sao giá họ đặt ra sát với giá thành sản xuất, cơ sở cố gắng lắm cũng chỉ có thể hòa vốn. Họ tính toán nếu cơ sở không đồng ý bán hàng cho họ, thì cơ sở chỉ có sập tiệm vì khi đã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hàng sản xuất ra không bán được, các doanh nghiệp xuất khẩu trước đây có quan hệ với cơ sở này đã cắt đứt quan hệ từ khi khách hàng nước ngoài đến đặt hàng. Vốn liếng nằm hết trong cơ sở sản xuất rồi không còn cách nào khác là chấp nhận để tồn tại còn hơn là để cơ sở vật chất hoang phí. Kết cục sau 1-2 năm các cơ sở đành phải chia tay và làm lại từ đầu ( Điển hình là cách làm của IKEA- một hãng kinh doanh của Thụy Điển ).
Tình hình cà phê cũng thế. Hiện nay các cơ sở thu mua cà phê, họ thu mua, sơ chế, phân loại theo tiêu chuẩn để bán cho các nhà xuất khẩu VN. Giá cả lên xuống theo thị trường, người sản xuất lúc có thu nhập cao, lúc thấp tùy thuộc thị trường. Nhưng nếu các DNNN vào trực tiếp thu mua, ban đầu khi chưa khống chế được thì trường, họ có thể trả giá cao hơn các DNTN (vì có ưu thế về vốn và lãi suất) để rồi loại các DNTN khỏi cuộc chơi. Khi các DN xuất khẩu trong nước bỏ cuộc họ mới ra tay, ép giá. Nếu không bán cho họ chỉ có thể đổ đi, làm thiệt hại cho ngành cà phê trong nước. Vì vậy Chính phủ phải kiên quyết không để DNNN vào thu mua trực tiếp cà phê VN.
Lại là bài ca DNNN ép giá nữa rồi, chắc anh Trần Trung Tuý này là người có thân thế gì với các DNTN rồi đây. Anh nên biết rằng cà phê nó không giống hàng gốm sứ nó có sàn giao dịch hẵn hoi, thị trường tiêu thụ khắp thế giới. Thử hỏi anh gốm sứ VN được xếp vào hàng thứ mấy trên thế giới. Còn cà phê VN đứng hàng thứ 2 trên thế giới nếu như cà phê VN không xuất ra nước ngòai thì lúc đó thị trường cà phê thế giới thế nào nhỉ. Cà phê nước mình có động thái sổ mũi sàn giao dịch cà phê thế giới sẽ bị hắc hơi lo gì không có người mua.
Những DNTN làm ăn thua lỗ thì dẹp tiệm để DN khác sẽ lên thay đó là quy luật. Sợ bà con ta không có cà phê để bán do mất mùa thôi.
Ngành hàng nào mà chẳng bị ép giá. Cà phê chỉ là một ngành hàng, hơn nữa cà phê lại còn được đưa lên sàn giao dịch thế giới nơi có rất nhiều cái đầu thông minh. Chẳng nhẽ lại lấy đầu của Nông dân mình đi đấu với họ. Chỉ đoàn kết thống nhất thành một tập thể từ nhà nước, DNTN và người dân thì mới có thể thắng được họ. Anh Trần Trung Túy nói rất chí lý. Tôi xin đơn cử ra một vài ví dụ trong ngành cà phê:
Chắc mấy Bác làm cà phê thì biết mấy chương trình UTZ và cà phê sạch chứ nhỉ ? Đơn cử như chương trình UTZ, Bà còn có thấy được lợi ích gì chưa ngoài mỗi tấn thực hiện theo chương trình này được cộng 20 – 50 USD ? Tôi nghĩ là ngoài lợi ích đó ra Bà con chẳng hiểu rõ nó là gì, thấy phổ biến chương trình UTZ thì làm thôi, nghe nói được cộng mấy trăm đồng/kg nếu tham gia thì vui quá còn gì nữa. Thực tế người dân đã cung cấp toàn bộ thông tin, chi tiết giá thành sản xuất cho DNNN, nào là một vụ tưới mấy lần nước, bón mấy lần phân… Đó là một phần cơ sở để tính giá thành, giá trừ lùi đối với cà phê, đó cũng là cơ sở để DNNN ép giá.
Chuyện rõ ràng về thông tin là chuyện chẳng có gì để nói. Nhưng các bạn hay xem lại, chất lượng cà phê trong nước thì ngày một tăng. Tôi biết thị trường cà phê từ năm 2004 tuy nhiên nhưng năm đó tôi thấy trừ lùi đối với R2-5% chỉ khoảng 50 – 90USD/tấn. Nhưng càng những năm gần đây giá trừ lùi khi vào vụ đều cao hơn 100USD/tấn, có những thời điểm trừ lùi lên tới 250USD/tấn. Bà con có hiểu là tại sao không nhỉ?
Cũng đề nghị Ban quản trị Y5Cafe có một bài thảo luận về giá trừ lùi. Tại sao năm nay trừ lùi 80 USD tại sao lại là trừ lùi 250 USD để bà con được rõ hơn.
Một bài nữa cà cách ép giá và kỹ thuật ép giá để bà con nông dân cùng thảo luận.
Trân trọng
Nếu vẫn cái kiểu làm ăn chụp giựt, cò con, không trọng chữ tín của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê ở VN thì thì sụp đổ là điều dễ hiểu. Lo gì bị doanh nghiệp nước ngoài ép giá. Bây giờ thông tin cập nhật theo giờ, các doanh nghiệp nước ngoài muốn ép giá cũng khó mà ép được nông dân chúng ta.
Thưa bác Nguyễn Công Hoàng – Phó TGĐ Vinacafe, bác không biết đấy thôi hiện nay một số NHTM đang triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng CP về chương trình cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn và nông dân theo NĐ 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 , cho vay hỗ trợ nhằm giảm Tổn thất Sau Thu họach đối với nông, thủy sản theo QĐ 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010. Ngòai ra còn có chương trình liên kết 3 nhà gồm: “Nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà băng” và chương trình liên kết 4 nhà “Nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước”. Vậy bác là lãnh đạo một DN mà không biết những chương trình này à. Theo tôi được biết cơ hội các NHTM dành cho DNVN vay vốn là rất lớn nhưng thực ra đa số DNVN không đủ tài sản bảo đảm, chưa ký được nhiều hợp đồng để NH chiếc khấu bộ chứng từ… nói chung là sức khỏe không tốt nên rất ít DN được các NHTM hợp tác, vì vậy không có tiền ngồi nhìn DNNN hút hàng nên lên tiến mỉa mai, nói năng lung tung làm dao động lòng dân.
Các bác nhà nông mình ơi! Nghe có buồn cười không? “Doanh nghiệp ngọai nắm tận gốc cây cà phê” làm gì có chuyện này. Lãnh thổ VN có Công an, Quân đội, có người VN anh hùng. Đất rẫy của mình được nhà nước cấp sổ đỏ, cà phê mình trồng, khi có sản phẩm thời buổi cơ chế thị trường ai mua cao được giá, trả tiền sòng phẳng thì ta bán không kể DNVN hay DNNN. Doanh nghiệp VN muốn bằng anh bằng chị thì phải cố gắng lên, hành động phải có chiếc lược lâu dài và bềnh vững không nên làm ăn kiểu nhôm nhựa như lâu nay chỉ biết làm dịch vụ chứ đâu có biết đầu tư chiều sâu.
Nói về mua hàng tạm trữ theo tôi lúc này chưa cần thiết vì giá cả như thời điểm này bà con làm cà phê đã có lời rồi. Trường hợp mua tạm trữ là khi giá xuống xấp xỉ ngang bằng giá thành mới thực hiện mua vào ồ ạt sẽ điều tiết được thị trường. Một phần là cho DNNN biết chiêu thức của mình lúc nào cũng sẵn sàng xuất chiêu gành lấy thị phần nên không giám ép giá mua giá thấp, ngoại trừ DN trong nước thông đồng với DNNN ép giá nông dân thì bó tay.
Lo nhất là miếng bánh bấy lâu nay của nhóm lợi ích này rơi vào nhóm lợi ích khác. Tiền không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, chúng chỉ di chuyển từ túi của nhóm này tới túi của nhóm khác!
Tất cả những điều ông Hà Nam nói đều là ngụy biện, không cần chứng minh vì điều đó là hiển nhiên!
Nó tương tự như việc những người cuốc mướn phản đối việc đưa máy cày vào đồng ruộng, hoặc công nhân lắp ráp phản đối máy móc tự động hóa.
Như vậy thì biết đến bao giờ mới tiến bộ cho nổi, hỡi ông Nam!
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam(Vicofa) và các DN Việt Nam lo cho thị trường cà phê Việt Nam sụp đổ. Thật là nỗi lo bò trắng răng.Thị trường cà phê Việt Nam làm sao mà có thể sụp đổ được khi chúng ta là cường quốc cà phê lớn thứ hai của thế giới. Có sụp đổ chăng, đó là sự sụp đổ của các DN xuất khẩu cà phê trong nước mà thôi. Nếu các DN này mà tan rã thì Vicofa cũng rã đám luôn, vì còn ai đâu mà quản lý. Do vậy chúng ta cũng nên thông cảm cho nỗi lo này. Chúng ta đã chấp nhận nền kinh tế thị trường, và đang trong tiến trình hội nhập. WTO cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến cho chúng ta muôn ngàn rủi ro và bất trắc. Cơ hội đến cho những ai biết làm ăn kinh doanh giỏi, và rủi ro bất trắc sẽ đến với ai làm ăn yếu kém. Các DNNN vào Việt Nam làm ăn, trước đây họ chấp nhận đứng ở cầu Cảng Sài gòn để mua hàng của các DNTN. Nay do lộ trình hội nhập WTO, họ được vào đền tận vườn cà phê để mua hàng. Với khả năng về tài chính, trình độ quản lí giỏi, họ mua tận gốc và bán tận ngọn, thì làm sao các DNTN cạnh tranh cho nổi. Nếu các DNTN cứ duy trì cung cách làm ăn như hiện nay, tan rã là điều không thể tránh khỏi, hoặc trở thành nhà cung ứng hay gia công, vận chuyển thuê cho họ.
-Điều mà Vicofa và các DN Việt Nam cần phải làm, không phải là cư ngồi kêu gào, đòi hỏi nhà nước, phải ưu ái cái này, ưu đãi cái kia, rồi đòi hỏi cơ chế này nọ. Mà phải nhìn thẳng vào sự thật của các DNTN đó là bộ máy còn quá cồng kềnh, đội ngũ quản lý DN thì trình độ năng lưc thấp, làm việc chỉ nhất nhất vâng dạ theo lệnh của xếp, không hề có sự sáng tạo của từng cá nhân. Bản thân một số CEO của các DNTN trình độ cũng còn rất hạn chế. Việc dùng người tại các DNTN thì không dùng người có trình độ năng lực, mà dùng người biết vâng dạ và nịnh hót. Thực tế có DNTN nhận rất nhiều nhân viên về chỉ để nhận lương vì họ là con em, hay con cháu ông này ông nọ. Thậm chí có những trưởng, phó phòng của những DN xuất khẩu lớn, trình độ chưa đến lớp 12, thậm chí chỉ là từ lái xe, công nhân mà lên. Với hiện trạng như vậy thì liệu các DNTN có thể cạnh tranh với các DNNN được không. Trên thương trường cũng như chiến trường, người CHIẾN THẮNG phải là người BIẾT DÙNG NGƯỜI. Mà người biết dùng người phải dùng người GIỎI.
“Thị trường cà phê sụp đổ” ư, giá caphe lên xuống chủ yếu là do cung cầu trên thế giới và 1 phần cũng do làm giá của các nhà đầu cơ lớn trên các sàn giao dịch lớn kìa. Còn DNNN có ép giá thì tới lúc đó sẽ có những DN khác (có thể là DNTN hoạt động tốt) sẽ giành thị phần của họ thôi vì caphe trên thế giới mua bán qua sàn mà (chỉ chịu sự làm giá của các nhà đầu cơ bự thôi)
Qua ý ông Nam là nếu không có sự tham gia điều hành của các vị trong 20 nhà XK hàng đầu VN và Vicofa mà cứ để cho các doanh nghiệp FDI vào cạnh tranh thu mua trực tiếp thì thị trường cà phê VN sẽ sụp đổ ?
Các bác ơi, đây là lời kêu cứu thảm thiết của những con nhạn sắp hết thời, phải chăng ông Nam mong muốn qua thông tin trên báo chí để mong muốn nhà nước đổ tiền như bơm sữa cứu các ông lớn XK của VN mình bị thua lổ bấy lâu nay?
Thử hỏi hơn 20 năm độc quyền trong mua bán nguyên liệu và xuất khẩu nhưng các nhà XK của VN có phát triển lớn mạnh không ? Hay doanh nghiệp ngày càng teo tóp, thua lổ triền miên còn các ông thì ngày càng giàu có khủng khiếp… Các bạn có biết có vị trong G20 đó có vài biệt thự ở New Zeland không ? Béo bở quá mà, bây giờ nếu bị đặt ra ngoài vòng danh lợi này thì làm sao không tiếc nuối được .
Cách làm như ông lớn vừa rồi bị thua kiện 800 tỷ mới là những tác nhân làm cho thị trường sụp đổ. Quá buồn cho các ông.
Nhóm lợi ích chỉ có người dân lao động không có trong thành phần, còn lại các ông cả. Các ông làm sao đó cho hài hòa, ích nước lợi dân là được chứ nói hoài, để ngụy biện đổ cho nhau làm gì. Chả có ai nói hay cả, khi nào làm tốt khi đó mới biết người người nói hay.